Tiết 1: Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nắm được nội dung của định luật.
+ Viết được biểu thức của đinh luật, và giải thích được các đại lượng có trong công thức.
2. Kỹ năng:
+ Vận dụng được công thức để giải bài tập liên quan.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan trong tự nhiên.
+ Rèn luyện kỹ năng tính toán, tư duy logic.
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập.
+ Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất cho nhà trường.
+ Có thái độ học tập tích cực.
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí lớp 11 - Tiết 1 bài 1: Điện tích. Định luật cu – lông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/8/2012
Tiết 1: Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nắm được nội dung của định luật.
+ Viết được biểu thức của đinh luật, và giải thích được các đại lượng có trong công thức.
2. Kỹ năng:
+ Vận dụng được công thức để giải bài tập liên quan.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan trong tự nhiên.
+ Rèn luyện kỹ năng tính toán, tư duy logic.
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập.
+ Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất cho nhà trường.
+ Có thái độ học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ - PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:
Bộ thí nghiệm hình 1.1, và cân xoắn Cu-lông
2. Học sinh:
Ôn tập kiến thức liên quan và học bài cũ.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ Dùng phương pháp trao đổi, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: ( 10 phút ) SỰ NHIỄM ĐIỆN CỦA CÁC VẬT. ĐIỆN TÍCH. TƯƠNG TÁC ĐIỆN.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Khi nào thì một vật nhiễm điện?
HS: Khi cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng
GV: Các vật nhễm điện được gọi là gì?
HS: là điện tích
GV: điện tích điểm là gì?
HS: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
GV: Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau thế nào?
HS: Hai điện tích cùng loại đẩy nhau. Khác loại thì hút nhau.
GV: Lực tương tác giữa các điện tích phụ thuộc vào yếu tố nào? Biểu thức tính ra sao?
1. Sự nhiễm điện của các vật.
2. Điện tích.Điện tích điểm.
Đơn vị điện tích là Culông. Kí hiệu là: C
Điện tích của êlectron là: e = - 1,6.10-19C.
3. Tương tác điện. Hai loại điện tích.
Có hai loại điện tích: âm ( - ) và dương (+)
Hoạt động 2: ( 25 phút ) ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG. HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
+ Nhà bác học Cu-lông là người đầu tiên thiết lập được biểu thức tính lực điện. Ông đã dùng cân xoắn để đo độ lớn của lực tương tác điện này.
GV: trong công thức (1):
F: [N], r[m], q1, q2[C]
+ Lực tương tác giữa 2 điện tích điểm đặt trong chân không có:
Điểm đặt : điện tích
Phương: đường thẳng nối hai điện tích
Chiều: lực đẩy nếu 2 điện tích cùng dấu. lực hút nếu 2 điện tích trái dấu
Độ lớn:
GV: Hằng số điện môi là gì?
HS: là môi trường cách điện
Định luật Cu-lông
Nội dung: SGK
Biểu thức:
( 1)
Với: k là hệ số tỉ lệ
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi.
là hằng số điện môi.
Với chân không thì
Hoạt động 3: ( 10 phút ) CŨNG CỐ - VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN-HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
VD1: Nếu tăng khoảng cách giữa hai quả cầu lên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng tăng hay giảm bao nhiêu lần?
HS: lực tương tác sẽ giảm 9 lần
VD2: Đặt hai điện tích tại hai điểm cách nhau 6 cm trong chân không. Xác định lực điện tương tác giữa chúng ?
VD3: Đặt hai điện tích tại hai điểm cách nhau 6 cm trong môi trường Parafin có hằng số điện môi . Xác định lực điện tương tác giữa chúng?
Áp dụng định luật Cu-lông:
Thay số :
VD3:
Áp dụng công thức:
Thay số:
Ngày soạn: 19/8/2012
Tiết 2: Bài 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Nắm được nội dung cơ bản của thuyết Electron.
+ Nắm được định luật bảo toàn điện tích.
2. Kỹ năng:
+ Vận dụng thuyết Êlectron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
+ Giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến bài học.
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập và rèn luyện.
+ Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất và tài sản của nhà trường.
II. CHUẨN BỊ - PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên:
+ Một số hình vẽ để phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh:
+ Ôn tập kiến thức liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ Dùng phương pháp trao đổi, thảo luận, đặt và giải quyết vấn đề.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: ( 5 phút ) Ổn định lớp – Bài cũ:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hãy phát biểu và viết biểu thức của định luật Cu-lông?
HS: Trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: ( 20 phút ) Thuyết Êlectron
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hãy nêu cấu tạo của nguyên tử?
HS: Nguyên tử = hạt nhân + êlectron
GV: Hạt nhân cấu tạo thế nào?
HS: Hạt nhân = Prôtôn ( dương) + Nơtrôn ( không mang điện)
+ trong một nguyên tử thì : Số Proton = Số Electron
+ Electron và Proton được gọi là điện tích nguyên tố.
GV: Nêu định nghĩa về thuyết Êlectron?
HS: Là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích cá hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật.
GV: Hãy nêu những nội dung chính của thuyết về việc giải thích sự nhiễm điện của các vật?
HS: a. các e có thể rời khỏi nguyên tử( NT) để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. NT mất e thì gọi là ion dương.
b. một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm e để trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm.
c. một vật có:
- số e nhiều hơn số p thì mang điện âm
- số e ít hơn số p thì mang điện dương
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.Điện tích nguyên tố.
Êlectron có:
- Điện tích:
- Khối lượng:
Prôtôn có:
- Điện tích:
- Khối lượng:
2. Thuyết Êlectron
ĐN: SGK
Hoạt động 3: ( 10 phút ) Vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hãy cho biết vật dẫn điện và vật cách điện?
HS: Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
Vật cách điện là vật chứa rất ít điện tích tự do.
GV: Hãy nêu đặc điểm của nhiễm điện do tiếp xúc?
HS: sau khi tiếp xúc thì hai vật nhiễm điện cùng dấu
1. Vật dẫn điện và vật cách điện.
a. Vật dẫn điện:
b. Vật cách điện:
2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc:
3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng:
Hoạt động 4: ( 5 phút ) Định luật bảo toàn điện tích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Hãy phát biểu định luật bảo toàn điện tích?
HS: Trả lời câu hỏi
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
Hoạt động 5: ( 5 phút ) Cũng cố - vận dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hãy giải thích hiện tượng bụi bám chặt vào cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất mạnh?
HS: Cánh quạt được phủ một lớp sơn, khi quay lớp sơn cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện và hút các hạt bụi trong không khí.
File đính kèm:
- BAI 1 DINH LUAT CULONG BAI 2 THUYET ELECTRON.doc