Phần Một VẬT LÍ PHÂN TỬ VÀ NHIỆT HỌC.
CHƯƠNG I CHẤT RẮN.
Yêu cầu chương :
- Phân biệt : Chất kết tinh và chất vô định hình, chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể.
- Các tính chất cơ học của vật rắn, biến dạng kéo, nén, cắt, uốn.
- Ý nghĩa thực tiển của giới hạn đàn hồi và hệ số an toàn của vật liệu.
- Nắm được công thức của định lực Húc (Hooke) sự nở dài và sự nở khối.
Bài 1 CHẤT KẾT TINH VÀ CHẤT VÔ ĐỊNH HÌNH.
+ Mục đích yêu cầu :
- Phân biệt được chất kết tinh và chất vô định hình dựa vào tính chất vi mô của chúng.
- Phân biệt được chất đa tinh thể và chất đơn tinh thể dựa vào tính dị hướng.
+ Hình vẽ phóng to trong SGK.
+ Phương pháp so sánh.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Bài 1 - Chất kết tinh và chất vô định hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần Một VẬT LÍ PHÂN TỬ VÀ NHIỆT HỌC.
CHƯƠNG I CHẤT RẮN.
Yêu cầu chương :
- Phân biệt : Chất kết tinh và chất vô định hình, chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể.
- Các tính chất cơ học của vật rắn, biến dạng kéo, nén, cắt, uốn.
- Ý nghĩa thực tiển của giới hạn đàn hồi và hệ số an toàn của vật liệu.
- Nắm được công thức của định lực Húc (Hooke) sự nở dài và sự nở khối.
Bài 1 CHẤT KẾT TINH VÀ CHẤT VÔ ĐỊNH HÌNH.
+ Mục đích yêu cầu :
- Phân biệt được chất kết tinh và chất vô định hình dựa vào tính chất vi mô của chúng.
- Phân biệt được chất đa tinh thể và chất đơn tinh thể dựa vào tính dị hướng.
+ Hình vẽ phóng to trong SGK.
+ Phương pháp so sánh.
PHƯƠNG PHÁP
- Xung quanh ta có rất nhiều vật rắn (cấu tạo từ chất rắn) có hình dạng và thể tích xác định.
- Tuy nhiên khi nghiên cứu chất rắn người ta thấy chúng có thể phân làm 2 loại: Chất kết tinh và chất vô định hình.
Thế nào là chất kết tinh ta hãy quan sát một hạt muối ăn.
Thông báo: Em nào có thể rút ra kết luận.
Tính chất vật lý như sự nở vì nhiệt, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệtĐể hình dung tính dị hướng ta hình dung sự nở vì nhiệt không đều theo hướng một cái đĩa tròn làm bằng một chất nào đó nếu là chất đẳng hướng thì khi sự nở vì nhiệt cái đĩa vẫn tròn tức là nở đều theo các hướng bán kính khác nhau.
Còn nếu làm bằng chất có tính dị hướng thì đĩa không tròn khi nở vì nhiệt.
NỘI DUNG
- Các chất ở trạng thái rắn gọi là chất rắn.
- Các vật được cấu tạo từ chất rắn gọi là vật rắn, có thể tích và hình dạng riêng xác định.
1. Chất kết tinh :
a. Tinh thể:
- Qua sát bên ngoài (vĩ mô) một hạt muối ăn ta thấy chúng đều có hình khối lập phương hoặc hình hợp.
- Đập vụn một hạt muối thành những hạt nhỏ li ti đưa vào kính hiển vi quan sát (qui mô) ta thấy những hạt muối dù rất nhỏ (dạng phân tử) vẫn có hình khối lập phương hoặc hình hợp.
Vậy : Những chất rắn có hình học xác định gọi là tinh thể.
- Tinh thể của mỗi chất có hình dạng đặc trưng xác định.
- Cùng một loại tinh thể tùy theo điều kiện hình thành ( đk kết tinh) có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau.
- Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
b. Chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể.
* Chất đơn tinh thể là chất được cấu tạo từ một loại tinh thể.
Vd: Như muối, kim cương.
Đặc điểm của chất đơn tinh thể là tính vật lý theo hướng khác nhau thì không giống nhau gọi là tính dị hướng.
* Chất đa tinh thể là chất được cấu tạo từ nhiều tinh thể rất nhỏ liên kết hỗn độn với nhau.
Đặc điểm của chất đa tinh thể là tính đẳng hướng. Kim loại là chất đa tinh thể.
2. Chất vô định hình :
- Là những chất không có cấu tạo tinh thể.
- Ví dụ như thủy tinh,nhựa thông, hắc in là những chất vô định hình.
- Đặc điểm của chất vô định hình klàd không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
- Có tính đẳng hướng.
Củng cố:
- So sánh chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể?
- So sánh chất vô định hình, chất đơn tinh thể chất đa tinh thể.
- Thế nào là tính dị hướng?
File đính kèm:
- Chat ket tinh va vo dhinh.doc