Bài19: CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
- Kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo 1 cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt giữa chúng có khoảng cách .
- Bước đầu nhận biết được TN mô hình và chỉ ra được sự tương tác giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích 1 số hiện tượng thực tế đơn giản.
II. Chuẩn bị:
+ Cho GV: Các dụng cụ cần thiết để làm TN vào bài.
2 bình thuỷ tinh hình trụ đường kính cỡ 20mm, khoảng 100 cm3 rượu và 100 cm3 nước.
- ảnh chụp kính hiển vi hiện đại nếu có.
+ NHóm HS: Hai bình chia độ đến 100 cm3, ĐCNN: 2 cm3 khoảng 100cm3 Ngô; 100cm3 cát khô và mịn.
16 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 8 kì 1- Trường PTDT nội trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23: Ngày soạn: 28/ 02 / 2009
Tiết 23: Ngày dạy: 03/ 03/ 2009. Tại lớp 8B
Bài19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
I. Mục tiêu:
- Kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo 1 cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt giữa chúng có khoảng cách .
- Bước đầu nhận biết được TN mô hình và chỉ ra được sự tương tác giữa TN mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích 1 số hiện tượng thực tế đơn giản.
II. Chuẩn bị:
+ Cho GV: Các dụng cụ cần thiết để làm TN vào bài.
2 bình thuỷ tinh hình trụ đường kính cỡ 20mm, khoảng 100 cm3 rượu và 100 cm3 nước.
- ảnh chụp kính hiển vi hiện đại nếu có.
+ NHóm HS: Hai bình chia độ đến 100 cm3, ĐCNN: 2 cm3 khoảng 100cm3 Ngô; 100cm3 cát khô và mịn.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
*HĐ1: Tổ chức tình huống học tập ( 10’) :
Có thể t/c như SGK
Cần lưu ý những điểm sau :
- Dùng các bình thuỷ tinh có đường kính nhỏ cỡ 2cm.
- Không dùng rượu có nồng độ quá cao.
- Lúc đầu có thể đổ nhẹ cho rượu chảy theo thành bình xuống mặt nước để thấy thể tích V của hỗn hợp rượu nước là 100cm3, sau đó lắc nhẹ cho rượu và nước hoà lẫn vào nhau để thấy sự hụt V của hỗn hợp.
*HĐ2: Tìm hiểu về cấu tạo của của các chất (15’) :
- Thông báo cho HS những thông tin về cấu tạo chất trình bày trong SGK.
- Hướng dẫn HS quan sát ảnh của kính hiển vi hiện đại và ảnh của các nguyên tử silích.
- Hướng dẫn HS quan sát ảnh kính và nguyên tử.
*HĐ3: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các phân tử ( 10’):
- Hướng dẫn HS làm TN mô hình .
- Hướng dẫn HS khai thác TN mô hình để giải thích sự hụt thể tích hỗn hợp rượu - nước.
- Điều khiển HS hoạt động nhóm.
*HĐ4: Vận dụng:
- Hướng dẫn HS làm các câu vận dụng tại lớp.
- Chú ý để sử dụng chính xác các thuật ngữ gián đoạn, hạt riêng biệt, nguyên tử, phân tử.
*HĐ5: Luyện tập – Củng cố:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ để khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài.
- Giao BT về nhà: 19.1 -> 19.7 ( SBT)
- Nghe GV thông báo về cấu tạo chất.
- Làm TN mô hình theo nhóm-thảo luận về sự hụt thể tích của hỗn hợp rượu-nước.
- Rút ra kết luận.
HS làm việc cá nhân các bài tập vận dụng.
Tuần 24: Ngày soạn: 28/ 02/ 2009
Tiết 24: Ngày dạy: 04/ 03/ 2009.Tại lớp 8A; Ngày: / 03.Lớp 8B.
Bài20: Nguyên tử – phân tử chuyển động hay đứng yên.
A. Mục tiêu:
- Giải thích được chuyển động Bơ - Rao.
- Chỉ ra được sự tượng tác giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số học sinh xô đảy từ nhiều phía và chuyển động Bơ - Rao.
- Năm được rằng khi nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao; giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
B. Chuẩn bị:
- Cho GV: Làm trước các TN về hiên tượng khuếch tán của dung dịch CuSO4 ( hình 20.4 SGK). Một ống nghiệm làm trước 3 ngày; 1 ống nghiệm làm trước 1 ngày; 1 ống nghiệm làm trước khi lên lớp. Tranh vẽ về hiện tượng khuếch tán.
- Cho HS: Cho Các HS giỏi có thể làm TN về hiện tượng khuếch tán ở nhà và ghi lại kết quả của mình.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(5p)
- HS1 : Các chất được cấu tạo ntn ? Làm BT 19.3 SBT.
Hoạt động 2: Tình huống học tập (2p)
- GV : Đặt vấn đề vào bài như SGK .
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 3: Thí nghiệm Bơ - Rao :(9p)
- GV mô tả thí nghiệm của Bơ - Rao như hình 20.2 ( SGK)
- Quan sát bằng kính hiển vi các hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía.
- HS lắng nghe GV mô tả TN Bơ-Rao; nhận xét TN, học sinh nhắc lại TN.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về chuyển động của phân tử, nguyên tử :(9p)
- Yêu cầu HS dùng sự tương tác giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bóng mô tả ở phần mở bài để giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa trong TN Bơ-Rao.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi C1 ; C2 ; C3 rồi trả lời , không đọc phần dưới.
- GV hướng dẫn HS, học sinh thảo luận ở lớp về các câu hỏi và các câu trả lời.
- HS giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa theo các câu hỏi C1; C2; C3.
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời:
- Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong TN của Bơ-Rao là do các phân tử nước không đứng yên mà do chuyển động không ngừng.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và nhiệt độ :(9p)
? ở Tn Bơ-Rao càng tăng nhiệt độ cho nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh ? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ?
? Nhiệt độ của vật có liên quan gì đến chuyển động của các phần tử.
=> GV giới thiệu về chuyển động nhiệt.
- Cá nhân HS suy nghĩ rồi trả lời các câu hỏi của GV.
Hoạt động 6: Vận dụng(9p)
- Mô tả kèm theo hình vẽ phóng đại hoặc cho HS xem TN về hiện tượng khuếch tán đã chuẩn bị ( Nếu TN thành công)
- Hướng dẫn HS trả lời từ C4 -> C7 dành nhiều thời gian hơn cho C4.
- HS theo dõi phần giới thiệu của GV hoặc quan sát TN.
- Nếu HS nào làm thành công TN thì mô tả cho lớp nghe về kết quả TN của mình.
- Cá nhân trả lời câu hỏi và thảo luận ở lớp về các câu trả lời.
Hoạt động 7: Củng cố – Hướng dẫn về nhà.(2p)
- HS đọc 1 lần phần ghi nhớ SGK.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- BT về nhà :20.1 => 20.6 SGK
- Đọc tìm hiểu trước bài21. Nhiệt năng
Tuần 25 Ngày soạn: 28/ 02/ 2009
Tiết 25: Ngày dạy:10 / 03 / 2009.Lớp 8 ;Ngày: / 03. Lớp 8
Bài 21: Nhiệt năng
A. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- Tìm được TN về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.
B. Chuẩn bị:
- Cho GV: Một quả bóng cao su; 1 miếng kim loại; 1 phích nước nóng; 1 cốc thuỷ tinh.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(5p)
- HS1: Các phân tử, nguyển tử chuyển động hay đứng yên? Chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ như thế nào?
Hoạt động 2: Tình huống học tập.(2p)
- GV : Đặt vấn đề vào bài như SGK .
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệt năng:(14p)
? Các phân tử có nhiệt năng không ?Tại sao ?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời nhiệt năng là gì? Làm thế nào để nhận biết nhiệt năng của vật tăng hay giảm? ( to)
- Nhiệt độ càng cao các phân tử cấu tạo nên vật càng nhanh và nhiệt năng càng lớn.
Hoạt động 4: Các cách làm thay đổi nhiệt năng.(9p)
- GV: Theo dõi vag hướng dẫn các nhóm HS thảo luận về các cách làm biến đổi nhiệt năng.
- GV: Ghi các VD học sinh đưa ra lên bảng hướng dẫn HS phân tích để có thể chung về 2 loại là: thực hiện công và truyền nhiệt.
- GV : Yêu cầu HS trả lời C1 và C2.
- HS: Thảo luận nhóm về các cách làm biến đổi nhiệt năng đưa ra những VD cụ thể.
- HS: Thảo luận trên lớp để sắp xếp các VD đã nêu thành 2 loại: Thực hiện công và truyền nhiệt.
- HS: Trả lời C1 và C2.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về nhiệt lượng :(5p)
- GV thông báo định nghĩa đơn vị nhiệt lượng , yêu cầu HS giải thích tai sao đơn vị nhiệt lượng là Jun ?
- Để có khái niệm về độ lớn của J có thể thông báo 1g nước nóng thêm 1oC thì cần nhiệt lượng khoảng 4,2 J.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- Cá nhân HS: Trả lời.
Hoạt động 6: Vận dụng :(8p)
- GV : Hướng dẫn và theo dõi HS trả lời câu hỏi .
- GV : Điều khiển việc trả lời trên lớp về từng câu trả lời.
- GV: Các câu C3 -> C5 dành cho HS dưới Trung bình vì không khó.
- HS: Theo dõi và trả lời các câu hỏi của Giáo viên.
- HS: Theo dõi và trả lời các câu hỏi của GV.
- Cá nhân HS trả lời C3 -> C5.
Hoạt động 7: Củng cố – Hướng dẫn về nhà.(2p)
- Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Hướng dẫn và làm bài tập 21.1 -> 21.6 (SBT)
- HS thực hiện phần việc theo hướng dẫn của GV.
Tuần 26 Ngày soạn: 12/ 03/ 2009
Tiết 26: Ngày dạy: / 03 / 2009.Lớp 8 ;Ngày: / 03. Lớp 8
Bài 22: dẫn nhiệt.
A - Mục tiêu
- Tìm được ví dụ thực tế về sự dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí.
Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng và khí.
B – Chuẩn bị:
Các thanh kim loại đồng, nhôm, thủy tinh có chiều dài như nhau, giá thí nghiệm, đèn cồn, sáp (nến) ống nghiệm chứa nước.
C – Các bước tiến hành dạy, học trên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ :(5p)
- HS1. Nhiệt năng của vật là gì? Có những cách nào để làm biến đổi nhiệt năng của vật?
- HS2. Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị đo là gì?
Hoạt động 2: Tình huống học tập.(2p)
- GV : Đặt vấn đề vào bài như SGK .
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt(15p)
GV: Tổ chức cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm như hình 22.1 và trả lời các câu hỏi:
H: Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì ?
H: Các đinh rơi xuống trước sau theo thứ tự nào ?
H: Kết quả thí nghiệm chứng tỏ điều gì ?
I – Sự dẫn nhiệt.
1. Thí nghiệm.
HS : làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
HS : quan sát các hiện tượng sảy ra của thí nghiệm
2. Trả lời các câu hỏi.
+ Các đinh rơi xuống chứng tỏ nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên, chảy ra.
+ Các đinh rơi xuống trước sau theo thứ tự: a, b, c, d
+ Nhiệt được truyền từ đầu A đến đầu B của thanh kim loại.
Sự truyền nhiệt như trong thí nghiệm gọi là sự dẫn nhiệt.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu tính dẫn nhiệt của các chất(12p)
GV: Tổ chức cho các nhóm học sinh làm thí nghiệm như hình 22.2, 22.3,22.4 và trả lời các câu hỏi:
H: Trong các chất: Đồng, nhôm, thủy tinh thì cất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất?
H: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?
H: Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí ?
II – Tính dẫn nhiệt của các chất.
HS: hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi
1. Trong các chất: Đồng, nhôm, thủy tinh thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất rồi đến nhôm, đến thủy tinh.
2. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
3. Chất khí dẫn nhiệt kém
Hoạt động 5 : Vận dụng , củng cố(10p)
H: Tìm 3 ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt.
GV : đưa ra các câu hỏi phần vận dụng
Yêu cầu HS: Đọc và trả lời câu hỏi phần vận dụng.
GV : Nghe HS trả lời sau đó nhận xét và củng cố lại
Củng cố: Nhiệt năng được truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức nào?
Trong các chất: Rắn, lỏng, khí chất nào dẫn nhiệt tốt, chất nào dẫn nhiệt kém ?
III – Vận dụng:
HS : đứng tại chỗ đưa ra ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt và trả lời các câu hỏi phần vận dụng
C9: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt còn sứ dẫn nhiệt kém.
C10: Vì nhiều lớp áo mỏng có nhiều lớp khí trong các lớp áo, không khí dẫn nhiệt kém giữ cho nhiệt trong cơ thể không bị truyền ra ngoài.
C11: Chim đứng xù lông để tạo các lớp không khí giữa các lớp lông để giữ ấm cho cơ thể.
C12: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt về mùa đông những ngày trời lạnh nhiệt độ của kim loại thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt năng truyền từ cơ thể sang kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh. Về mùa hè nhiệt độ cơ thể thấp hơn nhiệt độ của kim loai khi sờ vào nhiệt năng được truyền từ kim loại sang cơ thể nhanh nên ta cảm thấy nóng.
HS : trả lời câu hỏi phần củng cố
Hoạt động 6 : Hướng dẫn về nhà(1p)
Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập trong SBT.
Đọc mục "Có thể em chưa biết "
Đọc trước bài 23 " Đối lưu - Bức xạ nhiệt "
Tuần 27 Ngày soạn: 19/ 03/ 2009
Tiết 27: Ngày dạy: / 03 / 2009.Lớp 8 ;Ngày: / 03. Lớp 8
Đối lưu – Bức xạ nhiệt
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được dùng đối lưu trong chất lỏng và chất khí. Biết được sự đối lưu xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào và không xảy ra trong môi trường nào.
- Tìm được ví dụ về bức xạ nhiệt.
- Nêu được tên hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không.
-
II. Chuẩn bị:
- Cho GV: Dụng cụ để làm các TN ở hình 23.2; 23.3; 23.4; 23.5 ( SGK). Trong TN 23.4; 23.5 có thể thay đổi bếp điện bằng bếp dầu.
- Một cái phích và hình vẽ phóng to của cái phích.
- Cho mỗi HS: Dụng cụ TN như hình 23.3 ( SGK)
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
*HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập :(7p)
Bài cũ : Dộn nhiệt là gì ? Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất nào? Trong chất lỏng, chất khí có xảy ra dẫn nhiệt không?
Đặt vấn đề: SGK.
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ2: Tìm hiểu hiên tượng đối lưu (10’) :
- Hướng dẫn các nhóm HS làm TN như hình 23.2 ( SGK) trả lời câu C1 ; C2 ; C3
- Điều khiển việc thảo luận ở lớp về các câu trả lời.
*HĐ3 : Vận dụng ( 5p) :
- GV làm TN hình 23.3 cho HS xem và quan sát hướng dẫn HS trả lời câu C4.
- GV hướng dẫn HS trả lời C5 ; C6 và thảo luận trên lớp về các câu hỏi.
*HĐ4 : Bức xạ nhiệt :(10p)
- Tình huống học tập như SGK
- Tìm hiểu về bức xạ nhiệt.
+ Làm TN theo hình 23.4 và 23.5 SGK cho HS quan sát.
+ Hướng dẫn HS trả lời C7-> C9 và tổ chức thảo luận ở lớp về các câu trả lời.
+ Thông báo định nghĩa bức xạ nhiệt và khả năng hấp thụ toả nhiệt.
*HĐ5 : Vận dụng:(5p)
+ Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi phàn vân dụng và tính chất HS thảo luận về các câu trả lời.
- HS hoạt động theo nhóm làm TN như hình 23.2 ( SGK)
- Thảo luận, trả lời câu hỏi C1 -> C3
- Tham gia thảo luận trên lớp về các câu trả lời.
- Làm theo sự hướng dẫn của GV, trả lời câu C4.
- TRả lời C5; C6 cà thảo luận trên lớp về các câu trả lời.
+HS quan sát TN do GV làm.
+ HS suy gnhĩ các câu trả lời C7-> C9.
+Thảo luận các câu trả lời của các bạn.
+ Nghe thông báo định nghĩa bức xạ nhiệt.
+ HS thảo luận câu trả lời câu hỏi phần vận dụng.
*HĐ6: Luyện tập – Củng cố:(8p)
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Hướng dẫn HS đọc phần: “ Có thể em chưa biết” đó là cấu tạo và công dụng của Tec mốt.
- Bài tập về nhà: 23.1 -> 23.7 ( SBT)
Tuần 28 Ngày soạn: 03/ 04/ 2009
Tiết 28: Ngày dạy: / 04 / 2009.Lớp 8 ;Ngày: / 04. Lớp 8
Kiểm tra 1 tiết
I. Mục tiêu:
- Nắm được việc tiếp thu kiến thức của HS về công, công suât, cơ năng, sự khuyển hoá và bảo toàn cơ năng, các chất được cấu tạo như thế nào? Nguyên tử, phân tử, chuyển động hay đứng yên, nhiệt năng, sự truyền nhiệt.
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn kỹ năng tính toán, tính cẩn thận, tự lực.
II. Thiết lậpma trận hai chiều:
Trình độ KT
Lĩnh vực KT
Nhận biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Công cơ học
1
1
Công suất
1
1
2
Cơ năng
1
1
NTCĐ hay đứng yên
1
1
2
Dẫn nhiệt
1
1
Nhiệt năng
1
1
Đối lưu – Bức xạ nhiệt
1
1
Tổng
1
3
2
3
9
Tổng điểm
1đ
3đ
2đ
4đ
10đ
Tỉ lệ
10%
30%
20%
40%
III. Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan:
Khoanh tròn chỉ đúng một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất:
Câu1.Người ta đưa một vật nặng lên độ cao h bằng 2 cách: Cách thứ nhất: kéo vật lên theo phương thẳng đứng. Cách thứ 2: Kéo vật lên bằng mặt phẳng nghiêng. nếu bỏ qua ma sát thì:
Công thực hiện ở 2 cách lớn hơn vì đường đo dài hơn.
Công thực hiện ở cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo nhỏ hơn.
Công thực hiện ở 2 cách bằng nhau.
Công thực hiện ở cách 2 lớn hơn hoặc có thể nhỏ hơn tuỳ thuộc chiều dài mặt phẳng nghiêng.
Câu2. Cần cẩu A nâng được 1100 kg lên cao 6m trong 1 phút. Cần cẩu B nâng được 800 kg lên cao 5m trong 30 giây . Hãy so sánh công suất của 2 cần cẩu:
A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn
B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn.
C. Công suất của cần cẩu A và cần cẩu B bằng nhau.
D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh 2 công suất này.
Câu3. Thả viên bi lăn trên máng hình vòng cung ( hình bên) A C
Có sự chuyển hoá từ động năng thành thế năng B
A. Chỉ khi hòn bi chuyển động từ A => B
B. Chỉ khi hòn bi chuyển động từ B => C
C. Chỉ khi hòn bi chuyển động từ C => B
D. Khi hòn bi chuyển động từ B đến C và từ B đến A.
Câu4. Hiện tượng nào sau đây KHÔNG PHải do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử gây ra?
A.Sự khuếch tán của đồng sun phát vào nước
B. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.
C. Đường tự tan vào nước.
D. Quả bóng khổng lồ chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh xô đẩy về nhiều phía.
Câu5. Khi các phần tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh thì đại lượng nào sau đây của vật không đổi.
A. Thể tích C. Khối lượng
B. Nhiệt độ D. Khối lượng riêng.
Câu6. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm. Bởi vì:
A. Sứ lâu hỏng B. Sứ cách nhiệt tốt C. Sứ dẫn nhiệt tốt D. Sứ rẻ tiền
Phần II: Bài tập tự luận
Câu1: Gạo mới lấy từ cối xay hay máy sát ra đều nóng? Tại sao?
Câu2 : Tại sao khi ướp lạnh cá, người ta thường đổ lên mặt trên của cá ?
Câu3 : Một máy khi hoạt động với công suất P = 1600W thì nâng được một vật nặng
m =70kg lên độ cao 10m trong 36 giây.
a) Tính công mà máy để thực hiện được trong thời gian nâng vật ?
b) Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc ?
III. Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan: - Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1 2 3 4 5 6
TL C B D D C B
Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm.
Phần II: Bài tập tự luận
Câu1: Gạo nóng lên là do công nhận được từ máy say hoặc máy sát. Đây là sự biến đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công. ( 1đ)
Câu2: Vì trong sự đối lưu, nếu đổ đá lên trên thì không khí lạnh hơn sẽ đi xuống phía dưới, do đó sẽ làm lạnh được toàn bộ con cá.
Câu 3: (2đ)
áp dụng công thức P = => A =P.t = 1600.36 = 57 600J.
Công có ích: A1= P.s =10.70.36 = 25 200J.
Hiệu suất : H = = = 0,4375 hay H= 43,75%
Tuần 29 Ngày soạn: 03/ 04/ 2009
Tiết 29: Ngày dạy: / 04 / 2009.Lớp 8 ;Ngày: / 04. Lớp 8
Công thức tính nhiệt lượng
I. Mục tiêu:
- Kể tên các yếu tố quyết định độ lớn của nhiệt lượng một vật cần thu vào để nóng lên.
- Viết được công thức tính nhiệt lượng, kể tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Mô tả được thí nghiệm và sử lý được bảng ghi kết quả TN chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào m; ờt và chất làm vật.
II. Chuẩn bị:
Dụng cụ cần thiết để minh hoạ TN trong bài; giá TN; đèn cồn; bình nước; nhiệt kế.
- Bảng vẽ to 3TN trên; bảng ghi NDR của 1 số chất.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1 : Thông báo nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào (2p)
- Để kiểm tra sự phụ thuộc đó ta cần tiến hành TN như thế nào ?
- Ta lần lượt nghiên cứu mục 1,2,3
*HĐ2 : Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng của 1 vật thu vào bởi KL của vật :(21p)
- GV phân HS làm 3 nhóm và phân công như sau :
+ HS trong nhóm I tự đọc mục I.1 để tìm hiểu quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng vật. GV hướng dẫn các nhóm thảo luận.
- GV lưu ý: Mỗi nhóm thảo luận trong khoảng 5p.
- Hướng dẫn thảo luận toàn lớp về kết quả làm việc của từng nhóm trong khaỏng 15p.
- GV nhắc nhở HS cả lớp: lắng nghe đại diện các nhóm bạn trình bày hoặc nhắc lại bổ sung ý kiến khi có yêu cầu của GV.
- GV gọi đại diện mỗi nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình.
- Treo các bảng kết quả TN đã vẽ to và điền vào ô trống tương ứng của bảng khi HS trình bày.
- Cho HS các nhóm lên trình bày. Gv ghi tóm tắt từng câu lên bảng.
C2: m1 > m2 => Q1 > Q2
C3: ờt1 > ờt2 => Q1 > Q2
C7 : Q phụ thuộc vào chất làm vật.
*HĐ3 : Tìm hiểu công thức tính Q .(5p)
- GV thông báo : các nhà bác học đã tìm ra công thức tính Q thu vào
Q = m.c ( t20 – t10) = m.c.ờt0
Và giải thích các ký hiệu và đơn vị các đại lượng trong công thức SGK ; t1 là t0 đầu.
+ HS nêu được 3 yếu tố :
- Kết luận của vật.
- Độ tăng nhiệt độ.
- Chất làm vật.
- HS nhóm I tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng.
- Thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp, mô tả TN của nhóm mình và trả lời câu hỏi.
- HS nhóm II tự đọc mục I.2 để tìm hiểu quan hệ giữa Q và độ tăng nhiệt độ.
- HS nhóm III : tự đọc mục I.3 tìm hiểu quan hệ giữa nhiệt lượng và chất làm vật. Sau đó cứ đại diện lên mô tả TN của nhóm mình và trả lời C3, C4, C5
Nhóm 2 : C6 : nhóm 3 : C7
- Sau khi thảo luận : HS cần trả lời được : Q phụ thuộc vào 3 yếu tố trên như phần đầu bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc và nghiên cứu bảng 24.4 SGK : gọi 1HS cho biết C của 1 số chất và cho biết ý nghĩa của con số đó.
- GV nêu 1 vài con số cụ thể trong bảng và gọi 1 số HS cho biết con số đó là NDR của chất nào ? Con số đó cho ta biết gì ?
*HĐ4 : Vận dụng (10p)
- GV yêu cầu HS trả lời C8 ; gọi 1 vài em trình bày câu trả lời. Các em khác bổ sung.
- Gọi 2 HS lên làm C9 ; C10.
- GV hướng dẫn theo các bước: đổi đơn vị hợp pháp theo các giái trị đã cho. Viết công thức chữ Q = m.c.ờt . Sau đó thay số, cho kết quả đúng.
*HĐ5: Luyện tập – Củng cố – Hướng dãn về nhà:(7p)
- Cho 1 vài HS đọc phần ghi nhớ.
- Ra bài tập về nhà: 25.1 => 25.5 ( SBT)
- Đọc phần: Có thể em chưa biết .
Tuần 30 Ngày soạn: 03/ 04/ 2009
Tiết 30: Ngày dạy: / 04 / 2009.Lớp 8 ;Ngày: / 04. Lớp 8
Phương trình cân bằng nhiệt
A. Mục tiêu: Phát biểu được 3 nội dụng của nguyên lý truyền nhiệt. Viết được phương trình cân bằng nhiệt trong trường hợp có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau.
- Giải được các bài toán trao đổi nhiệt giữa hai vật .
B. Chuẩn bị:
- Gv giải trước các bài tập trong phần vận dụng. Bảng phụ.
- HS ôn tập kiến thức công thức tính nhiệt lượng, đọc tìm hiểu trước bài25.
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1 : Bài cũ (5p)
1, Nhiệt lượng là gì ? Viết công thức tính Q giải thích ý nghĩa các đại lượng trong công thức.
2, Nhiệt rung riêng của 1 chất là gì? Nói NRD của nước là 4200 J/ kg.độ con số đó cho biết gì?
*HĐ2: Tình huống học tập.(1p)
Nêu tình huống học tập như SGK để dạy phần những nguyên lý truyền nhiệt
*HĐ3 : Nguyên lý truyền nhiệt (7p) :
- Quan sát trong đời sống. Kỹ thuật và tự nhiên. Khi nào có sự thay đổi nhiệt độ giữa hai vật.
? Khi 2 vật trao đổi nhiệt với nhau thì nhiệt truyền từ vật nào sang vật nào ?
? Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nào thì thôi?
? Nhiệt lượng vật này toả ra quan hệ như thế nào với nhiệt lượng vật kia thu vào?
- HS trả lời GV tự thống kê lên bảng? Hãy giải quyết tình huống đặt ra ở phần mở bài.
*HĐ4: Phương trình cân bằng nhiệt (9p):
? Dựa vào nguyên lý truyền nhiệt hãy viết phương trình cân bằng nhiệt.
- GV giới thiệu công thức tính Q toả ra: Q = m.c.ờt
Nhưng ờt = t1 – t2 ( t1: to đầu ; t2: to sau ) pt cân bằng nhiệt có thể viết dưới dạng nào ?
- GV hướng dẫn HS cách ký hiệu các đại lượng trước khi viết phương trình cân bằng nhiệt khác.
*HĐ5: Ví dụ về PT cân bằng nhiệt:(10p)
- Cho HS đọc VD SGK, hướng dẫn HS phân tích đề và tóm tắt đề bài bằng ký hiệu.
? Bài này nói gì? đại lượng nào đã biết? đại lượng nào cần phải tìm ? Vật nào là vật toả nhiệt, vật nào thu nhiệt? Cho 1 HS đứng tại chỗ nêu phần tóm tắt đề bài – cho HS khác nhận xét.
*HĐ6: Vận dụng:(6p)
- Hướng dẫn HS làm C1 => C3 theo các bước giải BTVL
- Từng HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- Cho 2 HS đọc mẩu đối thoại phần ĐVĐ SGK
- HS theo dõi, trả lời các câu hỏi GV đặt ra.
- Ghi tóm tắt ý trả lời đúng được cả lớp thảo luận thống nhất.
- HS xây dựng PT cân bằng nhiệt chi tiết dưới sự hướng dẫn của GV.
Tóm tắt: m1 = 0,15 kg.
C1 = 880 J/kgK ; t1 = 100oC
t = 25oC ; t2 = 20oC ; t = 25oC
m2 = ?
Giải :
Q1 = m1 . C1. ( t1 – t )
= 880. 0,15. ( 100 - 25)
= 9900 J
Q2 = m2 . C2 . ( t – t2)
= m2. 4200 ( 25 - 20)
= 21.000.m2
Theo PH cân bằng nhiệt Q1 = Q2
=> 9900 = 21.000.m2
m2 = 0,47 (kg)
ĐS : 0,47 kg.
- HS hoạt động cá nhân làm các câu vận dụng C1 -> C3
*HĐ7: Luyện tập – Củng cố – Hướng dẫn về nhà:(7p)
- Cho 1 vài HS đọc phần: Có thể em chưa biết.
- Khắc sâu cho HS việc sử dụng PT cân bằng nhiệt.
- Lập PT rồi giải như PT toán học – Tìm ẩn số là tìm 1 đại lượng VL chưa biết.
- BT về nhà: 25.1 => 25.7
Tuần 31 Ngày soạn: 04/ 04/ 2009
Tiết 31: Ngày dạy: / 04 / 2009.Lớp 8 ;Ngày: / 04. Lớp 8
năng suất toả nhiệt của nhiên liệu
A. Mục tiêu:
- Phát biểu được năng suất toả nhiệt của nhiên liệu . Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
- Rèn luyện kỹ năng suy luận, tư duy logic, tính toán.
- HS có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
B. Chuẩn bị:
- Gv giải trước các bài tập trong phần vận dụng. Bảng phụ.
- HS ôn tập kiến thức phương trình cân bằng nhiệt, đọc tìm hiểu trước bài26.
C. Tiến hành dạy học:
HĐ1 : Bài cũ - Tình huống học tập(5p)
*Bài cũ : Viết phương trình cân bằng nhiệt ( cả dạng tổng quát, cả chi tiết)
*Tình huống học tập : Như SGK
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ2 : Tìm hiểu nhiên liệu (7p)
- Hướng dẫn HS đọc thông tin phần này trong SGK.
? Nhiệt lượng là gì?
Tìm thêm các ví dụ về các nhiên liệu thường gặp.
*HĐ3: Năng suất toả nhiệt(20p)
- Hướng dẫn HS xây dựng định nghĩa năng suất toả nhiệt như sau:
1 kg củi khô cháy hoàn toàn thì Q toả ra 10.106J => 10.106 là NSTN của củi khô.
- Lấy 1 vài ví dụ tương lai về các nhiên liệu khác từ đó đặt câu hỏi NSTN của nhiên liệu là gì?
NSTN ký hiệu là gi?
Đơn vị đo?
- Bằng thực tế người ta đã xác định được NSTN của 1 số nhiên liệu của 1 số nhiên liệu và đã hệ thống thành bảng 26.1.
- GV cùng HS nghiên cứu bảng 26.1 yêu cầu HS tìm NSTN của 1 số nhiên liệu trong bảng. Cho 1 số NSTN yêu cầu HS kiểm tra bảng xem đó là nhiên liệu gì?
- Nói NS toả nhiệt của dầu hoả là 44.106 J/kg. con số đó cho ta biết gì?
- Tiếp theo cho HS làm BT và
File đính kèm:
- Giao an Vat ly 8(18).doc