RÒNG RỌC
I. Mục tiêu bài giảng:
1. Nêu được hai thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
2. Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
II. Chuẩn bị:
Nhóm học sinh:
- Một lực kế lò xo.
- Một khối trụ kim loại có móc.
- Một ròng rọc cố định.
- Một ròng rọc động
- Dây vắt qua ròng rọc.
Lớp:
Phim đèn chiếu hình 16.1; 16.2; 16.3; 16.4; 16.5; 16.6; bảng kết quả thí nghiệm; bài tập C4.
III. Hoạt động dạy và học:
1> Ổn định lớp:
2> Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết đặt điểm của đòn bẩy?
- Khi nào thì đòn bẩy cho ta lợi về lực?
- Kể tên các loại máy cơ đơn giản?
- Sửa bài tập về nhà
3> Bài mới:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án vật lí 6 - Bài: Ròng rọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án vật lí 6
Tiết
Bài 16
RÒNG RỌC
Mục tiêu bài giảng:
Nêu được hai thí dụ về sử dụng ròng rọc trong cuộc sống và chỉ rõ được lợi ích của chúng.
Biết sử dụng ròng rọc trong những công việc thích hợp.
Chuẩn bị:
Nhóm học sinh:
Một lực kế lò xo.
Một khối trụ kim loại có móc.
Một ròng rọc cố định.
Một ròng rọc động
Dây vắt qua ròng rọc.
Lớp:
Phim đèn chiếu hình 16.1; 16.2; 16.3; 16.4; 16.5; 16.6; bảng kết quả thí nghiệm; bài tập C4.
Hoạt động dạy và học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Cho biết đặt điểm của đòn bẩy?
Khi nào thì đòn bẩy cho ta lợi về lực?
Kể tên các loại máy cơ đơn giản?
Sửa bài tập về nhà
Bài mới:
Điều khiển của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Yêu cầu học sinh nhắc lại tên các loại máy cơ đơn giản. Sau đó nhắc lại tình huống thực tế của bài, đưa cách giải quyết thứ ba.
Có thể hỏi thêm, em đã từng thấy cách sử dụng dụng cụ này bao giờ chưa?
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ròng rọc
Cho học sinh quan sát bộ ròng rọc hiện có.
Yêu cầu các em cho biết ròng rọc là gì? Phân biệt ròng rọc cố định và ròng rọc động?
Cá nhân quan sát, trả lời câu hỏi của giáo viên.
Nhóm thảo luận, làm C1.
I. Tìm hiểu về ròng rọc:
- Ròng rọc là một bánh xe có rãnh quay quanh một trục.
- Có 2 loại ròng rọc: Ròng rọc cố định và ròng rọc động.
Hoạt động 3: Tìm hiểu xem ròng rọc giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào?
Hướng dẫn học sinh tiến hành từng bước thí nghiệm
Kiểm tra kết quả của các nhóm sau mỗi bước.
Điều chỉnh và giải thích những kết quả sai.
Hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét cho C3.
Yêu cầu nhóm học sinh thảo luận trả lời C4
Chú ý cho học sinh ghi nhớ về sự khác biệt về tác dụng của hai loại ròng rọc.
Nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Báo cáo kết quả bằng bảng con.
Cá nhân suy nghĩ, trả lời C3.
Nhóm học sinh thảo luận trả lời C4.
Rút ra kết luận cho bài học.
II. Công dụng của ròng rọc:
- Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Hoạt động 4: Vận dụng
Yêu cầu học sinh làm C5, C6, C7
(Có thể chuyển phần này thành bài tập về nhà.)
Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi vận dụng.
III. Vận dụng:
(Sách giáo khoa)
Dặn dò:
Học sinh về nhà làm các bài tập 16.1 đến 16.4
Xem trước bài 17, chuẩn bị cho tiết ôn tập
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- bai 16 vat li 6.doc