Tiết 11: LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT
I/.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này.
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
- Giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
- Vận dụng công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng:
Giải thích được một số hiện tượng có liên quan.
3. Thái độ:
Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm.
5 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 8 tuần 12: Lực đẩy ácsimét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 06/11/2008
Ngày dạy : 09/11/2008
Tiết 11: LựC ĐẩY áCSIMéT
I/.Mục tiêu:
Kiến thức:
- Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy ác-si-mét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này.
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy ác-si-mét, nêu tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
- Giải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan.
- Vận dụng công thức tính lực đẩy ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản.
Kĩ năng:
Giải thích được một số hiện tượng có liên quan.
Thái độ:
Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên:
Chuẩn bị TN hình 10.2 và hình 10.3 SGK.
Học sinh:
Nghiên cứu kĩ SGK
III.Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra sự chuẩn bị của hs cho bài mới
3. Bài mới:
Tổ chức tình huống học tập.
Các em quan sát thí nghiệm
Dùng tay ấn chìm khối gỗ trong nước rồi khi ta bỏ tay ra khối gỗ nổi lên? Tại sao?
Vậy lực này có dặc điểm như thế nào. Ta đi tìm hiểu trong bài học hôm nay.
HĐ1: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
Gv: Tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát:
Thí nghiệm gồm có:
+ Giá đỡ thí nghiệm.
+ Lực kế.
+ Quả nặng
Quan sát và so sánh số chỉ của lực kế trong hai trường hợp.
TH1: Treo quả nặng vào lực kế.
Lực kế chỉ giá trị P. Đó là độ lớn của lực nào và có phương, hướng như thế nào?
TH2: Sau đó nhúng vật nặng chìm trong nước.
Gv: Lực kế chỉ giá trị P1. Có nghĩa gì?
Gv: Giải thích vì sao số chỉ của lực kế lại giảm?
Gv: Cái gì đã tác dụng lực đẩy lên quả nặng.
Gv: Nếu thay nước bởi chất lỏng khác, hiện tượng này có xảy ra không?
Gv: Từ nhận xét câu TN các em em câu C1
Gv: Hãy nêu đặc điểm của lực do chất
Lỏng tác dụng lên vật nhúng chìm trong nó.
Gv: Các em đi hoàn thành cho thầy câu C2.
Gv: Các em biểu diễn các lực tác dụng lên vật trong hình vẽ và chỉ rõ tên, phương chiều của các lực đó? Vào phiếu học tập
Gv: Nhấn mạnh đây là một vật nặng m được nhấn chìm trong nước.
Các em hoạt động cá nhân trong thời gian 2 phút
Giáo viên chuyển ý: Lực đẩy ác- si- mét có điểm đặt, phương, chiều đã xác định như trên; còn yếu tố quan trọng là độ lớn. Vậy độ lớn của lực đẩy ác – si – mét được xác định theo quy luật nào thầy trò chúng ta sang nghiên cứu phần II của bài
HĐ2: Tìm hiểu độ lớn lực đẩy ác-si-mét.
Thông báo phần dự đoán của nhà bác học ác-si-mét.
“ Truyền thuyết kể rằng, một hôm ác-si- mét đang nằm trong bồn tắm đầy nước chợt phát hiện ra rằng ông nhấn chìm người trong nước càng nhiều thì lực đẩy do nước tác dụng lên ông càng mạnh, nghĩa là thể tích phần nước bị ông chiếm chỗ càng lớn thì lực đẩy của nước càng mạnh. Dựa trên nhận xét này, ác-si-mét đoán là độ lớn của lực dẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vạt chiếm chỗ.”
Gv: ác- si- mét đã căn cứ vào đâu mà nhận xét như thế?
Gv: Đúng: Bình thường ta không nhận thấy rõ sự phụ thuộc của lực đẩy vào chất lỏng chính vì thế sự phát minh của ác- si- mét mới trở lên nổi tiếng trong lịch sử.
Để kiểm tra dự đoán ta tiến hành thí nghiệm.
Gv: Các em quan sát thí nghiệm kiểm tra thầy tiến hành và thảo luận theo nhóm để chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy ác- si- mét nêu trên là đúng.
Lần 1: Treo cố A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế. Lực kế chỉ giá tri:
Lực kế chỉ giá trị P1 là gì?
Lần 2: Nhúng vật nặng vào bình tràn đựng đầy nước. Nước từ bình tràn chảy vào cốc B
Lực kế chỉ giá trị: P2= 3N.
Số chỉ P2 cho biết gì?
Lần 3: Đổ nước từ cốc B vào cốc A
Lực kế chỉ giá trị:
FA = FB
Nhắc: P1=P1’=PB+P2 (1)
P1-P2 = FA (2)
Hướng dẫn học sinh làm C3 (đáp án như SGV/60)
Gv: Gọi V Là thể tích của vật(thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ),d là trọng lượng riêng của chất lỏng, hãy tính trọng lượng lượng của khối chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Pcl=FA
Mà vật nhúng chìm trong chất lỏng nên trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ chính là lực đâỷ ác –si-mét.
Khắc sâu công thức này. Hãy cho biết FA phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Fa có phụ thuộc vào Vvật không?
FA có phụ thuộc vào dvật không?
HĐ4: Vận dụng.
Yêu cầu học sinh làm C4, C5, C6 vào vở (vận dụng công thức để làm C5, C6).
Hướng dẫn học sinh làm C7 ở nhà (phương tiện bổ sung: quả nặng, bình tràn, các quả cân)
Dặn dò:
Học thuộc ghi nhớ.
Làm C7.
Ôn lại các công thức trong bài.
Hs: Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Nước đã tác dụng lên khối gỗ một lực làm đẩy khối gỗ lên
I.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
Hs: P Trọng lượng của vật rắn. Có phương thẳng đứng, có hướng từ dưới lên.
Hs: P1 Trọng lượng của vật rắn khi nhúng chìm trong nước. Có phương thẳng đứng, có hướng từ dưới lên.
Hs: Có lực đẩy của nặng từ dưới lên trên làm cho lò xo bị co bớt lại.
Hs: Chỉ có nước.
Hs: Nếu thay nước bằng chất lỏng khác thì hiện tượng này vẫn xảy ra.
Hs:
C1: P1 < P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy từ dưới lên
Hs: Điểm đặt tại vật , phương thẳng đứng, hướng lên trên.
.
C2: Một vật nhúng trong chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.
Hs: Cá nhân Hs biểu diễn vào phiếu học tập.
+ Lực đẩy của nước tác dụng lên vật nhúng chìm trong nước, phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
+Trọng lực tác dụng vào vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
II.Độ lớn lực đẩy ác-si-mét.
1.Dự đoán.
Học sinh nhắc lại dự đoán ác-si-mét.
Hs: Căn cứ: Càng chìm nhiều trong nước lực đẩy càng lớn; phụ thuộc vào thể tích vật nhúng trong nước(hay phần nước bị vật chiếm chỗ)
2.Thí nghiệm kiểm tra.
Tiến hành thí nghiệm theo nhóm ghi kết quả P1, P2 vào bảng.
P1 : Trọng lượng tôngr cộng của quả nặng và cốc.
P2: Trọng lượng tổng cộng của quả nặng và cốc trừ đi lực đẩy ác –si mét.
Làm C3 vào vở.
3.Công thức tính độ lớn lực đẩy ác-si-mét
d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3).
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
FA: lực đẩy ác-si-mét (N)
FA = d.V
Hs: FA phụ thuộc d,v.
Không
III.Vận dụng.
Làm C4, C5, C6 vào vở.
Làm C7 vào vở bài tập.
Một vài nhận xét:
Kí duyệt của BGH
Giao hải, ngày 15 tháng 11 năm 2008
File đính kèm:
- tuan 12.doc