a) Mục tiêu:
+ Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
+ Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân, chung cả lớp
c) Sản phẩm: HS trình bày được các tác dụng của dòng điện trong một số dụng cụ, thiết bị điện.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên yêu cầu:
+ HS1: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em biết. Kể tên một vài vật VD. *Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi của GV.
- Giáo viên: Theo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi kiểm tra dưới lớp 1 lượt.
- Dự kiến sản phẩm: kể tên 5 tác dụng của dòng điện và lấy ví dụ: Tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa và tác dụng sinh lý của dòng điện.
*Báo cáo kết quả: Tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa và tác dụng sinh lý của dòng điện.
9 trang |
Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 28: Tìm hiểu về cường độ dòng điện - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Long Biên Họ và tên giáo viên:
Tổ tự nhiên Nguyễn Thị Loan
TÊN BÀI DẠY:Tiết 28 TÌM HIỂU VỀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
Môn :Vật lí Lớp 7
ThỜI gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu A).
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế).
2. Năng lực:
Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
Kế hoạch bài học.
Học liệu:
2 pin, một bóng đèn pin.
1 biến trở, một đồng hồ đa năng.
5 đoạn dây nối.
2. Học sinh:
Đọc trước nội dung bài học.
2 pin, một bóng đèn pin.
1 một ampe kế, một công tắc.
5 đoạn dây nối.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
Nội dung: Hoạt động cá nhân, chung cả lớp
Sản phẩm: HS trình bày được các tác dụng của dòng điện trong một số dụng cụ, thiết bị điện.
Tổ chức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu:
+ HS1: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em biết. Kể tên một vài vật VD. *Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi của GV.
Giáo viên: Theo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi kiểm tra dưới lớp 1 lượt.
Dự kiến sản phẩm: kể tên 5 tác dụng của dòng điện và lấy ví dụ: Tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa và tác dụng sinh lý của dòng điện.
*Báo cáo kết quả: Tác dụng nhiệt, phát sáng, từ, hóa và tác dụng sinh lý của dòng điện.
*Đánh giá kết quả:
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
Giáo viên nhận xét, đánh giá:
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để đo độ mạnh yếu của dòng điện khi chạy qua các thiết bị điện thì dùng đại lượng nào?
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Để biết câu trả lời chính xác. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay, tìm hiểu về cường độ của dòng điện.
2. HOẠT ĐỘNG 2:HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2a: Cường độ dòng điện
a) Mục tiêu:
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe (kí hiệu A).
b) Nội dung:
Hoạt động cá nhân, nhóm: Thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.
Hoạt động chung cả lớp: nêu và giải quyết vấn đề.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
1.
Cường độ dòng điện
- Giáo viên yêu cầu: Theo dõi SGK chuẩn bị tiến
hành thí nghiệm như hình 24.1/SGK
1.
Quan sát thí nghiệm của
+ Hãy cho biết thí nghiệm gồm những dụng cụ gì?
GV.
+ Tiến hành như thế nào?
2.
Cường độ dòng điện
+ Hãy lắp mạch điện theo sơ đồ H24.1/SGK.
Quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh:
Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
Theo dõi TN nhóm hoặc GV làm.
Các nhóm mắc sơ đồ mạch điện như hình 24.1
SGK. Từ kết quả thí nghiệm hãy hoàn thành nội dung phần trả lời câu hỏi điền số thích hợp.
Giáo viên: Hỗ trợ giới thiệu các dụng cụ: biến trở, am pe kế. Tác dụng của các dụng cụ:
+ Ampekế để phtá hiện dòng điện mạnh hay yếu. + Biến trở để thay đổi dòng điện trong mạch.
+ Hướng dẫn HS cách mắc và tiến hành thí nghiệm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi
GV mời HS khác nhận xét, đánh giá
Bước 4: Kết luận, nhận định
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.
Cường độ dòng điện kí hiệu là I
Đơn vị là ampe, kí hiệu A. Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, ta dùng miliampe kí hiệu mA.
mA=0,001A.
1A=1000mA.
Hoạt động 2b: Ampe kế.
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo và cách sử dụng dụng cụ đo cường độ dòng điện là
ampe kế.
Nội dung: Quan sát thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề.
Sản phẩm: Phiếu học tập
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu:
Tìm hiểu SGK nhắc lại Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì?
Tìm hiểu về ampe kế để trả lời nội dung câu hỏi C1.
Trong hình 24.2 ampe kế nào dùng kim chỉ thị và ampe kế nào hiện số?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV, trả lời câu hỏi C1.
Giáo viên: treo hình 24.2 cho HS tìm hiểu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi
GV mời HS khác nhận xét, đánh giá
Bước 4: Kết luận, nhận định
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Ampe kế
Ampe kế là dụng cụ dùng đo cường độ dòng điện.
Điền vào bảng 1.
Ampe kế
GHĐ
ĐCNN
Hình
100mA
10mA
24.2a
Hình
6A
0,5A
24.2b
Ampe kế hình 24.2a và 24.2b dùng kim chỉ thị, hình 24.2c hiện số.
Các chốt dây của ampe kế ghi dấu “+” chốt dương và dấu “-“ chốt âm.
Hoạt động 2c: Đo cường độ dòng điện
Mục tiêu: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện (lựa chọn ampe kế thích hợp và mắc đúng ampe kế)
Nội dung: Quan sát thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu, nêu và giải quyết vấn đề.
Sản phẩm: Phiếu học tập
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu:
Vẽ sơ đồ mạch điện như hình 24.3.
Hoạt động nhóm nêu cách mắc mạch điện như
hình 24.3.
+ Quan sát TN, đọc và trả lời nội dung câu hỏi C2.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV.
Giáo viên: Mắc mạch điện hình 24.3/SGK.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi
GV mời HS khác nhận xét, đánh giá
Bước 4: Kết luận, nhận định
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Đo cường độ dòng điện
A
C2.
Lớn – sáng
Nhỏ – tối
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
Hệ thống hóa KT và làm một số BT.
HS nhận ra được đơn vị và kí hiệu về cường độ dòng điện. Ampe kế là gì?
Nội dung: Nêu và giải quyết vấn đề C3, C4, C5/SGK.
Sản phẩm: Phiếu học tập
Tổ chức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu nêu:
GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
Đơn vị và kí hiệu về cường độ dòng điện là gì?
Ampe kế là gì?
Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C3, C4,C5.
Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C3, C4, C5 và ND bài học để trả lời.
Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
*Báo cáo kết quả:
C3:
0,175A=175mA
0,38A= 380mA
1250mA=1,25A
280mA=0,280A
C4: 2-a; 3-b; 4-c.
C5: Chọn câu a
*Đánh giá kết quả:
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
Nội dung: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
Tổ chức thực hiện:
Giáo viên yêu cầu nêu:
Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo: Hiệu điện thế.
Đọc mục có thể em chưa biết.
Làm các BT trong SBT: từ bài 24.1 -> 24.5/SBT.
Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu ND bài học, trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
Giáo viên:
Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả
Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_7_tiet_28_tim_hieu_ve_cuong_do_dong_dien.docx