1.Kiến thức
- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không.
2. Kĩ năng
- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.
- Rèn kỹ năng làm TH và báo cáo TH.
3. Thái độ.
- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hành, có tinh thần hợp tác.
3 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 Tiết 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/12/2010
Ngày giảng: 9AB: 9/12/2010
Tiết 31 Bài 29: THỰC HÀNH
CHẾTẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU, NGHIỆM LẠI
TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN.
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức
- Chế tạo được một đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết một vật có phải là nam châm hay không.
2. Kĩ năng
- Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua và chiều dòng điện chạy trong ống dây.
- Rèn kỹ năng làm TH và báo cáo TH.
3. Thái độ.
- Biết làm việc tự lực để tiến hành có kết quả công việc thực hành, có tinh thần hợp tác.
II. Chuẩn bị :
+ Đối với GV
- Mẫu báo cáo TH: Phô tô cho mỗi HS.
- Dự kiến ghi bảng : Ghi tóm tắt các bước của hai thí nghiệm : Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua.
+ Đối với mỗi nhóm HS
- Nguồn điên: Máy biến áp hạ áp.
- 2 đoạn dây dẫn, 1 bằng thép, 1 bằng đồng dài 3,5cm, Ф = 0,4mm.
- Cuộn dây A khoảng 200 vòng, dây dẫn có Ф = 0,2mm, quấn sẵn trên một
ống nhựa có đường kính cỡ 1cm. Cuộn này dùng để nạp từ.
- Cuộn dây B khoảng 300 vòng, dây dẫn có Ф = 0,2mm, quấn sẵn trên một
ống nhựa chia thành 2 phần, đường kính cỡ 4-5cm. Cuộn này dùng để kiểm
tra từ đã nạp.
- 1 công tắc.-Sợi chỉ nhỏ.
III. Tổ chức các hoạt động.
HĐ của học sinh
Trợ giúp của thầy
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- Hai HS lên bảng trả lời
- Cả lớp nhận xét
- Nêu câu hỏi .
? Hãy nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều.
? Hãy nêu điểm giống và khác nhau về cấu tạo của động cơ điện một chiều và động cơ điện một chiều trong kĩ thuật.
- GV nhận xét và cho điểm .
HĐ2: Chuẩn bị thực hành.
I. Chuẩn bị.
-HS cả lớp tham gia thảo luận các câu hỏi của phần 1. Trả lời câu hỏi trong SGK (tr. 81)
-HS nắm được yêu cầu của tiết học.
- Các nhóm nhận dụng cụ TH.
Kiểm tra phẩn trả lời câu hỏi của HS, hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi đó.
- Nêu y/c của tiết học là TH chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện.
- Giao dụng cụ TN cho các nhóm.
HĐ3: Chế tạo nam châm vĩnh cửu.
II. Nội dung thực hành.
1. Chế tạo nam châm vĩnh cửu.
- nghiên cứu phần 1. Chế tạo nam châm vĩnh cửu (SGK-tr.80).
-HS:…
+ Nối hai đầu ống dây A với nguồn điện 3V
+ Đặt đồng thời đoạn dây thép và đồng dọc trong lòng ống dây, đóng công tắc điện khoảng 2 phút.
+ Mở công tắc, lấy các đoạn kim loại ra khỏi ống dây.
+ Thử từ tính để xác định xem đoạn kim loại nào đã trở thành nam châm.
+ Xác định tên cực của nam châm, dùng bút dạ đánh dấu tên cực.
- Tiến hành TH theo nhóm theo các bước đã nêu ở trên.
-Ghi chép kết quả TH, viết vào bảng 1 của báo cáo TH.
Y/c cá nhân HS nghiên cứu phần 1. Chế tạo nam châm vĩnh cửu (SGK-tr.80).
? Gọi 1, 2 HS nêu tóm tắt các bước thực hiện.
- Y/c HS TH theo nhóm, theo dõi nhắc nhở, uốn nắn hoạt động của HS các nhóm
- Dành thời gian cho HS ghi chép kết quả vào báo cáo TH.
HĐ4:Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện.
2. Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện.
- Cá nhân HS nghiên cứu phần 2 trong SGK.
- Nêu được tóm tắt các bước TH cho phần 2:
+ Đặt ống dây B nằm ngang, luồn qua lỗ tròn để treo nam châm vừa chế tạo ở phần 1. Xoay ống dây sao cho nam châm nằm song song với mặt phẳng của các vòng dây.
+ Đóng mạch điện.
+ Quan sát hiện tượng, nhận xét.
+ Kiểm tra kết quả thu được.
- TH theo nhóm. Tự mình ghi kết quả vào báo cáo TH.
HĐ5: Tổng kết – Hướng dẫn về nhà.
III. Báo cáo thực hành.
- Thu dọn dụng cụ TH, làm vệ sinh lớp học, nộp báo cáo TH.
HĐ6:Hướng dẫn về nhà:
Tương tự hoạt động 2:
- Cho HS nghiên cứu phần 2. Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện chạy qua.
? Vẽ hình 29.2 lên bảng, yêu cầu HS nêu tóm tắt các bước TH.
- Y/c HS TH theo nhóm, GV kiểm tra, giúp đỡ HS.
- Dành thời gian cho HS thu dọn dụng cụ, hoàn chỉnh báo cáo TH.
- Thu báo cáo TH của HS.
- Nêu nhận xét tiết TH về các mặt của từng nhóm: +Thái độ học tập.
+ Kết quả TH.
- Ôn lại quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
IV. Bµi häc kinh nghiÖm
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiêt 31(9).doc