Tiết 1
CHUYểN ĐộNG CƠ HọC
I - Mục tiêu
1. Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
2. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
3. Nêu được các ví dụ về các dạng chuyển đông cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
II - Chuẩn bị
Tranh vẽ hình 1.1 và 1.3 về một số chuyển động thường gặp.
35 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí 8 - Trường THCS Hoàng Xuân Hãn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày 28 tháng 8 năm 2008
CHƯƠNG I : CƠ học
Tiết 1
CHUYểN ĐộNG CƠ HọC
I - Mục tiêu
1. Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.
2. Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
3. Nêu được các ví dụ về các dạng chuyển đông cơ học thường gặp: chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
II - Chuẩn bị
Tranh vẽ hình 1.1 và 1.3 về một số chuyển động thường gặp.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV nêu lên tình huống mà HS thường gặp hàng ngày. Mặt trời mọc đằng Đông và lặn đằng Tây. Ta có thể nói mặt trời chuyển động quanh trái đất được không? GV cho HS thảo luận, sau đó dựa vào sự trả lời của HS mà nêu lên các câu hỏi phụ. Yêu cầu chưa cần phải trả lời đầy đủ. GV có thể nói vơí HS mặt trời là một vật, trái đất là một vật.
1. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? GV có thể làm một thí nghiệm, kéo một cái xe trên bàn và đặt câu hỏi: Vị trí của xe thay đổi không khi ta cho xe di chuyển từ đầu bàn đến cuồi bàn? Từ đó GV nêu câu khẳng định.
Yêu cầu: Một vật chuyển động thì nó sẽ có sự thay đổi vị trí so với vật khác không chuyển động ( xa dần hoặc gần dần). Vậy nếu có sự thay đổi vị trí với vật nào đó thì ta nói nó chuyển động so với vật đó. Nếu ngược lại thì không?
2. Ví dụ 1 vật đang chuyển động trên đường thì vị trí của nó thay đổi so với cái cây ở bên đường, với đường...
Hoạt động 2. Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
GV dựa vào h 1.1 SGK. Hành khách ngồi lên ghế 1 toa tàu đang chuyển động rời nhà ga. GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi C4, C5, C6 và C7. Mỗi một câu hỏi đều cho các em thảo luận, Gv bổ sung.
Yêu cầu:
C4. So với toa tàu thì hành khách đứng yên, vị trí không thay đổi.
C5. So với nhà ga thì hành khách chuyển động, ví trí thay đổi.
C6. So với vật này thì đứng yên còn so với vật khác thì chuyển động.
GV: Tính chất này người ta gọi là tính tương đối của chuyển động hay đứng yên.
Hoạt động 3. Vật mốc
GV giới thiệu cho HS vật mốc là vật mà người ta dựa vào đó để nhận biết vị trí đó với vật khác có thay đổi không?
Vật mốc thường những vật gắn trên trái đất như cột điện, nhà cửa, cây cối.
Hoạt động 4. Một số chuyển động thường gặp
GV cho HS tự tìm, sau đó thảo luận GV đưa ra nhận xét cuối cùng.
Yêu cầu: Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động cong, dao động.
Hoạt động 5. Vận dụng
Nếu còn thời gian GV cho HS thảo luận và trả lời một số câu hỏi trong SBT.
Thứ 5 ngày 4 tháng 9 năm 2008
Tiết 2
Vận tốc
I - Mục tiêu
- Từ VD, so sán quãng đường chuyển động trong 1s của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc).
- Nắm vững công thức tính vận tốc v = và ý nghĩa của khái niệm vận tốc.
Vận dụng công thức để tính quảng đường, thời gian trong chuyển động.
II - Chuẩn bị
- Đồng hồ bấm giây.
- Tranh vẽ tốc kế của xe máy.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
- GV đặt vấn đề làm sao để nhân biết sự nhanh chậm của chuỷên động? Thế nào là chuyển động đều? GV cho HS thảo luận và đưa ra một vài ví dụ minh họa.
- VD1: So sánh vận tốc của con ốc và con thỏ đang chuyển động.
HS có thể trả lời ngay song cần phải giải thích được.
Yêu cầu: Vì trong một đơn vị thời gian vật nào đi được quảng đường dài hơn vật đó có vận tốc lớn hơn.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về vận tốc
- GV hướng dẫn cho HS về sự nhanh chậm của chuỷên động các nhóm căn cứ vào đó mà đưa ra kết luận.
Từ kinh nghiệm hàng ngày các em hãy sắp xếp thứ tự nhanh chậm của chuỷên động cuả các bạn dựa vào quảng đường đi trong 1 đơn vị thời gian. Từ đó cho HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 để rút ra kết luận về vận tốc của chuyển động.
Yêu cầu: Quảng đường đi được trong 1s gọi là vận tốc của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh chậm của chuỷên động và được tính bằng độ dài của quảng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian. Sau đó GV thông báo công thức tính vận tốc.
v =
Trong đó: v là ký hiệu vận tốc, đơn vị m/s.
s là quảng đường, đơn vị m.
t là thời gian, đơn vị s.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về chuyển động đều
GV phát thí nghiệm cho HS sau đó hướng dẫn HS làm tính quảng đường s1,s2, s3 trong 3 giây đầu và so sánh.
Khi t1 = t2 = t3 thì s1 = s2 = s3
Từ đó GV đưa ra khái niệm chuyển động đều.
Kết luận: Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không đổi theo thời gian.
Hoạt động 4. Củng cố
GV hệ thống lại bài học. Cho HS trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
C5. v = 36 km/h, 10,8 km/h, 10 m/s.
Điều đó cho biết gì? mốc giờ đi được 36 km, 10,8 km và mốc giây đi được 10 m.
Để so sánh ta phải đưa về cùng một đơn vị
36 km/h = 10 m/s 10,8 km/h = 3 m/s
Tàu hỏa 10 m/s thì v1 = v3 = 10 m/s còn v2 = 3m/s chậm nhất. Còn v1 và v3 có vận tốc bằng nhau.
Thứ 5 ngày 18 tháng 9 năm 2008
Tiết 3
Chuyển động đều, chuyển động không đều
I - Mục tiêu
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những ví dụ chuỷên động đều.
- Nêu được VD về chuyển động không đều thường gặp. Xác định được dấu hiệu đặc trưng của chuỷên động này là vận tốc thay đổi theo thời gian.
- Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường.
- Mô tả TN H3.1 SGK và dựa vào các dữ kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong TN để trả lời được những câu hỏi trong bài.
II - Chuẩn bị
- Thiết bị SGK, chú ý HS theo trên hai đoạn đường AD và AF ở SGK.
- Thiết bị máng nghiêng, bánh xe đồng hồ có kim giây hoặc máy đếm thời gian.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
- GV có thể cung cấp thông tin về dấu hiệu cuả chuyển động đều và chuyển động không đều. Sau đó cho HS tìm trong thực tế.
- GV cho mỗi nhóm nêu ví dụ HS nhóm khác thảo luận. Dựa vào VD đó mà cho HS rút ra dấu hiệu để sau bài học cần khắc sâu.
Yêu cầu: Thời gian như nhau, quảng đường như nhau đó là dấu hiệu của chuyển động đều, ngược lại là chuyển động không đều.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về chuyển động đều, chuyển động không đều
HS làm theo nhóm TN H3.1 SGK quan sát trục quay của bánh xe và ghi quảng đường mà nó làm được trong 3s liên tiếp trên đoạn AD và mặt nằm ngang DF (bảng 3 SGK). Từ kết quả đó mà HS tự trả lời và thảo luận các câu hỏi SGK.
Yêu cầu:
C1. Chuyển động trên máng nghiêng là chuyển động không đều vì trong khoảng thời gian 3s trục bánh xe đi được những quảng đường không bằng nhau, tăng dần AB < BC < CD.
C2. a. Là chuỷên động đều.
b. c,d không đều.
GV yêu cầu HS làm TN, có thể GV làm mẫu trước.
Từ đó đưa ra cho HS khái niệm về chuyển động đều và chuyển động không.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
- GV thông báo cho HS các vận tốc mà ta thường nghe trong thực tế là vận tốc trung bình. GV cho HS tính quảng đường đi được rtong 1s và cho HS biết đó là vận tốc trung bình và ký hiệu: vtb.
Sau đóGV đưa ra công thức:
Tổng quảng đường
vtb =
Tổng thời gian
Hoạt động 4. Vận dụng
GV cho HS làm bài tập vận dụng ở SGK, cho các diện nhóm thảo luận rồi trả lời.
Thứ 5 ngày 25 tháng 9 năm 2008
Tiết 4
Biểu diễn lực
I - Mục tiêu
- Nêu được VD thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.
- Nhận biết được lực là đại lượng vectơ. Biểu diễn được vectơ lực.
II - Chuẩn bị
Cho HS đọc và nhớ lại bài 2 lực cân bằng.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
- Ta đã biết ở lớp 6 lực làm cho vật biến đổi chuỷên động mà làm cho vật thay đổi cả về hướng chuỷên động. Vậy giữa lực và vận tốc thay đổi có liên quan gì?
- GV cho HS thảo luận và đưa ra ví dụ thực tế. Viên bi rơi xuống vận tốc viên bi là nhờ vào đâu? Để xét điều này ta phải nhờ vào sự liên quan giữa lực và vận tốc.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về mối liên hệ giữa lực và vận tốc
- GV cho HS tự rút ra mối quan hệ này có liên quan chặt chẽ, viên bi rơi nhờ trọng lực.
- Sau đó cho HS trả lời C1 SGK.
Yêu cầu: Lực hút nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn.
H 4.2 lực tác dụng của vật làm quả bóng biến dạng và ngựơc lại.
Hoạt động 3. Thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn của lực bằng véc tơ vận tốc.
GV thông báo cho HS biết lực là một đại lượng vectơ. Ví dụ: có độ lớn, hướng, chiều cụ thể. Sau đó GV giới thiệu về cách biểu diễn lực dùng mũi tên, có gốc, có độ lớn, và chiều phương. Hay nói cách khác có 3 yếu tố: Điểm đặt, phương chiều và độ lớn.
Hoạt động 4. Vận dụng
GV cho HS làm bài tập vận dụng ở SGK. Sau đó GV hệ thống lại bài học.
Thứ 4 ngày 1 tháng 10 năm 2008
Tiết 5
Sự cân bằng quán tính
I - Mục tiêu
- Nêu được VD về lực cân bằng. Nhận biết đặc điểm hai lực cân bằng và biểu thị được vectơ lực.
- Tự dự đoán khoa học (về tác dụng lực của hai ực cân bằng lên vật chuỷên động) và làm TN kiểm tra dự đoán để khẳng định : "Vật chụ tác dụng cảu hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều".
- Nêu được một VD về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính.
II - Chuẩn bị
Dụng cụ để làm TN vẽ ở cácH 5.3, 5.4 SGK
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV cho HS dựa vào hình 5 SGK để nhận xét 2 lực P và Q. Khi vật đứng yên để nêu vào đề bài. GV nêu lực tác dụng lên vật cân bằng thì vật sẽ đứng yên, cho HS tìm hiểu một số ví dụ khác như 1 xe ô tô đặt lên bàn khi nó không chuỷên động. GV đặt vấn đề: Khi vật đang chuỷên động mà vẫn chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sao? GV cho HS thảo luận.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về lực cân bằng
- GV cho HS quan sát H2 SGKvề quả cân treo trên dây, quyển sách đặt trên bàn các vật này đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng. GV cho HS chỉ ra 2 lực đó. Sau đó trả lời C1 SGK. Chú ý tới 2 điểm của 2 lực đó.
- GV chuỷên tiếp khi hai lực cân bằng tác dụng vào 1 vật mà vật đó lại đang chuỷên động. Làm TN để HS quan sát và kết luận. Yêu cầu vật chuyển động đều.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về quán tính
- Phát hiện ra quan tính cho HS giải thích 1 vài VD mà GV nêu ra. ô tô, tàu hỏa. chuyển động không thể thay đổi vận tốc được ngay (khi bắt đầu chuỷên động hoặc khi bắt đầu dừng laị mà phải tăng và giảm tốc độ từ từ).
- Nếu ta lấy hai lực như nhau đồng thời tác dụng lên 2 xe ô tô đặt lên bàn thì xe nào sẽ chuỷên động nhanh hơn nếu m1 > m2.
HS thảo luận, vật khó thay đổi vận tốc hơn thì có m.lớn hơn và ngược lại.
Vậy mức quán tính phụ thuộc vào khối lượng của vật.
- GV cho HS vận dụng bài học để trả lời C7, 8, 9 SGK. Cho nhóm thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
Hoạt động 4. Vận dụng
GV cho HS làm bài tập vận dụng ở SGK. Sau đó GV hệ thống lại bài học.
Thứ 5 ngày 9 tháng 10 năm 2008
Tiết 6
Lực ma sát
I - Mục tiêu
- Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát. Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát lăn, ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại này.
- Làm TN để phát hiện ma sát nghỉ.
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi, có hại trong đời sống và kỹ thuật. Nêu được cách khắc phục tác hại của ma sát và vận dụng ích lợi của lực này.
II - Chuẩn bị
- Mỗi nhóm HS: 1 lực kế, 1 miếng gỗ (có 1 mặt nhẵn, 1 mặt nhám), 1 quả cân phục vụ cho TN 6.2 SGK.
- Tranh vòng bi.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
- GV cho đặt vấn đề như SGK so sánh sự khác nhau giữa trục bánh xe bò ngày xưa và ngày nay.
- Cho HS thảo luận.
Yêu cầu: Trục bánh xe ngày nay có bi nên quay nhanh và bon hơn.
GV: là do là do lực ma sát giảm. Vậy lực này là gì? Nó xuất hiện như thế nào? Hôm nay ta nghiên cứu bài học này.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về lực ma sát
- GV có thể nêu câu hỏi: Khi nào có lực ma sát?
- GV cho HS trả lời sau đó nêu ví dụ khi HS chơi kéo mo cau, khi đi qua vùng nước ta cảm thấy kéo nhẹ hơn, dễ kéo hơn, tại sao?
Do lực cản giảm đi giữa mo cau và mặt đất. Khi ta kéo thì lực đó xuất hiện gọi là ma sát trượt. Từ đó GV cho HS kể một vài VD trong thực tế.
Tương tự GV phân tích các loại lực ma sát nghỉ, lăn, trượt. HS tự làm TN để nhận biết quan sát ma sát nghỉ.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về lợi ích của lực ma sát và tác hại của ma sát.
- Qua hình vẽ 6.3 a, b, c SGK GV gợi mở cho HS phát hiện tác hại của ma sát và biện pháp làm giảm.
- HS phải kể tên được lực ma sát và cách khắc phục để giảm lực ma sát.
Hoạt động 4. Vận dụng
- GV cho HS làm bài tập vận dụng ở SGK.
- Sau đó GV hệ thống lại bài học.
Thứ 5 ngày 16 tháng 10 năm 2008
Tiết 7
áp suất
I - Mục tiêu
- Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
- Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực và áp suất.
- Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
II - Chuẩn bị
- 1 chậu nhựa đựng cát nhỏ.
- 3 miếng kim loại hình hộp chữ nhật của bộ dụng cụ TN.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
- GV cho đọc phần đầu bài.
- GV cho HS thảo luận.
Hoạt động 2. Hình thành khái niệm áp lực
- GV cho HS quan sát hình ở SGK. Trong các lực đó thì lực nào vuông góc với mặt bị ép.
Yêu cầu: Trọng lực và lực của tay tác dụng lên đầu đinh.
Vậy áp lực là gì? HS tự trả lời, GV hệ thống lại.
Yêu cầu: áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- GV cho HS tìm thêm các ví dụ khác.
HS trả lời câu hỏi 1 SGK.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về áp suất.
- GV đưa ra vấn đề: Đưa ra một viên gạch cho HS quan sát các mặt so sánh về diện tích. Ta thấy có 3 mặt với diện tích khác nhau.
Khi để nằm thì diện tích lớn nhất, để nghiêng thứ hai, để đứng thứ 3 (s nhỏ nhất).
- GV lần lượt đặt lên cát mịn và so sánh độ lún của nó và nhận xét:
+ Nếu cùng một viên gạch có áp lực như nhau thì khi đặt như thế nào thì độ lún nhiều nhất, thấp nhất?
+ Nếu cùng 1 diện tích bị ép nếu áp lực lớn tác dụng của nó như thế nào?
GV cho HS thảo luận, GV bổ sung và đưa ra câu trả lời.
Hoạt động 4. Công thức tính áp suất
Phần này GV giới thiệu như SGK, để đặc trưng cho tác dụng của áp lực người ta đưa ra khái niệm áp suất.
áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép. Ta có:
P = F/S
Trong đó: F là áp lực, đơn vị: N
S là diện tích bi ép, đơn vị: m2
P là áp suất, đơn vị: N/m2, 1 Pa = 1 N/ m2
Hoạt động 5. Vận dụng
- GV cho HS làm bài tập 2 ở SGK.
C4. Lưỡi dao càng mỏng thì càng dễ cắt.
Vì cùng F mà S càng nhỏ thì p càng lớn.
- Sau đó GV hệ thống lại bài học.
Thứ 3 ngày 21 tháng 10 năm 2008
Tiết 8
áp suất chất lỏng - bình thông nhau
I - Mục tiêu
- Mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng được công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập đơn giản.
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
II - Chuẩn bị
- 1 bình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng.
- 1 bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy.
- 1 bình thông nhau.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV dùng phần đầu bài SGK.
Hoạt động 2. Tìm hiểu áp suất của chất lỏng lên đáy bình và thành bình
GV giới thiệu dụng cụ TN cho HS quan sát. Khi chưa có nước vào, khi đã đổ nước vào, khi đổ nước ít và nước nhiều quan sát TN và trả lời C1, 2.
Yêu cầu: C1. Chứng tỏ có áp suất tác dụng lên nó theo cách khác.
C2. Không phải mà tác dụng theo mọi hướng.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về áp suất của chất lỏng tác dụng lên các vật đặt trong nó.
- GV đưa ra vấn đề: Chất lỏng gây áp suất trong lòng nó không? Làm thế nào biết được.
- GV cho HS mô tả TN và dự đoán.
Kết luận: áp suất tác dụng lên thành, đáy và cả lòng nó.
Hoạt động 4. Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
Yêu cầu: HS sử dụng công thức tính áp suất chất rắn để đưa ra công thức tính áp suất chất lỏng.
Cụ thể: P' = P/S = DV/S = d.s.h/s = d.h
Ta có: p = d.h
Trong đó: p là áp suất, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
h là độ cao cột chất lỏng.
Nếu đơn vị của d là N/m3 của h là m
Thì p = N/m2
Hoạt động 5. Nghiên cứu về bình thông nhau
- Cho HS dự đoán mực chất lỏng ở 2 nhánh khi nó đứng yên.
- Sau khi làm TN HS thảo luận và đưa ra kết luận.
Yêu cầu: Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên thì các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có độ cao như nhau.
Hoạt động 6. Vận dụng
- Nếu còn thời gian cho HS làm BT ở phần câu hỏi vận dụng.
- Sau đó GV hệ thống lại bài học.
Thứ 3 ngày 28 tháng10năm 2008
Tiết 9
áp suất khí quyển
I - Mục tiêu
- Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
- Giải thích được TN Tô-ri-xe-li và một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
- Hiểu được vì sao độ lớn cảu áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của thủy ngân và biết cách đổi từ đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2.
II - Chuẩn bị
- 2 vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
- 1 ống thủy tinh dài 10 -15 cm, tiết diện 2 - 3mm, 1 cốc đựng nước.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV dùng phần đầu bài SGK.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển
GV giới thiệu về lớp khí quỷên dày hàng vạn km. Con người và động vật đang sống dưới đáy của đại dương không khí.
Sau đó cho HS làm TN 9.2, 9.3 SGK làm xong TN HS thảo luận và trả lời C1, 2, 3 4.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về độ lớn của áp suất khí quyển .
- Trước hết cho HS rõ: Vì sao không thể dùng công thức p = F/S hoặc p = d.h để tính áp suất khí quyển.
Yêu cầu: Không khí không có mật thoáng ổn định nên không đo trực tiếp mà phải đo gián tiếp. Từ đó mà mô tả TN Tô-ri-xe-li, GV lưu ý HS cột thủy ngân trong ống đứng cân bằng ở độ cao 76cm và phía trên ống là chân không.
- HS trả lời câu hỏi SGK C6, C7.
Yêu cầu:Cột thủy ngân cao 76cm đã cân bằng với áp suất khí quyển bên ngoài. Muốn tính áp suất khí quyển ta chỉ việc tính áp suất của cột thủy ngân cao 76 cm là được.
Từ đó GV giải thích ý nghĩa cách nói áp suất theo cmHg hoặc mmHg.
Yêu cầu: Độ lớn của áp suất khí quyển bằng:
Pkq = dTN .hTN = 136.000 N/m3 .0,76 = 103.360 N/ m3
Hoạt động 4. Vận dụng
- Nếu còn thời gian cho HS làm BT ở phần câu hỏi vận dụng.
- Sau đó GV hệ thống lại bài học.
Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2008
Tiết 11
Bài kiểm tra 1 tiết
I .Phần trắc nghiệm
Câu 1. Đơn vị nào sau đây dùng để tính vận tốc:
Km.h C. h/Km
m.s D. m/ngày
Câu 2. Cặp lực nào sau đây làm vật đứng yên:
A. Cùng phương cùng độ lớn. B. Cùng phương ngược chiều.
C. Cùng phương cùng chiều. D. Cùng độ lớn cùng phương ngược chiều.
Câu 3. Người hành khách đang ở trên xe đang chuyển động đột ngột ngã ra sau chứng tỏ:
A. Xe rẽ phải. B. Xe rẽ trái.
C. Xe chuyển động nhanh đột ngột. D. Xe chuyển động chậm đột ngột.
Câu 4. áp suất tăng khi:
A. F¯ Sư B. Fư Sư
C. F¯ S¯ D. Fư S¯.
II. Tự luận
Câu 5. Một người đi xe đạp lên đèo dài 45 Km mất 2h 3 phút, xuống đèo 30 Km mất 2h, nghỉ tại đèo 15 phút. Tính vTB lên, xuống và cả lên xuống.
Câu 6. Nói áp suaat khí quyển là 760 mmHg nghĩa là thế nào? Cứ lên cao 12 m thì áp suất giảm 1mmHg. Hỏi núi cao 2400m thì áp suất tại đó là bao nhiêu mmHg và N/m2.
Câu 7. Một tàu khi di chuyển dưới biển áp kế chỉ 1.020.000 N/m2. Một lúc sau chỉ 1.040.000 N/m2.
a. Tàu đã nổi lên hay lặn xuống? Tại sao?
b. Tính độ sâu của tàu tại 2 điểm đó biết dnh = 10.300N/m3
Thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2008
Tiết 13
Thực hành : nghiệm lại Lực đẩy ác-si-mét
I - Mục tiêu
- Viết được công thức tính lực đẩy ác-si-mét, nêu đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
- Tập đề xuất phương án TN trên cơ sở những dụng cụ đã có.
- Sử dụng được lực kế bình chia độ... để làm TN kiểm chứng độ lớn của lực đẩy ác-si-mét.
II - Chuẩn bị
- 1 lực kế có GHĐ 0 - 2,5 N.
- 1 vật bằng nhôm có V = 50 cm3.
- 1 bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bản mẫu báo cáo TN.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1.GV phân công dụng cụ cho HS
Hoạt động 2. GV nêu rõ mục tiêu của bài thực hành, giới thiệu dụng cụ TN.
Hoạt động 3. GV yêu cầu HS phát biểu công thức tính lực đẩy ác-si-mét, nêu phương án TN kiểm chứng.
Hoạt động 4. GV yêu cầu HS tự làm bài theo tài liệu, lần lượt trả lời câu hỏi vào mẫu báo cáo đã được chuẩn bị trước.
Hoạt động 5. GV thu bản báo cáo, tổ chức thảo luận về các kết quả, đánh giá, cho điểm.
IV. Trả lời câu hỏi và bài tập
C1.Xác định độ lớn của lực đẩy ác-si-mét bằng công thức :
FA = P - F
Trong đó: P là trọng lượng vật
F là hợp lực của P và lực đẩy ác-si-mét tác dụng vào vật khi vật được nhúng chìm trong chất lỏng.
C2. Thể tích vật bằng thể tích phần nước dâng lên trong bình khi nhúng chìm trong bình nước:
V = V2 - V1
C3. Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính bằng công thức:
PN = P2 - P1
Thứ 2 ngày 2 tháng 12 năm 2008
Tiết 14
Sự nổi
I - Mục tiêu
- Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Giải thích được các hiện tượng vật thường nổi trong đời sống.
II - Chuẩn bị
Cho mỗi nhóm HS:
- 1 cốc thủy tinh to đựng nước.
- 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ.
- 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy.
- Mô hình tàu ngầm.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV có thể nêu như SGK. Đối thoại giữa An và Bình hoặc cho HS thảo luận câu tục ngữ. Sau đó GV làm TN về sự nổi của vật, chìm, lơ lửng trong chất lỏng sử dụng các thiết bị đã ghi ở trên.
Hoạt động 2. Tìm hiểu khi nào vật nổi, vật chìm
GV cho HS trả lời và thảo luận câu hỏi 1, 2 SG. Sau đó GV đưa ra ý kiến cuối cùng.
Hoạt động 3. Tìm độ lớn của lực đẩy ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng
- GV làm TN thả máng gỗ vào nước, nhấn cho miếng gỗ chìm, rồi buông tay ra. Miếng gỗ sẽ nổi lên trên mặt thoáng của nước.
- GV yêu cầu HS quan sát TN rồi trả lời C6, C7, C8.
C6. P = dv.V
FA = dl.V Dựa vào C2 ta có:
- Vật chìm khi P > FA ị dv > dl
- Vật lơ lửng khi P = FA ị dv > dl
- Vật nổi khi P dl
C7. Hòn bi có db > dtàu nên bi chìm tàu nổi.
C8. Thả bi thép vào thủy ngân thì bi thép nổi vì dthép < dTN
Hoạt động 4. Củng cố GV Hệ thống lại bài học cho HS
Thứ 3 ngày 9 tháng 12 năm 2008
Tiết 15
Công cơ học
I - Mục tiêu
- Nêu được các ví dụ khác trong SGK về các trường hợp công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị, biết vận dụng công thức A = F.s để tính công trong trờng hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật.
II - Chuẩn bị
GV chuẩn bị tranh giáo khoa:
- Con bò kéo xe.
- Vận động viên cử tạ.
- Máy xúc đất đang làm việc.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV giới thiệu trong đời sống ta quan niệm người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, HS ngồi học...đều đang thực hiện công. Công này không phải tất cả là công cơ học. Vậy công cơ học là gì? Hôm nay ta nghiên cứu bài học sau.
Hoạt động 2. Hình thành khái niệm công cơ học
- GV treo tranh có 3 hình vẽ con bò kéo xe, vận động viên nâng tạ, mặt trăng chuyển động quanh trái đất để HS quan sát. Sau đó thông báo cho HS
Trường hợp 1: Lực kéo con bò thực hiện công.
Trường hợp 1: Người lực sĩ không thực hiện công.
- GV cho HS trả lời và thảo luận câu hỏi 1, 2 SG. Sau đó GV đưa ra ý kiến cuối cùng.
Sau đó GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận, cho các nhóm đại diện trả lời. Nhắc lại phần kết luận, HS trả lời C1, C2.
C1. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuỷên dời theo phương không vuông góc của lực.
C2. (1) lực. (2) chuỷên dời. (3) không vuông góc.
Hoạt động 3. GV thông báo công thức tính công cơ học
HS trả lời C5. Độ lớn cuả công cơ học phụ thuộc vào 2 yếu tố lực F và quảng đường s.
Công thức tính công A = F.S
Trong đó: A là công, đơn vị: J
F là lực, đơn vị: N
S là quảng đường, đơn vị: m
1J = 1 N.m
Hoạt động 4. Vận dụng
- GV lần lượt nêu các bài tập 6, 7 SGK.
Cho HS thảo luận, gọi đại diện trả lời, GV tóm tắt, ghi kết quả lên bảng.
C6. Ví dụ nếu có lực tác dụng và có độ dời của vật.
C7. A = F.s = 500.1000 = 500.000J = 500KJ
- Dặn dò HS học vở ghi, xem trước bài 15.
Thứ 4 ngày 17 tháng 12 năm 2008
Tiết 16
định luật về Công
I - Mục tiêu
- Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng và ròng rọc động.
II - Chuẩn bị
GV chuẩn bị:
- 1 lực kế loaị 5N.
- 1 ròng rọc động, 1 quả nặng 200g.
- 1 gía có thể kẹp vào mép bàn.
III - Tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Phần này GV đặt vấn đề như SGK.
Hoạt động 2. Tiến hành TN để đưa đến kết luận
- GV giới thiệu thiết bị TN tiến hành như SGK, vừa làm vừa hướng dẫn HS quan sát.
- Sau đó GV nêu các câu hỏi để HS trả lời.
Công A1 được tiến hành như thế nào A = p.h
HS theo dõi và ghi kết quả vào bảng.
- HS trả lời C1, C2, C3 và C4 SGK.
Sau đó so sánh công A1
File đính kèm:
- Giao an Vat li 8(7).doc