Giáo án Vật lí Lớp 9 - Chương trình cả năm - Đinh An Nguyên

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức: Nhận biết được đơn vị điện trở vận dụng công thức tính điện trở làm bài tập.

- Phát biểu và viết được hệ thức định luật ôm.

b. Kĩ năng: Vận dụng định luật ôm để tính các bài tập đơn giản.Kĩ năng tính toán.

c. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài.

2. CHUẨN BỊ

a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp

b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

a, Kiểm tra bài cũ (5’)

* Hệ thống câu hỏi: Phát biểu mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện?

* Đáp án biểu điểm. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hđt đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hđt giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ ( U = 0; I = 0).

 

doc154 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Chương trình cả năm - Đinh An Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẬT LÍ 9 Ngày soạn:24/8 Ngày giảng: 28/8 lớp 9A,B Tiết :1 Bài: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN. 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức: Nêu được cách bố trí thí và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện hđt giữa hai đầu dây dẫn. b. Kĩ năng: Vẽ sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I và U từ đồ thị thực tiễn. - Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.. c. Thái độ: Học sinh có hứng thú học bộ môn. 2. CHUẨN BỊ a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp - làm thí nghiệm trước khi lên lớp: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: - 1 dây điện trở bằng constantan, l = 1m, Ø = 0.3mm, quấn trên lõi sứ, - 1 Ampekế có GHĐ 1,5A và ĐCNN là 0,1A; 1 Vôn kế có GHD là 6V và ĐCNN là 0,1V; 1 công tắc; 1 nguồn điện 6V; 7 đoạn dây nối . b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a, Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra) b, Dạy nội dung bài mới HĐ THẦY HĐ TRÒ Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’) GV giới thiệu chương (các kí hiệu dùng trong sách), đặt câu hỏi theo hệ thống trong SGK (GV gợi ý HS trong các câu hỏi đầu chương nếu gặp phải khó khăn. HS dựa vào kết quả đã học ở lớp 7 trả lời câu hỏi ở đầu chương GV đặt vấn đề như trong SGK để vào bài mới. HS dự đoán: + I không tỉ lệ với hđt đặt vào hai đầu dây dẫn. + I tỉ lệ thuận với hđt đặt vào hai đầu dây dẫn. + I tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Hoạt động 3: Thí nghiệm (15’) GV treo sơ đồ mạch điện trong SGK hình 1.1, yêu cầu HS phân tích sơ đồ mạch điện. 1. Sơ đồ mạch điện. Một HS trả lời: Sơ đồ mạch điện gồm: + Nguồn điện: Dùng để cung cấp và duy trì dòng điện lâu dài trong vật dẫn. + Công tắc dùng để đóng ngắt mạch điện. + Dây dẫn đóng vai trò truyền tải dòng điện. + Ampekế dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch điện. + Vônkế dùng để đo HĐT giữa hai đầu dây làm thí nghiệm. + Chốt dương của các dụng cụ được mắc vào phía A. GV hãy tiến hành lắp mạch điện như trong sơ đồ để tiến hành thí nghiệm. 2. Tiến hành thí nghiệm. HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, mắc được sơ đồ mạch điện, tiến hành thí nghiệm và thu được kết quả như mong muốn, ghi vào bảng trong SGK mà GV đã chuẩn bị. GV treo bảng lên bảng, kiểm tra các nhóm về chuẩn bị bài để ghi lại kết quả vào bảng trong SGK. Dây dẫn 1. K/q đo Lần đo HĐT (V) Cường độ dòng điện N1 N2 N3 N4 1 0 2 6 3 4,5 4 3 5 1,5 Dây dẫn 2. K/q đo Lần đo HĐT (V) Cường độ dòng điện N1 N2 N3 N4 1 0 2 6 3 4,5 4 3 5 1,5 GV đọc câu hỏi C1trong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS trả lời: Thay đổi hđt giữa hai đầu dây dẫn thì giá trị cường độ dòng điện cũng thay đổi theo ( cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn). Hoạt động 4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế (10’) GV đồ thị của chúng có dạng như thế nào? HS dự đoán: + Đồ thị có dạng là một đường cong. + Đồ thị có dạng là một đường thẳng. GV dạng đồ thị nào mà ta đã được học biểu hiện được mối quan hệ là U tỉ lệ thuận với I, Vẽ đồ thị để chứng minh mối quan hệ trên. HS vẽ hai đồ thị rồi chứng minh đồ thị có dạng một đường thẳng biểu thị đúng mối quan hệ của U và I. 1,2 0,9 0,6 0,3 0 1,5 3 4,5 6 GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS trả lời : Đồ thị của nó là một đường thẳng. GV qua quá trình tiến hành tiến hành thí nghiệm và đồ thị hãy rút ra kết luận cho mối quan hệ của I và U? Một HS trả lời nội dung kết luận trong SGK: 2. Kết luận (SGK trang 5) Hoạt động 5: Vận dụng (10’) GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? HS1 trả lời: + Khi hiệu điện thế là 2,5V, 3,5V thì cường độ dòng điện nhận những giá trị 0,5A, 0,7A. GV hãy giải thích cách vẽ? HS đó trả lời: Kẻ đường thẳng // với trục tung cắt đồ thị tại K, từ K kẻ đường thẳng // với trục hoành cắt tại I1 ta được kết quả của cường độ dòng điện. GV đọc câu hỏi C4 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS trả lời: K/q đo Lần đo HĐT (V) CĐDĐ (A) 1 2,0 0,1 2 2,5 0,125 3 4,0 0,2 4 5,0 0,25 5 6,0 0,3 GV dựa vào đâu để ta có thế tính được các giá trị còn thiếu? Một HS trả: Vì U tăng bao nhiêu lần thì I cũng tăng bấy nhiêu lần, dựa vào đó ta tính được các giá trị còn thiếu. GV đọc câu hỏi C5trong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS trả lời: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. c, Củng cố, luyện tập: (3’)Qua bài học hôm đầu tiên cho ta biết được gì trong cuộc sống? HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK. d, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(5’) - Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới. Ngày soạn: 27/8/2009 Ngày giảng: 29/8/2009 lớp 9A,B Tiết: 2 Bài: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM. 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức: Nhận biết được đơn vị điện trở vận dụng công thức tính điện trở làm bài tập. - Phát biểu và viết được hệ thức định luật ôm. b. Kĩ năng: Vận dụng định luật ôm để tính các bài tập đơn giản.Kĩ năng tính toán. c. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài. 2. CHUẨN BỊ a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a, Kiểm tra bài cũ (5’) * Hệ thống câu hỏi: Phát biểu mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện? * Đáp án biểu điểm. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hđt đặt vào hai đầu dây dẫn đó. - Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hđt giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ ( U = 0; I = 0). b, Dạy bài mới HĐ THẦY HĐ TRÒ Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’) GV đặt vấn đề như trong SGK, yêu cầu HS dự đoán. GV để kiểm tra dự đoán ta vào bài học hôm nay. HS đưa ra dự đoán: + Cùng một hđt đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau thì I khác nhau. + Cùng một hđt đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau thì I giống nhau. Hoạt động 2: Điện trở của dây dẫn (10’) GV yêu cầu các nhóm thảo luận thống nhất tính thương số của các dây dẫn thông qua kết quả của bài học hôm trước. 1. Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn. HS thống nhất tính thương số của mỗi dây dẫn. GV đọc câu hỏi C2 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS trả lời: Giá trị thương số của mỗi dây dẫn là không đổi - Với hai dây dẫn khác nhau thì thương số là khác nhau. GV thông báo thông tin mục điện trở của dây dẫn, để HS thảo luận, thống nhất ý kiến. 2. Điện trở. GV hỏi điện trở được kí hiệu là gì? Một HS trả lời: Điện trở được kí hiệu là R Công thức điện trở được xác định bằng biểu thức nào? Một HS trả lời: Công thức tính điện trở:. Kí hiệu trên hình vẽ như thế nào? Một HS trả lời được. GV đơn vị của điện trở là gì? Một HS trả lời: Đơn vị điện trở là Ôm (Ω) 1Ω = 1V.1A. GV ngoài đơn vị trên ra ta còn thấy sử dụng các đơn vị đo nào khác? Một HS trả lời: Ngoài đơn vị trên ra còn sử dụng các đơn vị là: KΩ ,MΩ GV Một Ôm có nghĩa là gì? Điện trở có nghĩa là gì? HS đọc mục: d, Ý nghĩa (SGK ).nắm bắt được yêu cầu là điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện trong vật dẫn. Hoạt động 3: Định luật Ôm (10’) GV dựa vào nội dung bài học hôm trước với nội dung bài học vừa nghiên cứu hãy phát biểu thành lời mối quan hệ giữa CĐDĐ, HĐT và điện trở dây dẫn? 1. Hệ thức định luật. - Một HS trả lời: Đối với mỗi dây dẫn xác định thì cđdđ tỉ lệ thuận với hđt và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. GV dựa vào ý kiến nhận xét của bạn hãy khái quát mối quan hệ của chúng bằng một công thức? Một HS trả lời: U đơn vị là Vôn (V) R đơn vị là Ôm ( Ω) I đơn vị là Ampe (A). GV dựa vào công thức hãy phát biểu thành lời? 2. Phát biểu định luật (SGK) Một HS phát biểu thành lời công thức trên. Hoạt động 4: Vận dụng (10’) GV đọc câu hỏi C3trong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS lên bảng làm bài: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn là: Từ hệ thức định luật Ôm : U = 12.0,5 = 6(V) ĐS: 6(V) GV đọc câu hỏi C4trong SGK, yêu cầu HS trả lời? HS trả lời được. c, Củng cố, luyện tập: (3’) Qua bài học hôm nay cho ta biết được điều gì? HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK. d, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(2’) - Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới. Ngày soạn: 31/8/2009 Ngày giảng:4/9/2009 lớp 9A,B Tiết: 3 Bài: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA MỘT DÂY DẪN BẰNG AMPE KẾ VÀ VÔN KẾ. 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức: Nêu được cách xác định điện trở từ công thức điện trở. b. Kĩ năng: Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm và xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế. c. Thái độ: Có ý thức chấp hành nghiêm túc quy tắc sử dụng các thiết bị điện trong khi tiến hành thí nghiệm, đoàn kết nhóm, chú ý xây dựng bài. 2. CHUẨN BỊ a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp cho các nhóm HS: - 1 dây điện trở chưa biết. 1 Ampekế có GHĐ 1,5A và ĐCNN là 0,1A; 1 Vôn kế có GHD là 6V và ĐCNN là 0,1V; 1 công tắc; 1 nguồn điện 6V; 7 đoạn dây nối, một đồng hồ vạn năng. b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a, Kiểm tra bài cũ (5’) * Hệ thống câu hỏi: - Phát biểu quy tắc mắc Ampe kế và vôn kế đã học ở lớp 7? * Đáp án biểu điểm. Quy tắc mắc Ampekế: - Chọn Ampekế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị muốn đo giá trị cường độ dòng điện. - Mắc Ampekế sao cho dòng điện đi vào từ núm dương và đi ra từ núm âm của Ampekế. - Mắc Ampekế nối tiếp với vật cần đo giá trị cường độ dòng điện. Quy tắc mắc Vônkế: - Chọn Vôn kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với giá trị muốn đo giá trị hiệu điện thế. - Mắc Vônkế sao cho dòng điện đi vào từ núm dương và đi ra từ núm âm của Vônkế. - Mắc Vônkế song song với vật cần đo giá trị cường độ dòng điện b, Dạy bài mới HĐ THẦY HĐ TRÒ Hoạt động 1: Chuẩn bị (5’) GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS, sau đó giao dụng cụ thực hành cho các nhóm. HS chuẩn bị chu đáo nội dung giáo viên đã yêu cầu, bảng báo cáo thực hành, ổn định theo nhóm thực hành. Hoạt động 2: Nội dung thực hành (33’) GV yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ mạch điện? 1. Sơ đồ mạch điện. Các nhóm vẽ sơ đồ mạch điện K A V GV dựa sơ đồ mạch điện vừa vẽ được hãy lắp mạch điện để như sơ đồ đã vẽ? 2. mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ. HS tiến hành vẽ sơ đồ mạch điện như hình vẽ để tiến hành thí nghiệm. GV quan sát HS lắp mạch điện, sau đó cho các nhóm tiên hành thí nghiệm thu được kết quả vào báo cáo thực hành. 3. Tiến hành đo: HS tiên hành và thu được kết quả ghi lại báo cáo thực hành. 4. Báo cáo thực hành: III. BÁO CÁO THỰC HÀNH 1. Trả lời câu hỏi: a, Công thức điện trở: b, Đo hđt giữa hai đầu dây dẫn bằng vôn kế.Mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo. c, Đo cường độ dòng điện bằng Ampe kế, mắc Ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo cường độ dòng điện. 2. Kết quả đo: K/q đo Lần đo HĐT (V) CĐDĐ (A) Điện trở (Ω) 1 2 3 4 5 a, Tính giá trị của điện trở (HS hoàn thành kết quả vào ô thứ 4) b, Tính giá trị trung bình các điện trở ( tùy theo kết quả thu được của các nhóm) c, Nhận xét: - Nguyên nhân dẫn đến sự sai số trong các lần đo là vì dây bị nóng lên. - Khi tiến hành thí nghiệm phải đọc kết quả thật nhanh để tránh sự sai số. c, Củng cố, luyện tập: d, Hướng dẫn học sinh tự học .(2’) - Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới. Ngày soạn: 3/9 Ngày giảng:5/9/2009 lớp 9A,B Tiết: 4 Bài: ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP. 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức: Nắm được công thức tính các đại lượng trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp. b. Kĩ năng: Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp: Rtđ = R1+ R2 và hệ thức từ các kiến thức đã học. - Mô tả được cách bố trí thí nghiệm kiểm tra được công thức vừa suy ra từ lí thuyết. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch nối tiếp. c. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài. 2. CHUẨN BỊ a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp. b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a, Kiểm tra bài cũ (5’) * Hệ thống câu hỏi: Phát biểu công thức định luật Ôm? giải thích các đại lượng trong công thức? * Đáp án . Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây: U đơn vị là Vôn (V) R đơn vị là Ôm ( Ω) I đơn vị là Ampe (A). b, Dạy bài mới HĐ THẦY HĐ TRÒ Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’) GV đặt vấn đề như trong SGK, yêu cầu HS dự đoán? HS đưa ra các dự đoán của mình: + Có thể thay thế một điện trở có giá trị khác hai điện trở kia thì cường độ dòng điện trong mạch đó không thay đổi. + Có thể thay thế một điện trở có giá trị bằng hai điện trở kia thì cường độ dòng điện trong mạch đó không thay đổi. Hoạt động 2: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp (10’) GV hỏi hđt tổng trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có giá trị như thế nào? 1. Nhớ lại kiến thức lớp 7. HS1 trả lời: U = U1 + U2. GV hỏi cường độ dòng điện tổng trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp có giá trị như thế nào? HS2 trả lời: I = I1 = I2. GV đọc câu hỏi C1trong SGK, yêu cầu HS trả lời? 2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp. Một HS trả lời: Ampe kế được mắc nối tiếp với hai điển trở. GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS lên bảng làm bài: ta có: Vậy Vì I1 = I2 Hoạt động 3: Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp(10’) GV đọc thông tin trong SGK, 1. Điện trở tương đương(SGK) Từ một đến hai HS đọc bài. GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? 2. Công thức: Một HS khá làm bài: Rtđ = R1 + R2. - Từ công thức: U = U1 + U2 I.Rtđ = I1R1 + I2R2 (Vì cường độ dòng điện có giá trị như nhau), chia cả hai vế cho I. Ta có: Rtđ = R1 + R2. GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm kiểm tra kết quả đạt được từ lí thuyết và thực tế? 3, Tiến hành thí nghiệm kiểm tra. HS tiến hành khảo sát theo nhóm và thống nhất ý kiến trả lời( kết quả suy ra tử lí thuyết là đúng) Hoạt động 4: Vận dụng (10’) GV đọc câu hỏi C4 ong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS trả lời: Khi khóa K mở hai đèn không sáng vì khóa K mắc nối tiếp với hai đèn. - Khi khóa K đóng cầu chì bị đứt hai đèn không sáng vì cầu chì mắc nối tiếp với hai đèn. - Khi khóa K đóng dây tóc bóng đèn một bị đứt thì đèn còn lại không sáng vì hai đèn được mắc nối tiếp nhau. GV đọc câu hỏi C5 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? HS cả lớp làm bài, một HS lên bảng làm bài: Điện trở của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp: từ công thức: Rtđ = R1 +R2 Rtđ = 20 +20 = 40(Ω) Điện trở tương đương khi mắc thêm một điện trở là: Rtđ = R1 +R2 + R3 = 20+20+20 = 60(Ω). * Điện trở tương đương gấp 3 điện trở thành phần. Tổng quát: Rtđ = R1 +R2 + R3 + .+ Rn. ( trong đó n là số điện trở mắc trong mạch) c, Củng cố, luyện tập (3’) Qua bài học hôm nay cho ta biết điều gì về mqh giữa các đại lượng vật lí đặc trưng cho đoạn mạch nối tiếp. HS trả lời nội dung ghi nhớ trong SGK. d, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(2’) - Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới. - Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 7. Ngày soạn: 7/9 Ngày giảng: 11/9/2009 lớp 9A,B Tiết: 5 Bài: ĐOẠN MẠCH SONG SONG. 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức: Nắm được công thức tính các đại lượng trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song. b. Kĩ năng: Suy luận để xây dựng được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song: và hệ thức từ các kiến thức đã học. - Mô tả được cách bố trí thí nghiệm kiểm tra được công thức vừa suy ra từ lí thuyết. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và giải bài tập về đoạn mạch song song. c. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài. 2. CHUẨN BỊ a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp cho các nhóm HS.- 3 điện trở mẫu, trong đó có một điện trở là điện trở tương đương của hai điện trở kia. Một vôn kế có GHĐ 1,6V và ĐCNN là 0,1V, một Ampe kế có GHĐ 5A và ĐCNN là 0,1A. Một công tắc; một nguồn điện 6V, 9 đoạn dây nối. b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a, Kiểm tra bài cũ (5’) * Hệ thống câu hỏi: Phát biểu nội dung định luật ôm cho đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp. * Đáp án biểu điểm. U = U1 + U2. I = I1 = I2. Rtđ = R1 + R2 b, Dạy bài mới HĐ THẦY HĐ TRÒ Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’) GV đặt vấn đề như trong SGK, yêu cầu HS dự đoán? HS đưa ra các dự đoán của mình: + Điện trở tương đương bằng tổng các điện trở thành phần. + Điện trở tương không bằng tổng các điện trở thành phần. Hoạt động 2: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song.(5’) GV vấn đáp trực tiếp HS: - Cường độ dòng điện tổng trong đoạn mạch song song có giá trị như thế nào? - Hiệu điện thế tổng trong đoạn mạch song song có giá trị như thế nào? 1. Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 7 + Cường độ dòng điện: HS1 trả lời: I = I1 + I2. Hiệu điện thế: HS2 trả lời: U = U1 + U2. GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ mạch điện trong SGK, trả lời câu hỏi C1? Một HS trả lời: Các điện trở mắc song song với nhau, vôn kế mắc song song, ampekế mắc nối tiếp. - Vôn kế dùng để đo giá trị hiệu điện thế. - Ampe kế dùng để đo cường đo cường độ dòng điện, khi thay đổi vị trí của vật. GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? HS dưới lớp làm bài và một HS lên bảng làm bài: Từ công thức định luật ôm: suy ra ta có: vì U1=U2 nên ta có: Hoạt động 3: Điện trở tương đương của đoạn mạch song song.(15’) GV đọc câu hỏi C3 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? 1. Công thức tính điện trở tương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. HS cả lớp làm bài và một HS lên bảng làm bài: Từ công thức: I = I1 + I2 và công thức định luật Ôm ta có: mà U = U1=U2 chia cả hai vế cho U ta có: GV dựa vào sơ đồ mạch điện hãy mắc sơ đồ mạch điện để tiến hành thí nghiệm chứng minh công thức đã chứng minh từ công thức? 2. Thí nghiệm kiểm tra. HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm thu được kết quả khớp với kết quả chứng minh. GV qua kết quả thí nghiệm hãy rút ra kết luận? 3, Kết luận (sgk) HS trả lời nội dung kết luận trong SGK. Hoạt động 4: Vận dụng.(10’) GV đọc câu hỏi C4 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? Một HS lên bảng làm bài: + Đèn và quạt được mắc song song để chúng hoạt động bình thường.(Vì U = U1 = U2) A 220V M B - Nếu đèn không sáng thì quạt vẫn hoạt động bình thường vì quạt và đèn được mắc song song với nhau. GV đọc câu hỏi C5 trong SGK, yêu cầu HS trả lời? HS ơ dưới lớp làm bài,và một HS lên bảng làm bài: Điện trở tương đương của đoạn mạch là: - Điện trở tương khi mắc thêm một điện trở thành phần. * Khi mắc thêm một điện trở thì điện trở tương giảm đi 1,5 lần so với điện trở ban đầu, còn so với các điện trở thành phần thì giảm 1/3 lần. c, Cung cố, luyện tập (3’)Qua bài học hôm nay cho ta biết được điều gì? HS trả lời nội dung trong SGK. d, Hướng dẫn học sinh tự học.(2’) - Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới. Ngày soạn: 8/9 Ngày giảng: 12/9/2009 lớp 9A,B Tiết: 6 Bài: BÀI TẬP VẬN DỤNG ĐỊNH LUẬT ÔM. 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức: Ôm tập củng cố các kiến thức đã học và công thức định luật ôm. b. Kĩ năng: Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập định tính và định lượng , tính được điện trở ít nhất là 3 điện trở. c. Thái độ: Có thái độ học tập tích cực, chú ý xây dựng bài. 2. CHUẨN BỊ a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a, Kiểm tra bài cũ (5’) * Hệ thống câu hỏi: Viết công thức định luật ôm cho đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp và song song? * Đáp án biểu điểm. Đoạn mạc nối tiếp Tên các đại lượng Đoạn mạch song song I = I1 = I2 Cường độ dòng điện I = I1 + I2 U = U1 + U2 Hiệu điện thế U = U1 = U2 R = R1 + I2 Điện trở b, Dạy bài mới HĐ THẦY HĐ TRÒ Hoạt động 1: Bài tập 1 sgk (10’) GV đặt các câu hỏi gợi ý: - Các điện trở được mắc với nhau nhơ thế nào? - Vôn kế và Ampekế được mắcvới nhau như thế nào? - Ta áp dụng công thức nào để tính các đại lượng còn lại? Một HS trả lời: Các điện trở được mắc nối tiếp với nhau. - Vôn kế và Ampekế được mắc để đo giá trị hđt và cường độ dòng điện mạch chính. - Sử dụng công thức của định luật ôm để tính. GV gọi một HS lên bảng làm bài? GV hướng dẫn HS yếu làm bài: Từ công thức định luật ôm muốn suy ra công thức HS dười lớp làm bài và một HS lên bảng làm bài? Điện trở tương đương của đoạn mạch là: Điện trở R2 của đoạn mạch là: R = R1 + R2 ĐS: 12(Ω), 7(Ω) GV ngoài cách giải trên em nào còn cách giải khác? Một HS trả lời: b, Tính hiệu điện thế của điện trở thứ nhất, rồi tính điện trở thứ hai của đoạn mạch, sau đó sử dụng công thức định luật ôm cho đoạn mạch,tính được điện trở thứ hai của mạch. Hoạt động 2: Bài tập hai(10’) GV đặt các câu hỏi hướng dẫn HS trước khi làm bài: - Các thiết bị trên được mắc với nhau như thế nào? Bài 2: HS chú ý vào trong bài trả lời các câu hỏicủa giáo viên: HS1 trả lời: Các điện trở được mắc song song với nhau. - Ampekế dùng để đo cường độ dòng điện mạch chính, (A1) dùng để đo cường độ dòng điện qua R1. - Dùng công thức nào để áp dụng vào nội dụng bài làm? Một HS trả lời: Sử dụng các công thức của định luật ôm cho đoạn mạch gồmcác điện trở mắc song để giải bài tập trên. - Gọi một HS lên bảng làm bài. - Muốn tính hiệu điện thế của toàn mạch thì sử dụng công thức nào? (vì sao?) - Gọi một HS nhận xét bài làm của bạn? Một HS lên bảng làm bài: a, Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là: U = U1 = U2 = I1.R1= 10.1,2 = 12(V). b, Cường độ dòng điện qua điện trở R2 : I = I1 + I2 suy ra I2 = I - I1 = 1,8 -1,2 = 0,6(A). Điện trở R2 là: R= U/I = 12/0,6 = 20(Ω) GV em nào có cách giải khác? Một HS trả lời: b, Dựa vào hệ thức: và I = I1+ I2.ta xác định được R2. Hoạt động 3: Bài tập 3 (15’) GV đặt các câu hỏi hướng dẫn HS trước khi làm bài: - Quan sát và phân tích mạch điện? - Vận dụng công thức làm bài? Một HS trả lời: Mạch điện gồm hai điện trở R2//R3 và nối tiếp với R1.Ampekế mắc dùng để đo cường độ dòng điện. Một HS lên bảng làm bài? a, Điện trở tương đương của đoạn mạch: (R2//R3 ) Điện trở tương đương của đoạn mạch: RAB = R1+RMB. = 15+15 = 30(Ω) b, Cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và điện trở R1. I = I1 = UAB/RAB = 12/30 = 0,4(A). Hiệu điện thế của đoạn mạch MB. UMB = I.RMB = 15.0,4 = 6(V). - Cường độ dòng điện qua các điện trở R2và R3 là: I2 = I3 = UMB/ R2 = 6/30 = 0,2(A). GV em nào có cách giải khác? Một HS trả lời: b, Tính U1 sau đó tính UMB áp dụng công thức định luật ôm để tính cường độ dòng điện qua các điện trở còn lại, dựa vào các công thức của định luật ôm. c, Củng cố , luyện tập (3’) Qua bài học hôm nay cho ta biết được điều gì? HS trả lời được các công thức của định luật ôm vận dụng trong bài học. d, Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà .(2’) - Học bài cũ, làm bài tập, làm dự đoán, đọc có thể em chưa biết, đọc bài mới. Ngày soạn: 14/9 Ngày giảng:18/7/2009: Lớp 9A,B Tiết: 7 Bài: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN. 1. MỤC TIÊU a. Nêu được điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn. b. Biết cách xác định sự phụ thuộc của điện trở vào một trong các yếu tố( chiều dài, tiết diện, vật liệu) làm dây dẫn. Nêu được điện trở của các dây dẫn có cùng tiết diện và được làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài. c, Có thái độ học bài nghiêm túc và trung thực với kết quả thí nghiệm 2. CHUẨN BỊ a. Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, SBT, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp, b. Trò: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán, chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, vở ghi cho môn học, dụng cụ học tập 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a, Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra) b, Dạy bài mới. HĐ THẦY HĐ TRÒ Hoạt động 1: Đặt vấn đề(2’) GV đặt vấn đề nhửtong SGK, yêu cầu HS nêu ra dự đoán của mình. HS nêu ra dự đoán: Để xét sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn thì dây dẫn phải có cùng tiết diện và cùng bản chất. Hoạt động 2: Xác định sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào một trong những yếu tố khác nhau.(5’) GV đọc thông tin trong SGK, để trả lời các câu hỏi trong SGK, và đưa ra ý kiến xác định sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố của một dây dẫn? HS1 trả lời: 1. Các cuộn dây có chiều dài khác nhau, tiết diện khác nhau, chất liệu khác nhau. HS2 trả lời: 2. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn, ta cần loại bỏ các yếu tố phụ thuộc (phải cùng chất liệu, cùng tiết diện) Hoạt động 3: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dấn (15’) GV để khảo sát sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn ta cần lọai bỏ các yếu tố phụ thuộc

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_9_chuong_trinh_ca_nam_dinh_an_nguyen.doc
Giáo án liên quan