Tuần: 20
CÔNG SUẤT
Tiết: 20
I-MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1s, là đại lượng đặc trưng cho cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh họa.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
2. Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất
3. Thái độ: Rèn tính tích cực, tự giác, tìm tòi nghiên cứu trong học tập.
II-CHUẨN BỊ
Cho cả lớp: Chuẩn bị tranh 15.1 và một số tranh vẽ về cần cẩu, palăng.
31 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí 8 kì 2 - Trường TH&THCS Hương Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
20
CÔNG SUẤT
Ngày soạn: 02/01/2014
Tiết:
20
I-MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1s, là đại lượng đặc trưng cho cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh họa.
- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
2. Kĩ năng: Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất
3. Thái độ: Rèn tính tích cực, tự giác, tìm tòi nghiên cứu trong học tập.
II-CHUẨN BỊ
Cho cả lớp: Chuẩn bị tranh 15.1 và một số tranh vẽ về cần cẩu, palăng.
III-HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
C1: Phát biểu định luật về công. Làm bài 14.1 (chọn E)
3. Tổ chức tình huống học tập: Cùng thực hiện một công như nhau nhưng để biết ai làm việc khỏe hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài 16: Công suất
Giơí thiệu phần I: Ai làm việc khỏe hơn?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 Ai làm việc khỏe hơn? (7 phút)
GV: Yêu cầu HS Hoạt động theo nhóm.
C1?
C2?
GV điều khiển HS đi đến thống nhất câu trả lời, ghi phương án được chọn.
HS đọc thông tin.
- HS trả lời C1.
- HS trả lời C2.
I. Ai làm việc khỏe hơn?
C1:A1 = 640 J
A2 = 960 J
C2. Chọn c và d
a - Không được vì (t) của 2 người khác nhau.
b - Không được vì (A) của 2 người khác nhau.
C3. 1 - Dũng
2 - Khi thực hiện cùng 1 công anh Dũng mất ít (t) hơn.
Hoạt động 2: Thông báo khái niêm và công thức tính công suất (7 phút)
Gv: Công thức tính công suất?
Gv: Nêu tên và giải thích các đại lượng có trong công thức?
Gv: Đơn vị của các đại lượng?
Khi áp dụng công thức tính công suất ta cần chú ý gì?
HS đọcthông tin
- HS trả lời
II.Công suất.
1. Khái niệm:
Đại lượng được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất.
2. Công thức tính công suất
P = A: t, Suy ra: A = P. t; t = A: P
Hoạt động 3: Tìm hiểu đợn vị công suất (8 phút)
GV: Yêu cầu HS:
Đọc thông tin mục III, nêu tên đơn vị công suất, cách đổi các đơn vị...
HS: Thực hiện các yêu cầu của GV, ghi vở phần chốt kiến thức của GV
III. Đơn vị công suất.
Là Oát (w), ngoài ra còn dùng 1 số đơn vị:kw, Mw.
1 w = 1 J/s
1 kw = 1 000 vv
1 Mw = 1 000 kw = 1 000 000 w
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
Vận dụng: HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần vận dụng: C4, 5, 6.
4. Củng cố: (7 phút)
- HS đọc phần ghi nhớ SGK
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
- Trả lời lại các câu hỏi trong SGK
- Làm hết bài tập 15 trong SBT
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.
Tuần:
21
BÀI TẬP
Ngày soạn: 06/01/2014
Tiết:
21
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được công, công suất, cong thức tính công suất.
2. Kĩ năng: Giải được các bài toán về công, công suất
3. Thái độ: Hứng thú học tập bộ môn vật lí, học tập nghiêm túc, làm bài chính xác.
II- CHUẨN BỊ
- Gv: giáo án, bảng phụ ghi lời giải các bài tập 15.4, 15.5
- Hs: nghiên cứu các bài tập trong SBT
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Em hãy viết công thức tính công suất? Giải thích các đại lượng có trong công thức?
3. Bài mới: (33 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Bài tập về công, công suất
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài tập 15.1
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài tập 15.2 và tóm tắt bài toán
Gv: Gọi Hs lên bảng làm.
Gv: Gọi Hs nhận xét bài bạn
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài tập 15.3 và tóm tắt bài toán
Gv: Gọi Hs lên bảng viết công thức tính công? Công suất?
Gv: Gọi Hs lên bảng làm.
Gv: Gọi Hs nhận xét bài bạn
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài tập 15.4 và tóm tắt bài toán
Gv: Gọi Hs lên bảng viết công thức tính công? Công suất?
Gv: Gọi Hs lên bảng làm.
Gv: Gọi Hs nhận xét bài bạn
Gv: Yêu cầu Hs đọc đề bài tập 15.6 và tóm tắt bài toán
Gv: Gọi Hs lên bảng viết công thức tính công? Công suất?
Gv: Gọi Hs lên bảng làm.
Gv: Gọi Hs nhận xét bài bạn
Hs: Đọc kĩ đề bài
Hs: Đọc kĩ đề bài 15.2 và ghi tóm tắt
t=2 h=2.60.60=7200 s
Công của 1 bước là 40J
Tính P=?
Hs: Đọc kĩ đề bài 15.3 và ghi tóm tắt
Hs: Lên bảng viết công thức
Hs: lên bảng làm bài
Hs: Đọc kĩ đề bài 15.4 và ghi tóm tắt
Hs: Lên bảng viết công thức
Hs: lên bảng làm bài
Hs: Đọc kĩ đề bài 15.6 và ghi tóm tắt
Hs: Lên bảng viết công thức
Hs: lên bảng làm bài
Bài 15.1 Câu c
Bài 15.2
A=10000.40=400000J
t=2h=2.60.60=7000s
P=W
15.3
Công suất của ô tô là P
t=2h=2.60.60=7000s
Công của động cơ ô tô là:
A= P.t=7200.P (J)
Trả lời A= 7200P (J)
Bài 15.4
Trọng lượng của 1m3 nước là P=10000N
Trong thời gian t=1’=60s, có 120m3 rơi từ độ cao h=25m xuống dưới thì thực hiện được một công là:
A= 120.10000.25=30000000(J)
Công suất của dòng nước là:
P=
P= 500 kW.
Trả lời: P= 500 kW.
Bài 15.6
F= 80N
s= 4,5 km= 4500m
t=30’=1800s
Công của ngựa:
A=F.s= 80.4500=360000 (J)
Công suất trung bình của ngựa:
P=
Trả lời: A= 360000 (J)
P= 20 (W)
4. Củng cố (5 phút)
Gv hỏi gọi Hs trả lời, lên ghi công thức:
- Em hãy cho biết công của một vật là gì? Viết công thức?
- Em hãy cho biết công suất của một vật là gì? Viết công thức?
- Nhắc lại các bước giải các bài tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Giải các bài tập còn lại.
- Xem trước bài “Cơ năng”.
Tuần:
22
CƠ NĂNG
Ngày soạn: 12/01/2014
Tiết:
22
I- MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm được ví dụ minh họa cho các khái niệm cơ năng, thế năng, động năng.
- Thấy được một cách định tính thế năng hấp dẫn của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất và động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Tìm được ví dụ minh họa.
- Biết được các vật có vận tốc lớn (có Wđ lớn) khi tham gia giao thông nếu gặp sự cố thì việc xử lí sẽ có nhiều khó khăn và các vật nếu rơi từ trên cao xuống sẽ gây nhiều nguy hiểm nghiêm trọng.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu
3. Thái độ:
- Hứng thú học tập bộ môn. Có thói quen quan sát các hiện tượng trong thực tế vận dụng kiến thức đã học giải thích các hiện tượng đơn giản..
- Có ý thức tuân thủ các qui tắc an toàn giao thông và an toàn lao động.
II- CHUẨN BỊ
Cho mỗi nhóm học sinh: Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn. Lò xo đã được nén bởi một sợi dây len, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 bao diêm
Cả lớp: Tranh phóng to mô tả thí nghiệm (hình 16.1a, b SGK). Tranh phóng to hình 16.4 (SGK), 1 hòn bi thép, 1 máng nghiêng, 1 miếng gỗ, 1 cục đất nặn
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Em hãy nêu định nghĩa, công thức, đơn vị tính công suất.
3. Bài mới: SGK
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm cơ năng (3 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv thông báo khái niệm cơ năng
I. Cơ năng: SGK
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm thế năng (15 phút)
GV:
- Treo tranh vẽ hình 16.1 SGK.
Quả nặng A đứng yên trên mặt đất do đó không có khả năng sinh công.
- Nếu đưa quả nặng A lên một độ cao nào đó thì vật có khả năng sinh công hay không? Từ đó rút ra vật có cơ năng không?
GV: Nếu vật A ở vị trí càng cao thì cơ năng của vật như thế nào?
GV: Thế năng của vật khôngnhững phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất mà còn phụ thuộc vào cả khối lượng của vật. Thông báo phần chú ý trong SGK
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
GV: Cho HS dự đoán kết quả xảy ra, sau đó HS làm TN, cung nhau quan sát hiện tượng và trả lời C2.
GV: Nếu nén lò xo nhiều thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Và hiện tượng đó chứng tỏ được điều gì?Thế năng phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo gọi là thế năng đàn hồi.
HS: Trả lời C1.
HS: Trao đổi nhóm để trả lời.
HS: Tiến hành TN nén lò xo bằng cách kéo dây, cài chốt và đặt lên vật một miếng gỗ.
II. Thế năng
1.Thế năng hấp dẫn
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.
- Thế năng phụ thuộc:
+ Độ cao
+ Khối lượng
2. Thế năng đàn hồi
* Nhận xét: Lò xo bị nén càng nhiều thì công do lò xo sinh ra càng lớn, vì vậy thế năng càng lớn.
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm động năng (17 phút)
GV: Giới thiệu dụng cụ TN.
Quan sát TN, trả lời C3, C4, C5
GV: Vậy động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV: Hướng dẫn HS làm TN thả quả cầu A lăn trên máng nghiêng ở vị trí 2 cao hơn vị trí 1 tới đập vào B, đáng dấu quãng đường di chuyển của B, so sánh với quãng đường đi được ở TN 1.
C7, C8.
GV: Vậy động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS : Trả lời
GV: Vậy động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.
Một vật có thể vừa có động năng vừa có thế năng.
Cơ năng = động năng + thế năng.
Các vật có vận tốc lớn (có Wđ lớn) khi tham gia giao thông nếu gặp sự cố thì việc xử lí sẽ? Vì sao một vật nếu rơi từ trên cao xuống sẽ gây nhiều nguy hiểm nghiêm trọng?
Nêu các giải pháp khắc phục các sự cố trên?
HS: Tiến hành TN, cho quả cầu A lăn trên máng nghiêng đập vào khúc gỗ B
HS: Tiến hành TN và trả lời C6
HS: Đọc và làm TN 3.
Thảo luận và trả lời
III. Động năng
1.Khi nào vật có động năng
- TN1: ( hình 16.3 SGK)
Cơ năng của vật có được do chuyển động gọi là động năng
2. Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
- TN 2: (hình 16.3 SGK)
Nhận xét: Động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc của vật.
- TN3:
Nhận xét: Động năng phụ thuộc vào khối lượng của vật
* Kết luận:
Động năng phụ thuộc vào:
- Vận tốc của vật.
- Khối lượng của vật.
4. Vận dụng củng cố (4 phút)
Gv: yêu cầu Hs trả lời C9, 10
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK)
- Trả lời lại các câu hỏi trong SGK
- Làm hết các bài tập trong SBT
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”
- Đọc trước bài 17 (SGK).
Tuần:
23
TỔNG KẾT CHƯƠNG I
CƠ HỌC
Ngày soạn: 18/01/2014
Tiết:
23
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:- Ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản của phần cơ học để trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
2. Kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập trong phần vận dụng.
3. Thái độ: - Rèn ý thức học tập chăm chỉ, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ
- GV viết sẵn mục I của phần B ra bảng phụ hoặc ra phiếu học tập để phát cho HS
- GV có thể đưa ra phương án kiểm tra HS theo từng tên cụ thể.Tương ứng với cây hỏi phần ôn tập và phần vận dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương một cách toàn diện
- Học sinh chuẩn bị phần A - Ôn tập ở nhà sẵn
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị câu hỏi ở nhà của HS.
3. Tổ chức tình huống học tập: Giới thiệu như phần mục tiêu.
Hoạt động 2: Ôn tập (8 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh và ghi chép
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 3 phần kiến thức.
- Động hoc và động lực học.
- Tĩnh học chất lỏng.
- Công và cơ năng.
Trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
1. Chuyển động cơ học làgì? Cho VD?
2. Lấy VD chứng tỏ chuyển động có tính chất tương đối
3, Công thức tính vận tốc
4. Chuyển động đều, chuyển động không đều?
5. Lực?
Cách biểu diễn lực?
Lực cân bằng?
Định luật về công?
Công suất cho ta biết điều gì?
Định luật bảotoàn cơ năng? VD?...
A.ÔN tập
I. Phần cơ học:
(C1 - C10)
- Chuyển động cơ học
- Công thức tính vận tốc
- Chuyển động đều, chuyển động không đều
- Lực
- Cách biểu diễn lực
- Lực cân bằng
II. Phần tĩnh học chất lỏng.
(C11 -C12)
- Lực đẩy ác si mét.
- Điều kiện để vâtnổi, chìm, lơ lửng.
III. Phần công và cơ năng.
- Định luật về công
- Công suất
- Định luật bảotoàn cơ năng
Hoạt động 3: Vận dụng (10 phút)
Gv yêu cầu Hs suy nghĩ 5 phút để trả lời các câu hỏi phần vận dụng
C1?
C2?
C3?
C4?
C5?2 - không đổi
C6?
B. Vận dụng
I. Trắc nghiệm khách quan
C1: Chọn D
C2: Chọn A
C3: Chọn B
C4: Chọn A
C5: Chọn D
C6: Chọn D
GV: Yêu cầu HS suy nghĩ cách 2. không đổ2.Giải, nêu phương án giải bài tập.
GV: Chốt lời giải và gọi HS lên bảng chữa.
II. Bài tập.
Bài 3, 4 - SGK trang 65.
Lời giải: SGV.
Hoạt động 4: Trò chơi ô chữ (10 phút)
GV: Treo bảng trò chơi ô chữ H18.3.
Tổ chức HS chơi theo 2 nhóm ( đội).
Bốc thăm mỗi đội 5 câu.
Đội nào diểm cao hơn thì đội đó thắng.
C. Trò chơi ô chữ.
1- cung; 2- không đổi;
3 - bảo toàn 4 - công suất.
5 - ác si mét 6- tương đối.
7 - bằng nhau 8- Dao động
9 - lực cân bằng.
4. Vận dụng củng cố (10 phút)
5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK.
Làm hết các bài tập trong SBT.
Đọc trước bài 19 (SGK).
Tuần:
24
Chương 2: Nhiệt học
CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO?
Ngày soạn: 20/01/2014
Tiết:
24
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Kể được một số hiện tượng chứng tỏ vật chất được cấu tạo một cách gián đoạn từ các hạt riêng biệt, giữa chúng có khoảng cách.
- Bước đầu nhận biết được thí nghiệm và mô hình và chỉ ra sự tương tự giữa thí nghiệm mô hình và hiện tượng cần giải thích.
- Dùng hiểu biết về cấu tạo hạt của vật chất để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản.
2. Kĩ năng: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.
3. Thái độ: Kích thích HS yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
* Cho mỗi nhóm học sinh:
- 2 bình chia độ GHĐ: 100cm3, ĐCNN: 2cm3.
- 1 bình đựng 50cm3 ngô.
- 1 bình đựng 50cm3 cát khô và mịn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
* Kiểm tra: Vật liệu thí nghiệm HS chuẩn bị.
3. Bài mới
* Vào bài: Giới thiệu như mở bài chương 2 và bài 19.
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của các chất (14 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu HS: đọc thông tin phần I và nhớ lại kiến thức về cấu tạo chất đã học ở môn hoá 8 để trả lời các câu hỏi sau:
Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
Hình 19.3 cho ta biết điều gì?
Tại sao nhìn các chất lại dường như có vẻ liền một khối?
Hs: nghe và ghi bài
I.Các chất có được cấu tạo từ các hạt riêng biệt không?
Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt vô cùng nhỏ gọi là nguyên tử, phân tử.
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất của vật chất.
Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
Vì nguyên tử, phân tử đều vô cùng nhỏ bé nên các chất nhìn có vẻ như liền một khối.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử (12 phút)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin TN mô hình.
GV: thông báo mục đích của TN
- Kết quả TN?
- Nhận xét về thể tích hỗn hợp so với tổng thể tích ban đầu?
- Giải thích?
- Dựa vào TN mô hình hãy giải thích TN vào bài của GV?
Qua thí nghiệm em có kết luận gì?
GV: Chốt kết luận, ghi bảng.
HS:
- Tiến hành làm TN mô hình theo nhóm.
HS: tiếp thu kiến thức, ghi vở.
II.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hay không?
1.Thí nghiệm mô hình:
(Câu 1 - SGK, trang 69)
- Giải thích: Do các hạt gạo nằm xen kẽ vào khoảng cách giữa các hạt ngô.
2.Kết luận:
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
Hoạt động 3: Vận dụng – Củng cố (10 phút)
HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần vận dụng (C3, 4, 5).
Nguyên tử, phân tử có đặc điểm gì?
Các chất được cấu tạo như thế nào? Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách không?
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (3 phút).
Học thuộc phần ghi nhớ (SGK).
Trả lời lại các câu hỏi trong SGK.
Làm hết các bài tập trong SBT.
Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.
Đọc trước bài 20 (SGK).
Tuần:
25
NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ
CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
Ngày soạn: 02 /02 /2014
Tiết:
25
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được chuyển động Bơ - rao.
- chỉ ra được sự tương tự giữa chuyển động của quả bóng bay khổng lồ do vô số HS xô đẩy từ mọi phía và chuyển động Bơ- rao.
- Nắm được rằng khi phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. Giải thích được tại sao khi nhiệt độ càng cao thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, quan sát các hiện tượng thí nghiệm.
3. Thái độ: Kiên trì trong công việc tiến hành thí nghiệm, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
* Cho cả lớp:
- GV làm trước các thí gnhiệm về hiện tượng khuếch tán của dung dịch đồng sunfát (hình 20.4 - SGK). Nếu có điều kiện GV cho hs làm thí nghiệm về hiện tượng khuếch tán theo nhóm từ trước trên phòng học bộ môn: 1 ống trước 3 ngày, 1 ống làm trước 1 ngày, 1 ống làm khi học bài.
- Tranh vẽ phóng to hình 20.1, 20.2, 20.3, 20.4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
- Các chất được cấu tạo như thế nào?
- Bỏ thêm thìa muối nhỏ vào một cốc nước đã đầy, cốc nước không bị trào ra ngoài. Hãy giải thích?
3. Bài mới: Tổ chức tình huống học tập: Như SGK
Hoạt động 1: Thí nghiệm Bơ- Rao (7 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV dùng tranh phóng to thông báo lại kết quả.
HS: đọc thông tin
Mô tả lại TN bơ -rao
Kết quả?
HS: Tiếp thu, ghi kiến thức trọng tâm theo GV.
I.Thí nghiệm Bơ -Rao
- Quan sát: các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi.
- Kết quả: Chúng chuyển động không ngừng về mọi phía.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyển động của nguyên tử, phân tử (10 phút)
GV: Nhắc lại thí nghiệm mô hình: Trộn rượu với nước và yêu cầu:
C1?
C2?
C3?
GV: điều khiển HS trả lời C1, C2, C3.
Gv: rút kết luận. Chốt các phương án trả lời và ghi bảng.
HS đọc thông tin, thảo luận nhóm để trả lời C1, C2, C3.
HS: Tiếp thu, ghi thông tin vào vở.
II. Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng
C1: Quả bóng tương tự như hạt phấn hoa.
C2: Các HS tương tự như các phân tử nước.
C3: Các phân tử nước chuyển động không ngừng đến va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía. Các va chạm này không cân bằng nhau nên làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
* Kết luận:
Mọi nguyên tử, phân tử cấu tạo nên các chất đều chuyển động không ngừng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa chuyển động phân tử và t o (10 phút)
GV: Trong TN Bơ - Rao nếu ta tăng nhiệt độ thì chuyển động của các hạt phấn hoa sẽ thay đổi như thế nào? Tại sao các hạt phấn hoa lại chuyển động nhanh?
GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
Chuyển động của các phân tử có liên quan như thế nào đến nhiệt độ?
GV: Chốt các phương án trả lời, ghi bảng.
HS: Tiếp thu, ghi vở.
III.Chuyển động phân tử và nhiệt độ
- Nhiệt độ càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
- Do chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan đến nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.
4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà (12 phút)
Vận dụng- Củng cố:
GV:giới thiệu C4 ( H20.4) để hs nêu hiện tượng khuếch tán:
* Hiện tượng khuếch tán:
Là hiện tượng nguyên tử, phân tử của chất này chuyển động xen kẽ, hoà lẫn vào giữa nguyên tử, phân tử của chất kia.
- Tổ chức HS làm C5, 6 phần vận dụng, đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu hiện tượng khuếch tán: có ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người ntn?
- Học thuộc bài và làm hết các bài tập 20 trong SBT.
- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.
- Đọc trước bài 21 (SGK).
Tuần:
26
NHIỆT NĂNG
Ngày soạn: 16 /02 /2014
Tiết:
26
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thứ c:
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- Tìm được thí dụ về thực hiện công và truyền nhiệt.
- Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng đúng thuật ngữ như: nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt...
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
* Cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 miếng kim loại hoặc 1 đồng tiền bằng kim loại
- 1 cốc nhựa + 2 thìa nhôm
* Chuẩn bị cho GV
- 1 quả bóng cao su - 2 miếng kim loại ( hoặc 2 đồng xu)
- 1 phích nước nóng - 2 thìa nhôm
- 1 cốc thuỷ tinh - 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổ định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
1. Các chất được cấu tạo như thế nào? Vận tốc các nguyên tử, phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?
2. Trong quá trình chuyên hoá cơ học cơ năng có đặc điểm gì?
3. Bài mới: Tổ chức tình huống học tập
GV: Thả một quả bóng rơi, yêu cầu HS quan sát và nhận xét về độ cao của quả bóng
Hiện tượng này có vi phạm đinh luật bảo toàn cơ năng không? Nếu không thì cơ năng của quả bóng đã biến đi đâu?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiệt năng (11 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV:Yêu cầu học sinhđọc thông tin
Động năng là gì?
Tìm mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?
Đơn vị nhiệt năng?
GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.
Học sinh: Tiếp thu kiến thức, ghi vở theo phần chốt kiến thức của GV.
Hs: Đọc thông tin.
- HS trả lời.
I.Nhiệt năng
1. Định nghĩa:
Tổng động năng các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.
2. Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật lớn.
3. Đơn vị nhiệt năng:
Là Jun (J).
Hoạt động 2: Cách làm thay đổi nhiệt năng (10 phút)
GV:Tổ chức học sinh Hoạt động như trên, yêu cầu HS đọc thông tin:
Nêu cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Cho ví dụ.
Hs: Đọc thông tin;
II.Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật
- Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:
+ Thực hiện công (đem cọ xát vật).
+ Truyền nhiệt: Là cách làm thay đổi nhiệt năng vủa vật mà không cần thực hiện công (hơ trên ngọn lửa, nhúng vào nước nóng).
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệt lượng (6 phút)
- GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
Giải thích đơn vị J của nhiệt lượng?
III.Nhiệt lượng
1. Định nghĩa:
- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm vào hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
2. Đơn vị: Jun (J)
4. Vận dụng – Củng cố (12 phút)
* Vận dụng:
Tổ chức HS trả lời cá nhân các câu 3, 4, 5 phần vận dụng.
* Củng cố:
Nêu kiến thức trọng tâm của bài.
HS đọc phần ghi nhớ.
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ (SGK). Trả lời lại các câu hỏi trong SGK.
Làm hết các bài tập trong SBT ( bài 21). Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”.
Tuần:
27
Bài 22
DẪN NHIỆT
Ngày soạn: 01/03/2014
Tiết:
27
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tìm được ví dụ trong thực tế về sự dẫn nhiệt.
- So sánh tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí
- Thực hiện được thí nghiệm về sự dẫn nhiệt, các thí nghiệm chứng tỏ tính dẫn nhiệt kém của chất lỏng, chất khí.
2. Kĩ năng: Quan sát hiện tượng vật lí, tổng hợp kiến thức.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản trong thực tế cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
* Cho mỗi nhóm học sinh:
- 1 đèn cồn có gắn các đinh a, b, c, d, e bằng sáp như hình 22.1. Lưu ý các đinh có kích thước như nhau, nếu sử dụng nến để gắn các đinh lưu ý nhỏ nến đều để gắn các đinh.
- Bộ thí nghiệm hình 22.2. Lưu ý gắn các đinh ở 3 thanh khoảng cách như nhau
- 1 giá đựng ống nghiệm, 1 kẹp gỗ, 2 ống nghiệm:
+ ống 1 có sáp (nến) ở đáy ống có thể hơ qua lửa lúc ban đầu để nến gắn xuống đáy ống nghiệm không bị nổi lên, đựng nước
+ống 2: Trên nút ống nghiệm bằng cao su hoặc nút bấc có1 que
- 1 khay đựng khăn ướt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Không thực hiện công lên một vật nhưng có thể làm cho nhiệt năng của vật tăng lên bằng cách nào?
3. Bài mới tổ chức tình huống học tập:
Khi ta đổ nước sôi vào một cốc nhôm và một cốc bằng sứ, em sờ tay vào cảm thấy cốc nào nóng hơn? Vì sao?
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt (10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu HS đọc mục TN SGK, nêu tên dụng cụ, các bước tiến hành TN.
GV: giới thiệu lại dụng cụ TN, các bước tiến hành thí nghiệm.
Hướng dẫn HS cách lắp TN.
- GV điều khiển HS đi đến thống nhất câu trả lời, rút kết luận.
HS: - Các nhóm tiến hành TN và thảo luận C1, C2, C3
I. Sự dẫn nhiệt
1.Thí nghiệm: (SGK)
2.Trả lời câu hỏi:
C1, 2, 3 (SGK).
3. Kết luận:
Sự truyền nhiệt năng như trong TN gọi là sự dẫn nhiệt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt của các chất (19 phút)
GV làm TN biểu diễn
- TN 1
B1:Lắp TN như hình 22.2
B2: Dùng đèn cồn đun nóng các thanh.
C4?
C5?
- TN 2
B1:Lắp TN như hình 22.3
B2: Dùng đèn cồn đun nóng miệng ống nghiệm.
C6?
- TN 3
B1:Lắp TN như hình 22.4
B2: Dùng đèn cồn đun nóng đáy ống nghiệm.
C7?
HS: - Các nhóm tiến hành TN và thảo luận C4, C5, C6
HS: - Các nhóm tiến hành TN và thảo luận C7
II.Tính dẫn nhiệt của các chất
1.TN 1:
(H22.2 – SGK)
* Nhận xét: Trong sự truyền nhiệt của chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
2.TN 2:
(H22.3 – SGK)
* Nhận xét:
Chất lỏng dẫn nhiệt kém hơn chất rắn.
3.TN3:
( H22.4 SGK)
* Nhận xét:
Chất khí dẫn nhiệt còn kém hơn chất lỏng.
Hoạt động 3: Vận dụng (7 phút)
C8? ( SGV)
C9?
C10?
C11?
HS: - Các nhóm tiến hành TN và thảo luận C8, C9, C10, C11
Hs phát biểu ý kiến
Hs nhận xét
III.Vận dụng
C9: Không.
C10: Để tăng khả năng hấp thụ tia nhiệt.
C11: Để giảm khả năng hấp thụ tia nhiệt.
4. Củng cố: (2 phút)
HS cho biết: - Nhiệt năng được truyền như thế nào, bằng hình thức nào?
- Nêu tính dẫn nhiệt của các chất R, L, K.
- Đọc phần ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ (SGK);
- Trả lời lại các câu hỏi trong SG
File đính kèm:
- Giao an vat li 8 HKII nam hoc 20132014 theo PPCT huyen A Luoi.doc