I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu đúng bản chất về chuyển động của các hành tinh theo thuyết Nhật
tâm
- Nắm vững 3 định luật Kê-ple
- Nắm vững về chuyển động của vệ tinh
2. Về kĩ năng
- Giải thích được sự chuyển động của các hành tinh
- Vận dụng được các định luật Ke-ple vào giải các bài toán chuyển động của
các hành tinh, các vệ tinh
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Bài 40: Các định luật kê - Ple, chuyển động của vệ tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 40: Các định luật Kê-ple. Chuyển động của vệ tinh
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hiểu đúng bản chất về chuyển động của các hành tinh theo thuyết Nhật
tâm
- Nắm vững 3 định luật Kê-ple
- Nắm vững về chuyển động của vệ tinh
2. Về kĩ năng
- Giải thích được sự chuyển động của các hành tinh
- Vận dụng được các định luật Ke-ple vào giải các bài toán chuyển động của
các hành tinh, các vệ tinh
II. CHUẨN BỊ
1. Của giáo viên
- Giáo án, slide bài giảng
2. Của học sinh
- Các kiến thức về định luật vạn vật hấp dẫn, về chuyển động tròn đều, kiến
thức về các đường cô nic
3. Dự kiến nội dung ghi bảng
Bài 40: Các định luật Kê-ple. Chuyển động của vệ tinh
1. Mở đầu
- Trái đất là một trong những hành tinh quay quanh mặt trời
Giới thiệu về hình elip
F1, F2 là các tiêu điểm
Luôn có F1M+F2M=2a
2. Ba định luật Kê-ple
Định luật 1
Định luật 2
Định luật 3
3. Vệ tinh nhân tạo, tốc độ vũ trụ
Vận tốc vũ trụ cấp 1: 7,9km/s
Vận tốc vũ trụ cấp 2: 11,2km/s
Vận tốc vũ trụ cấp 3: 16,7km/s
4. Bài tập vận dụng
Bài 1:
Khoảng cách từ mặt trời đến hỏa tinh lớn hơn 52% khoảng cách từ hỏa tinh
đến trái đất nên khoảng cách từ mặt trời đến hỏa tinh là
R2=R1+0,52R1
mà ta có:
2
2
3
2
2
1
3
1
T
r
T
r
do đó
3
2
2
2
1 )52,1(
T
T
221 87,1.5,3 TTT
Bài 2:
Từ (40.2): ta rút ra:
2
32
.
.4
TG
r
MT
Thay số ta có kết quả:
kgMT
3010.2
III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Kiểm tra sĩ số lớp học Báo cáo
Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ, gọi hai học
sinh lên bảng trả lời
1. Phát biểu định luật vạn vật hấp
dẫn
2. Chuyển động tròn đều là chuyển
động như thế nào? Công thức
tính gia tốc hướng tâm
Học sinh lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ
trả lời
1. Lực hấp dẫn giữa hai vật tỉ lệ
thuận với tích của khối lượng hai
vật và tỉ lệ nghịch với bình
phương khoảng cách giữa hai vật
2. Chuyển động tròn đều là chuyển
động tròn có vận tốc góc không
đổi
Gia tốc hướng tâm
Giới thiệu: Định luật vạn vật hấp dẫn
mà các em đã biết được Newton phát
minh dựa vào ba định luật Kepler, hôm
nay chúng ta sẽ tìm hiểu về ba định luật
Kepler và bài học này sẽ cung cấp cho
các em một số kiến thức cơ bản nhất về
thiên văn học
Tiếp nhận mục đích bài học
Hoạt động 2: Mở đầu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Đặt vấn đề: Thiên văn học là gì?
Nhận xét câu trả lời của học sinh
Thảo luận suy nghĩ trả lời: thiên văn học
là khoa học nghiên cứu bầu trời, vũ trụ
Giới thiệu: Từ xa xưa thiên văn học đã
được con người nghiên cứu và có nhiều
thuyết về vũ trụ
Thuyết địa tâm của Ptoleme coi trái đất
là trung tâm vũ trụ, mặt trời và các
hành tinh quay xung quanh
Thuyết nhật tâm của Copernicus coi
mặt trời là trung tâm, trái đất và các
hành tinh quay xung quanh mặt trời.
Các hành tinh chuyển động quanh mặt
trời theo quy luật. Các quy luật đó thể
hiện trong 3 định luật Kê-ple mà chúng
ta tìm hiểu hôm nay
Tiếp nhận vấn đề
Tìm hiểu về đường elip: Vẽ hình lên
bảng, giới thiệu elip là quỹ tích những
điểm có tổng khoảng cách đến hai điểm
cố định F1 F2 là không đổi. F1, F2 là tiêu
điểm của elip
Vẽ hình giới thiệu các bán trục lớn, bán
trục nhỏ và viết đẳng thức biểu diễn
elip
MF1+MF2=2a
Vẽ hình vào vở và lắng nghe các tính
chất của elip
Hoạt động 2: Ba định luật Kê-ple
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: theo như thuyết nhật tâm thì
mọi hành tinh đều chuyển động quanh
mặt trời, định luật kê-ple 1 phát biểu
rằng quỹ đạo các hành tinh là một hình
e-lip với mặt trời là tiêu điểm. yêu cầu
học sinh đọc định luật 1 trong sgk, giáo
viên đọc lại lần nữa và yêu cầu học sinh
ghi vào vở
Giáo viên khẳng định: quỹ đạo của trái
đất và các hành tinh khác là elip gần
tròn, chỉ trừ thủy tinh
Đọc định luật 1 trong sách giáo khoa, ghi
vào vở
Giới thiệu định luật 2: trong quá trình
quay, đoạn thẳng nối mặt trời và một
hành tinh bất kì quét những diện tích
bằng nhau trong những khoảng thời
gian bằng nhau
Vẽ hình và giới thiệu cho học sinh
Yêu cầu học sinh trả lời C1
Đọc định luật 2, nghiên cứu trả lời C1
Dựa vào hình vẽ, càng gần mặt trời thì
quảng đường chuyển động càng lớn, vận
tốc chuyển động càng nhanh
Phát biểu định luật 3, yêu cầu học sinh
đọc lại và ghi vào vở
Học sinh đọc định luật 3 và ghi vào vở
Hướng dẫn học sinh chứng minh định
luật 3 kê-ple
Đặt bài toán: xét 2 hành tinh quay
Tiếp nhận giả thiết bài toán
quanh mặt trời. Coi quỹ đạo của chúng
là hình tròn
Đặt câu hỏi: Lực tác dụng lên hành tinh
là lực nào? (sau khi học sinh trả lời
xong hỏi luôn công thức tính)
Gia tốc hướng tâm của chuyển động
tròn đều được tính theo công thức nào
GV giới thiệu: theo định luật 2 newton
thì chính lực hấp dẫn gây ra gia tốc
hướng tâm
Sau đó trình bày lời giải
Trả lời câu hỏi: lực hấp dẫn
Nhắc lại công thức
Học sinh tiếp nhận
Hoạt động 3: Vệ tinh nhân tạo, tốc độ vũ trụ
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giới thiệu: nếu ném xiên một vật thì do
lực hấp dẫn nó sẽ rơi lại về trái đất, vận
tốc ném càng lớn thì điểm rơi càng xa.
Khi ta ném với vận tốc đủ lớn thì nó
không trở về trái đất được, lúc đó lực hấp
dẫn của trái đất trở thành lực hướng tâm
khiến cho vật chuyển động tròn đều quanh
trái đất. đó chính là nguyên lý hoạt động
của việc phóng vệ tinh. (nhắc lại khi vệ
tinh quay quanh trái đất thì lực hướng tâm
chính là lực hấp dẫn)
Yêu cầu học sinh tính vận tốc của vệ tin
trên quỹ đạo gần trái đất dựa vào định luật
2 newton và định luật vạn vật hấp dẫn
Cùng cả lớp giải quyết vấn đề
Suy nghĩ, hoạt động cá nhân
Giới thiệu ý nghĩa các các vận tốc vũ trụ Tiếp nhận kiến thức
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nhắc lại các kiến thức trọng tâm về 3 định
luật Keple
Lắng nghe, khắc sâu, ghi nhớ
Hướng dẫn học sinh làm bài tập vận dụng
1, 2 trang 189, gọi 2 học sinh lên bảng
làm sau đó nhận xét và hướng dẫn cho cả
lớn
Học sinh hoạt động theo cá nhân
Dặn dò: học bài, làm bài tập 1,2,3 trang
192
Tiếp nhận nhiệm vụ
IV. RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- Cac dinh luat Kepler.pdf