-GV yêu cầu học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi (2 phút)
Mục tiêu : học sinh có thêm hiểu biết về các chiến sĩ PCCC
Kĩ năng : quan sát.
Thái độ : tôn trọng trước những đóng góp của lính PCCC
Năng lực : phân tích, suy luận.
GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi ‘Ai nhanh hơn ’ (3 phút)
Mục tiêu : tạo không khí cho tiết học, rèn luyện sức khỏe cho học sinh.
Kĩ năng : nâng vật.
Thái độ : hào hứng khi tham gia
LUẬT CHƠI
- Hai người chơi đứng cạnh xe đẩy.
- Khi nào trọng tài hô bắt đầu thì dùng tay nâng các bình cứu hỏa đặt dưới đất lên và đặt vào xe xe.
Lưu ý:
- Mỗi lần thực hiện chỉ được nâng một bình cứu hỏa.
- Ai nâng xong trước là người chiến thắng.
- GV đặt vấn đề vào bài
(1 phút)
Đội nam (nữ) thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn đội nữ (nam). Vậy, ta có thể khẳng định đội nam (nữ) thực hiện công việc khỏe hơn hay không?
6 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 8 - Tiết 19: Công suất - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Hoàng Quân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/12/2019
Ngày dạy: 14/12/2019
Tiết 19: Công suất
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
+ Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây.
+ Viết được công thức tính công suất và nắm được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
+ Sử dụng công thức P = A/t để giải 1 số bài tập liên quan.
2. Kĩ năng:
- Quan sát dự đoán kết quả.
- So sánh được độ lớn của công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian.
- Tính công dựa vào công thức A = F.s
3. Thái độ: Hào hứng trong thảo luận, cẩn thận trong tính toán, suy luận.
4. Năng lực:
Chung: Giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ, sử dụng thông tin, tự học.
Riêng: Suy luận, khái quát hóa, giải quyết vấn đề..
II.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Dụng cụ cho trò chơi ai nhanh hơn gồm: xe đẩy, bình cứu hỏa (8 bình); đồng hồ tính giây.
- Bảng hoạt động cho các nhóm
- Phiếu học tập cho hoạt động cá nhân và hoạt động cặp đôi của học sinh.
2. Học sinh :
- Kiến thức trong thực tế.
- Các nhóm tổ chức sự kiện và tìm tòi mở rộng chuẩn bị nội dung được giao từ tiết trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (trong quá trình học bài mới)
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
-GV yêu cầu học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi (2 phút)
Mục tiêu : học sinh có thêm hiểu biết về các chiến sĩ PCCC
Kĩ năng : quan sát......
Thái độ : tôn trọng trước những đóng góp của lính PCCC
Năng lực : phân tích, suy luận.........
HS hoạt động chung
GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi ‘Ai nhanh hơn ’ (3 phút)
Mục tiêu : tạo không khí cho tiết học, rèn luyện sức khỏe cho học sinh....
Kĩ năng : nâng vật.....
Thái độ : hào hứng khi tham gia
LUẬT CHƠI
- Hai người chơi đứng cạnh xe đẩy.
- Khi nào trọng tài hô bắt đầu thì dùng tay nâng các bình cứu hỏa đặt dưới đất lên và đặt vào xe xe.
Lưu ý:
- Mỗi lần thực hiện chỉ được nâng một bình cứu hỏa.
- Ai nâng xong trước là người chiến thắng.
- GV đặt vấn đề vào bài
(1 phút)
Đội nam (nữ) thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn đội nữ (nam). Vậy, ta có thể khẳng định đội nam (nữ) thực hiện công việc khỏe hơn hay không?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu ai làm việc khỏe hơn (10 phút)
Mục tiêu : Tìm công thực hiện trong 1 đơn vị thời gian để so sánh xem ai thực hiện công việc khỏe hơn
Kĩ năng : quan sát, tính toán, so sánh, đổi đơn vị.....
Thái độ : hào hứng trong hoạt động nhóm
Năng lực : suy luận, phân tích, tổng hợp, giao tiếp.....
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng nhóm
+ HS thảo luận nhóm
+ 1 hs ghi chép.
+ Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
I. Ai làm việc khỏe hơn
Hoàn thành bảng kết quả. Biết rằng:
Mỗi bình cứu hỏa bạn nữ nâng nặng 20N còn của bạn nam là 40N
Độ cao của sàn xe là 1m.
Thời gian là thời gian hoàn thành phần trò chơi của mỗi bạn
ĐỘI
Tổng độ lớn của lực nâng vật
(N)
Quãng đường vật dịch chuyển
(m)
Công thực hiện
(J)
Thời gian thực hiện công
(giây)
Công thực hiện trong 1 giây
Nam
Nữ
Kết luận: thực hiện công việc khỏe hơn vì..
Hoạt động 2: Tìm hiểu về công suất (8 phút)
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về công suất, kí hiệu và công thức tính
Kĩ năng: quan sát, dự đoán, đọc hiểu
Thái độ: nghiên túc, cẩn thận trong suy luận
Năng lực: suy luận, phân tích, giao tiếp..
Trong Vât lý học, để biết được người nào, máy nào ‘làm việc’ khỏe hơn người ta thường so sánh công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian. Và công thực hiện được trong 1 một đơn vị thời gian còn được gọi là công suất
- Dựa vào SGK em hãy cho biết công suất là gì?
- Dựa vào khái niệm công suất em hãy cho biết công suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- GV giới thiệu kí hiệu của công suất
- GV em hãy xây dưng công thức tính công suất phụ thuộc vào công (A) và thời gian (t)?
- GV: em hãy cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- HS đọc SGK
- HS hoạt động cá nhân
II. Công suất
+ Khái niệm: Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
+ Công suất kí hiệu là P.
+ Công thức tính
P
trong đó
A: công thực hiện (J)
t: Thời gian (giây)
P : công suất (W)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đơn vị của công suất (3 phút)
Mục tiêu: HS nắm được đơn vị của công suất
Kĩ năng: Đổi đơn vị đo.
Thái độ: hào hứng trong học tập.
Năng lực: suy luận, phân tích, giao tiếp..
- GV giới thiệu đơn vị của công suất.
HS lắng nghe
III. Đơn vị công suất
+ Đơn vị của công suất là J/s và còn gọi là oát (W)
+ chú ý
1W = 1J/s
1kW = 1000W
1MW= 1kW = 1000000W
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 4 : Bài tập củng cố
Mục tiêu : Sử dụng công thức tính công suất để giải các bài tập có liên quan.
Kĩ năng : Quan sát, tính toán, đổi đơn vị.......
Thái độ : cẩn thận trong tính toán, hào hứng trong hợp tác nhóm
Năng lực : phân tích, suy luận, giao tiếp....
GV yêu cầu học sinh làm bài 1 (3 phút)
Bài 1: Một cần trục nâng một vật lên cao với một công là 3000(J) trong thời gian 5 giây. Tính công suất của cần trục?
HS làm cá nhân
IV. Vận dụng
- GV yêu cầu học sinh làm bài 2, bài 3 (4 phút)
Bài 2. Một động cơ ô tô khi hoạt động có công suất là 12 000 W. Tính công của động cơ thực hiện trong 2 giờ.
Bài 3. Một bóng đèn có công suất là 75 W thực hiện một công là 21 600 J. Tính thời gian sử dụng bóng đèn theo đơn vị giờ.
- HS thực hiện theo cặp đôi.
+ GV chữa trên máy chiếu.
+ HS chấm chéo bài
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- GV giới thiệu nhóm tổ chức sự kiện lên điều hành phần trò chơi.
HS hoạt động chung
Trò chơi ‘lật mảnh ghép’ (6 phút)
Mục tiêu : Củng cố lại kiến thức đã học trong bài ; giới thiệu về James Watt và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Kĩ năng : Quan sát, tính toán....
Thái độ : hào hứng trong hoạt động chung
Năng lực : Suy luận, phân tích, giao tiếp, thuyết trình....
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- GV giới thiệu nhóm tìm tòi mở rộng lên báo cáo phần chuẩn bị của nhóm
( 3 phút)
- Học sinh lắng nghe
(phát vấn nếu có thể)
+ Có thể em chưa biết/ SGK 54
+ Công suất của một số đồ dùng, thiết bị trong đời sống và sản xuất.
Mục tiêu : Giới thiệu về đợn vị mã lực, công suất của 1 thiết bị, đồ dùng....
Biết được ý nghĩa của số oát ghi trên đồ dùng, thiết bị.
Kĩ năng : quan sát...
Thái độ : hào hứng trong học tập
Năng lực : suy luận, phân tích, giao tiếp....
- GV hướng dẫn về nhà
(1 phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm các bài tập C5, C6/SGK; 15.1 - 15.6/SBT
- Nghiên cứu trước Bài 16. CƠ NĂNG
- Về tìm hiểu xem CÔNG có phải là một dạng năng lượng hay không? Vì sao?
HS làm cá nhân.
4. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet-19-hkii-19-20_30082020.doc