I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được các khái niệm lực, hợp lực; Biết cách xác định hợp lực của các lực đồng qui; phân tích một lực thành các lực thành phần có phương xác định.
2.Kĩ năng:Vận dụng phương pháp giải được các bài tập về phân tích và tổng hợp lực
3.Thái độ: Biết cách phân tích tổng hợp hiện tượng theo qui tắc
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy:Xem lại kiến thức về lực ở cấp THCS để có sự thống nhất và kế thừa; Dụng cụ thí nghiệm về qui tắc hình bình hành lực
2.Chuẩn bị của trò: Ôn lại khái niệm lực đã học; cách biểu diễn lực bằng vecto
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ : Không
3.Tạo tình huống học tập: (3 phút)
+Giới thiệu nhiệm vụ của chương, nội dung, cấu trúc cơ bản của chương, mối liên hệ của các kiến thức và các đặc thù của kiến thức
4.Tiến trình bài dạy:
17 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 960 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Chương II: Động học lực chất điểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: ĐỘNG HỌC LỰC CHẤT ĐIỂM
BÀI 13: LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
Ngày soạn: 29/08/06
Tiết thứ: 19
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được các khái niệm lực, hợp lực; Biết cách xác định hợp lực của các lực đồng qui; phân tích một lực thành các lực thành phần có phương xác định.
2.Kĩ năng:Vận dụng phương pháp giải được các bài tập về phân tích và tổng hợp lực
3.Thái độ: Biết cách phân tích tổng hợp hiện tượng theo qui tắc
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy:Xem lại kiến thức về lực ở cấp THCS để có sự thống nhất và kế thừa; Dụng cụ thí nghiệm về qui tắc hình bình hành lực
2.Chuẩn bị của trò: Ôn lại khái niệm lực đã học; cách biểu diễn lực bằng vecto
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ : Không
3.Tạo tình huống học tập: (3 phút)
+Giới thiệu nhiệm vụ của chương, nội dung, cấu trúc cơ bản của chương, mối liên hệ của các kiến thức và các đặc thù của kiến thức
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
20
ph
Hoạt động 1:Khái niệm lực
+Đọc SGK - trả lời:
- lực là gì?
- Biểu hiện của vật chịu lực tác dụng ?
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Vẽ lực dây treo tác dụng lên con dọi =>đặc điểm
-Cách biểu diễn vecto lực
+HS ghi nhận: vecto lực
+Gợi ý - hướng dẫn:
- Hỏi: lực là khái niệm đặc trưng cho tính chất gì của hai vật?
- Hỏi: Nếu một vật chịu lực tác dụng thì vật đó có biểu hiện gì?
- Hỏi: Lực dây treo tác dụng lên con dọi có đặc điểm gì?
+Hướng dẫn:
-Biểu diễn vecto lực
1:Khái niệm lực :
+Lực là đại lượng vật lí:
-Đặc trưng cho tương tác giữa các vật
-Làm vật thu gia tốc hay biến dạng
-Được biểu diễn bằng vecto
Hoạt động 2:Tổng hợp lực
+Đọc SGK - trả lời:
-Giải thích H13.1 và H13.2
-Hợp lực là gì?
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Qui tắc tổng hợp lực
-Làm thí nghiệm minh họa về tổng hợp lực
-Trình bày kết quả
-HS(TB):Trả lời C1
-HS(K-G):Trả lời C2
+HS ghi nhận:
-Qui tắc tổng hợp lực
+Yêu cầu HS trình bày:
-Ví dụ một vật chịu tác dụng của nhiều lực
- Khái niệm hợp lực và lực thành phần .
- Nêu qui tắc tổng hợp lực
+Hướng dẫn:
- Làm thí nghiệm minh họa về tổng hợp lực
- Nhận xét kết quả của các nhóm
- Nhận xét câu trả lời C1; C2
+Liên hệ thực tế: thay thế lực
2:Tổng hợp lực:
a.Khái niệm:Tổng hợp lực
là sự thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của toàn bộ những lực ấy.
b.Quy tắc tổng hợp lực:
Theo quy tắc cộng vecto
-Quy tắc: hình bình hành
-Quy tắc:hình đa giác
10
ph
Hoạt động 3:Phân tích lực
+Đọc SGK - trả lời:
- Giải thích H13.8
- Phép phân tích lực là gì ?
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- Qui tắc phân tích lực
- Điểm khác cơ bản của qui tắc tổng hợp và phân tích
+HS ghi nhận:
-Qui tắc phân tích lực
(theo phương mà lực cần phân tích biểu hiện)
+Yêu cầu HS trình bày:
- Cách phân tích lực H13.8
- Nêu qui tắc phân tích lực
- So sánh 2 qui tắc tổng hợp lực và phân tích lực
+Liên hệ thực tế: phân tích lực ở vỏ trứng, cổng vòm(thành Hồ)
+Nhấn mạnh cho HS:
-Phân tích lực cần phải chọn phương của lực thành phần theo biểu hiện cụ thể của lực cần phân tích => ý nghĩa vật lí
3:Phân tích lực:
a.Khái niệm:Phân tích lực
là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực tác dụng đồng thời và gây hậu quả giống như hết lực ấy.
b.Quy tắc phân tích lực:
Theo quy tắc cộng vecto
Chú ý: Phải chọn phương lực thành phần theo biểu hiện cụ thể của lực
5.Củng cố kiến thức:(9 phút) . Trả lời câu hỏi trắc nghiệm thông qua phiếu học tập
Câu 1:Chọn phát biểu đúng về lực :
Lực quyết định việc duy trì chuyển động
Lực là nguyên nhân làm vận tốc của vật thay đổi
Lực ngừng tác dụng lên vật thì vật chuyển động đều
Lực ngừng tác dụng lên vật thì vật lập tức dừng lại.
Câu 2: Chọn phat biểu sai về tổng hợp lực và phân tích lực
Hợp lực thay thế cho nhiều lực đồng thời tác dụng vào vật và cho cùng hiệu quả
Tổng hợp một hệ lực tác dụng đồng thời cho ta một lực duy nhất theo qui tắc cộng vecto
Phép phân tích một lực về mặt toán học là ngược lại với phép tổng hợp lực.
Phân tích một lực duy nhất thành một hệ lực tác dụng đồng thời theo qui tắc cộng vecto
Câu 3: Cặp lực nào sau đâu cho hợp lực 4N; Vẽ hình đa giác lực vào ô trống.
Vẽ
hình
ở đây
A. 4N; 4N.
B. 2N; 1N.
C. 4N; 15N.
D. 2N; 3N.
Câu 4: Hai lực có độ lớn F1 và F2 hợp nhau một góc và độ lớn của hợp lực là F . Với điều kiện về góc ở cột 1 hãy lắp độ lớn của hợp lực F ở cột 2 cho phù hợp
F = F1+F2
Đáp án: C1-D; C2-D; C3-A; C4:A-2; B-1; C-3; D-4
6. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (2 phút)
+Câu hỏi và bài tập :Câu hỏi 1,2 ; Bài tập 1; 2;3;4;5;6;7 SGK trang 62
+ Tìm hiểu và trả lời :
-Tìm hiểu quan niệm của Arixtot và của Galile về lực và chuyển động
- Ôn tập về kiến thức lực và tác dụng lực .
IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung kiến thức:
.
BÀI 14: ĐỊNH LUẬT I NEWTON
Ngày soạn: 29/08/06
Tiết thứ: 20
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được nội dung và ý nghĩa khái niệm quán tính định luật I Newton
2.Kĩ năng:Biết vận dụng nội dung định luật I Newton để giải thích một số hiện tượng vật lí; biết đề phòng những tác hại cỉa quán tính trong đời sống, nhất là chủ động trong việc phòng tránh tai nạn giao thông
3.Thái độ:Tôn trọng sự đóng góp cho khoa học của các nhà bác học: Aixtot; Galile; Newton
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy:Dụng cụ thí nghiệm lịch sử của Galile
2.Chuẩn bị của trò:Quan sát thực tế về biểu hiện quán tính; ôn kiến thức về lực và tương tác.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :(4 phút)
Câu 1:Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của một lực không đổi theo chiều chuyển động của vật thì vật sẽ chuyển động :
thẳng chậm dần đều
thẳng nhanh dần đều
tròn đều
thẳng đều
Câu 2:Trong các trường hợp nào sau đây vật chịu tác dụng của hợp lực bằng không.
Vật đang chuyển động thẳng nhanh dần đều
Vật đang chuyển động thẳng chậm dần đều
Vật đang chuyển động thẳng đều
Vật đang chuyển động tròn đều
3.Tạo tình huống học tập: (2 phút)
+ Khi vật chịu lực tác dụng thì vật sẽ thu gia tốc (làm vận tốc biến đổi) hay biến dạng. Nếu vật ta xét là chất điểm hay vật rắn (không biến dạng) thì lực tác dụng gây ra hiệu quả gì? Nếu không có lực tác dụng vào vật thì như thế nào?
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
5
ph
Hoạt động 1:Quan điểm của Arixtot
+Đọc SGK - trả lời:
-Phân tích ví dụ thực tế về lực và chuyển động
-Nêu quan điểm của Arixtot
+Yêu cầu HS trình bày:
-Quan điểm của Arixtot về lực và chuyển động
-Nhận xét trả lời của HS
1:Quan điểm của Arixtot:
+Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật
10
ph
Hoạt động 2:Quan điểm của Galile
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Nhận định của Galile về lực và chuyển động
-Phương án kiểm tra nhận định mà Galile đưa ra.
-Theo dõi thí nghiệm H14.1
-Rút ra quan điểm củaGalile
-Trả lời C1
-Bản thân theo quan điểm nào? vì sao?
+HS ghi nhận: quan điểm của Gali le chỉ cái sai lầm của quan điểm Arixtot.
+Hướng dẫn:
- Làm thí thí nghiệm H14.1
- Phân tích thí nghiệm
- Suy luận từ thí nghiệm
- Hỏi: Xu hướng chuyển động của viên bi trên máng 2 đến độ cao nào?
- Hỏi: Nguyên nhân nào làm cho viên bi dừng lại?
- Hỏi: Nếu máng 2 rất nhẵn, và góc thì viên bi chuyển động như thế nào?
+Liên hệ thực tế: Tạo đệm không khí loại trừ lực cản.
2:Quan điểm của Galile:
+Lực không phải là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật
15
ph
Hoạt động 3:Định luật I Newton
+Đọc SGK - trả lời:
-Thí nghiệm minh họa
-Tạo đệm k/ khí để làm gì?
-Kết quả thí nghiệm là gì?
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Tìm một số ví dụ khác
-Quy nạp đưa ra định luật I
-Ý nghĩa định luật I
-Những biểu hiện của tính quán tính là gì?
-Trả lời C2(ví dụ)
-Vì sao trong giao thông cấm phóng nhanh vượt ẩu?
+HS ghi nhận:
- Nội dung định luật I và ý nghĩa của định luật.
- HQC gắn với đất là hệ qui chiếu quán tính
+Hướng dẫn:
-Phân tích một số ví dụ khác
- Hỏi: Nếu loại trừ hết các lực tác dụng lên vật thì vật có biểu hiện gì? nếu nó đang đứng yên hoặc đang chuyển động.
+Phân tích: 2 ý sau
-Vật không chịu tác dụng của lực nào => Vật cô lập (không tồn tại trong thực tế)
-Vật chịu của các lực có hợp lực bằng 0 => tồn tại trong thực tế.
+Hướng dẫn:
-Rút ra ý nghĩa của định luật I
-Biểu hiện của tính quán tính, lợi ích và tác hại, cách phòng
+Liên hệ thực tế: tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông.
3:Định luật I Newton:
a. Định luật:
+
b. Ý nghĩa:
+ Khái niệm quán tính:
Đó là xu hướng bảo toàn vận tốc của mọi vật.
Biểu hiện của tính quán tính
-Tính “ ì “ (xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên)
-Có “ đà “ (xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều )
+Hệ qui chiếu quán tính:
Là hệ qui chiếu có
(Coi hệ qui chiếu gắn với mặt đất là HQC quán tính)
5.Củng cố kiến thức:(6 phút) . Trả lời câu hỏi trắc nghiệm thông qua phiếu học tập
Câu 3:Chọn câu đúng: Khi một đang chuyển động mà hợp lực tác dụng lập tức bằng 0, thì vật đó
lập tức dừng lại.
chuyển động chậm dần rồi dừng lại
chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
chuyển động chậm dần rồi sau đó chuyển động thẳng đều .
Câu 4:Ví dụ nào kể sau không phải là sự biểu hiện của quán tính
Rũ mạnh áo quần cho sạch bụi
Vật nặng rơi trong không khí nhanh hơn vật nhẹ
Khi chạy bị vướng chân thì ngã về phía trước.
Vận động viên nhảy xa phải chạy lấy đà (trớn)
Câu 5:Chọn phát biểu đúng về hệ qui chiếu quán tính .
Hệ qui chiếu gắn với mặt đất luôn là hệ qui chiếu quán tính
Hệ qui chiếu gắn với Mặt Trời, các trục hướng về sao Thiên vương và Hải vương là hệ qui chiếu quán tính.
Khi xét đến sự tự quay của Trái đất xung quanh trục của nó thì hệ qui chiếu gắn với Trái Đất không còn là hệ qui chiếu quán tính .
Tại mọi điểm trên Trái Đất hướng của dây dọi luôn đi qua tâm của Trái Đất.
Đáp án: C1-B; C2-C C3-C; C4-B; C5-C;
6. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (2 phút)
+Câu hỏi và bài tập :Câu hỏi 1;2;3;4;5;6;7; Bài tập1; SGK trang 66
+ Tìm hiểu và trả lời :
-Các khái niệm:lực; khối lượng; gia tốc và mối quan hệ giữa chúng.
IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung kiến thức:
.
BÀI 15: ĐỊNH LUẬT II NEWTON
Ngày soạn: 30/08/06
Tiết thứ: 21
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được mối quan hệ giữa các đại lượng cơ bản của cơ học là lực; gia tốc; khối lượng thể hiện thông qua định luật II Newton; hiễu rõ hơn về lực; khối lượng; quán tính. Nguyên tắc độc lập của tác dụng .
2.Kĩ năng:Biết vận dụng định luật II Newton và nguyên tắc độc lập của tác dụng vào việc các giải bài toán cơ bản của cơ học
3.Thái độ:Tôn trọng sự đóng góp cho khoa học của các nhà bác học: Galile; Newton
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy:Xem lại khái niệm khối lượng đã học ở lớp 6
2.Chuẩn bị của trò: Ôn lại khác nhau khối lượng và khác nhau lực.
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :(4 phút)
Câu 1:Khối lượng của một vật có tính chất nào sau đây.
Biểu thị lượng chất chứa trong vật
Biểu thị cho mức quán tính của vật
Là đại lượng không âm , bất biến và có tính cộng được
Cả 3 tính chất trên.
Câu 2:Chọn phát biểu đúng về lực .
Một vật chỉ chuyển động đều khi không có lực nào tác dụng lên vật.
Vật cô lập không chịu tác dụng của vật nào cả nên thì phải đứng yên .
Vật chịu tác dụng của hệ lực cân bằng thì bảo toàn vận tốc.
Lực quyết định sự duy trì chuyển động .
3.Tạo tình huống học tập: (2 phút)
+Yêu cầu HS nêu lại định luật I Newton. Nếu hệ lực không cân bằng thì liệu vật thu gia tốc như thế nào? Gia tốc ấy có phụ thuộc vào khối lượng vật hay không ?
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
8
ph
Hoạt động 1:Định luật II Newton
+Đọc SGK - trả lời:
-H15.1a: Tìm hướng của vecto lực và vecto gia tốc
-H15.1b:Tìm mối quan hệ về độ lớn của lực và gia tốc
-H151c:Tìm mối quan hệ về độ lớn gia tốc và khối lượng
-Trả lời C1
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Mối quan hệ giữa 3 đại lượng :
-HS(TB):Phát biểu nội dung định luật II
-HS(TB):Viết biểu thức định luật II (công thức 15.1)
-HS(K-G):Nêu ý nghĩa định luật II
+HS ghi nhận:
-Nội dung định luật II
-Ý nghĩa định luật II
+Hướng dẫn:
- Hỏi: H15.1a: Ta thấy hướng của vecto lực và vecto gia tốc như thế nào?
- Hỏi: H15.1b: Cho biết mối quan hệ về độ lớn lực và độ lớn gia tốc như thế nào?
- Hỏi: H15.1c . Cho biết mối quan hệ về độ lớn gia tốc và khối lượng như thế nào?
- Hỏi: Nêu mối quan hệ giữa 3 đại lượng : ?
+Phân tích:
-Câu trả lời của nhóm
=> Nội dung định luật II
=> Biểu thức định luật II
-Ý nghĩa định luật II
+Liên hệ thực tế: Ý nghĩa định luật II (giải quyết nhiệm vụ cơ học; Chỉ ra biểu thức đo lực)
1:Định luật II Newton:
a. Định luật:
+Phát biểu:
Vecto gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vecto gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vecto lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
+Biểu thức:
hoặc là
b. Ý nghĩa:
-Giải quyết nhiệm vụ cơ học tìm ra vecto gia tốc
-Chỉ ra cách đo lực F = ma
7
ph
Hoạt động 2:Các yếu tố của vecto lực
+Đọc SGK - trả lời:
-Nguyên lí độc lập tác dụng
-Các yếu tố của vecto lực
-Đơn vị lực trong hệ SI
-HS(TB):Nêu các đặc điểm của vecto lực
-HS(K-G): Cách hiểu của mình về nguyên lí độc lập
-HS(Y-K):Nêu đơn vị lực
+HS ghi nhận:
-Các đặc điểm của vecto lực
-Đơn vị lực
+Hướng dẫn:
- Hỏi: Nêu các đặc điểm của vecto lực (điểm đặt; phương và chiều; độ lớn) ?
+Yêu cầu HS trình bày:
-Các đặc điểm của vecto lực
-Đơn vị lực trong hệ S
-Nhận xét câu trả lời của HS
-Nói về nguyên lí tác dụng lực => đại lượng trong biểu thức định luật II là hợp lực của các lực thành phần.
2:Các yếu tố của vecto lực:
-Điểm đăt: Vị trí mà lực đặt lên vật .
-Phương và chiều:Phương và chiều của gia tốc mà lực gây cho vật.
-Độ lớn: F = ma
+Đơn vị lực là (N) hệ SI:
(1N là lực truyền cho vật có khối lượng 1kg một gia tốc 1 m/s2)
5
ph
Hoạt động 3:Khối lượng và quán tính
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Mối quan hệ giữa khối lượng gia tốc
-Mối quan hệ giữa quán tính gia tốc
+HS ghi nhận: khối lượng đặc trưng mức quán tính
+Hướng dẫn:
- Hỏi:Khi lực tác dụng không đổi vật có khối lượng càng lớn thì gia tốc thu được ntn?
- Hỏi:Khi vật có gia tốc càng nhỏ thì khó hay dễ biến đổi vận tốc, mức quán tính của vật ntn?
3:Khối lượng và quán tính
Khối lượng của một vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật .
5
ph
Hoạt động 4:Điều kiện cân bằng của chất điểm
+Đọc SGK - trả lời:
-Trạng thái cân bằng
-Điều kiện cân bằng
-Hệ lực cân bằng
+HS ghi nhận: Trạng thái cân bằng , điều kiện cân bằng , hệ lực cân bằng
- Hỏi: Trạng thái cân bằng có đặc điểm gì?
- Hỏi: Hệ lực cân bằng có đặc điểm gì?
- Hỏi:Điều kiện cân bằng của chất điểm là gì?
+Phân tích: trả lời của HS
4:Điều kiện cân bằng của chất điểm:
+Điều kiện cân bằng của một chất điểm là hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
+Hệ lực cân bằng là hệ lực có hợp lực bằng 0
5
ph
Hoạt động 5:Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng của một vật
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Trọng lực của một vật
-Trọng lượng của một vật
-Mối quan hệ giữa trọng lực, trọng lượng, khối lượng
-HS(Y-K): đ/ng trọng lực
-HS(TB):đ/ng trọng lựơng
+Yêu cầu HS trình bày:
Các khái niệm sau đây:
-Trọng lực, đặc điểm, biểu thức
-Trọng lượng, đặc điểm,b/thức
+Liên hệ thực tế: Thường xác định khối lượng của vật người ta dùng cân
5:Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng :
+Trọng lực:
+Trọng lượng:
5.Củng cố kiến thức:(6 phút) . Trả lời câu hỏi trắc nghiệm thông qua phiếu học tập
Câu 3:Chọn phát biểu đúng về định luật II Newton
Lực tác dụng theo hướng nào thì vật chuyển động theo hướng đó
Với cùng một vật, lực tác dụng càng nhỏ thì gia tốc thu được càng lớn
Với cùng một lực, khối lượng vật càng lớn thì gia tốc thu được càng nhỏ
Gia tốc vật thu được luôn cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng
Đáp án: C1-D; C2-C; C3-C;
6. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (2 phút)
+Câu hỏi và bài tập :Câu hỏi 1;2;3;4;5; Bài tập1;2;3;4;5;6; SGK trang 70
+ Tìm hiểu và trả lời : -Đọc phần: Em có biết
-Xác định vecto lực như thế nào? Nội dung và ý nghĩa định luật III Newton
IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung kiến thức:
BÀI 16: ĐỊNH LUẬT III NEWTON
Ngày soạn: 30/08/06
Tiết thứ: 22
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được tác dụng cơ bao giờ cũng xãy ra hai chiều và lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối. Nội dung và ý nghĩa định luật III Newton .
2.Kĩ năng:Biết vận dụng định luật III Newton để giải thích một số hiện tượng đến sự bằng nhau và trái chiều của tác dụng và phản tác dụng
3.Thái độ:Thấy rõ được thiên tài của Newton
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy:Dụng cụ thí nghiệm như SGK và một số thí nghiệm khác về định luật III Newton (2 xe lăn, lò xo). Kiểm tra thí nghiệm trước khi lên lớp.
2.Chuẩn bị của trò:Ôn lại khái niệm và các đặc trưng của lực
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :(5 phút)
Câu 1:Chọn phát biểu sai về định luật II Newton
Gia tốc vật thu được luôn cùng hướng với lực tác dụng
Với cùng một vật, gia tốc thu được tỉ lệ thuận với lực tác dụng
Với cùng một lực, gia tốc thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng vật
Vật luôn luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng
Câu 2: Chọn phát biểu đúng về cân bằng .
Hệ lực cân bằng tác dụng làm cho vật có vận tốc bằng không
Vật tiếp tục đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu chịu tác dụng của hệ lực cân bằng
Hai lực trực đối bao giờ cũng làm cho vật luôn bảo toàn trạng thái chuyển động
Khi không chịu tác dụng của vật khác thì một vật phải giữa nguyên trạng thái đứng yên
3.Tạo tình huống học tập: (3 phút)
+Yêu cầu HS viết biểu thức định luật II Newton. Đặt vấn đề để giải quyết nhiệm vụ cơ học là phải xác định gia tốc mà muốn xác định được gia tốc thì phải biết lực tác dụng. Vậy lực tác dụng được xác định như thế nào?
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
5
ph
Hoạt động 1:Nhận xét
+Đọc SGK - trả lời:
-Ví dụ 1: Tương tác của An và Bình như thế nào?
-Ví dụ 2:Tương tác của nam châm và sắt như thế nào?
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- Tìm mối quan hệ:sự tác dụng tương hỗ giữa hai vật
-Rút ra kết luận
+Làm thí nghiệm:
-Tương tác nam châm và sắt
+Yêu cầu HS trình bày:
-Đặc điểm tương tác giữa An và Bình; giữa nam châm và sắt
- Hỏi: Trong tương tác giữa hai vật có tính chất gì?
+Liên hệ thực tế:tính 2 chiều
của tương tác giữa các vật
1:Nhận xét:
TƯƠNG TÁC
A tácdụng lên B
B tácdụng lên A
A
B
+Tương tác giữa hai vật có tính tương hỗ (2 chiều)
8
ph
Hoạt động 2:Định luật III Newton
+Đọc SGK - trả lời:
-Quan sát, ghi kết quả thí nghiệm, vẽ các lực tác dụng
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Làm thí nghiệm =>kết quả
-Phát biểu định luật III
-Ý nghĩa định luật III
+HS ghi nhận: Nội dung và biểu thức định luật III
+Phân tích:
-Thí nghiệm H16.3a;b
+Hướng dẫn:
-Làm mẫu thí nghiệm SGK
-HS cùng làm thí nghiệm
-Nhận xét kết quả=>định luật III
-Rút ý nghĩa định luật III
+Liên hệ thực tế: Kỹ năng phân tích lực trong tương tác các vật
2:Định luật III Newton:
a. Định luật: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này trực đối nhau
b. Biểu thức:
c. Ý nghĩa:
-Chỉ ra cách xác định lực
7
ph
Hoạt động 3:Lực và phản lực
+Đọc SGK - trả lời:
-Lực tác dụng và phản lực
-Đặc điểm của 2lực trực đối
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của 2 cặplực cân bằng và trực đối
-+HS ghi nhận: Đặc điển của cặp lực trực đối
+Hướng dẫn:
- Hỏi: Thế nào là lực tác dụng ; phản lực?
- Hỏi: Hai lực trực đối có đặt điểm gì?Có cân bằng nhau không vì sao?
+Yêu cầu HS :
-So sánh đặc điểm của 2lực cân bằng và 2 lực trực đối
3:Lực và phản lực:
+Một trong 2 lực gọi là lực tác dụng thì lực kia gọi là phản lực
+Hai lực này trực đối nên không cân bằng nhau vì đặt vào hai vật khác nhau
+Lực tác dụng và phản lực có cùng bản chất
10
ph
Hoạt động 4:Bài tập vận dụng
+Đọc SGK - trả lời:Câu 1
-Bóng bật trở lại vì lí do gì?
-Bóng có tác dụng lực lên tường không ?
-Vìsao tường vẫn đứng yên?
+T/luận nhóm-trả lời:C2
-Khi dây cân bằng thì lực kéo của 2 người có đặc điểm gì?
-Trong tường hợp H16.4b cây có kéo sợi dây không?
- Trong mỗi trường hợp lực căng sợi dây là bao nhiêu ?
=> lí do dây đứt
+T/luận nhóm-trả lời:C3
-Phân tích lực tác dụng lên vật, lên bàn
-Chỉ ra cặp lực trực đối, cặp lực cân bằng
+HS ghi nhận: Cách phân tích lực và phản lực
+Hướng dẫn: Câu1
-Dựa vào định luật III Newton và định luật II Newton
-Bức tường có khối lượng lớn còn khối lượng quả bóng thì nhỏ
+Hướng dẫn: Câu 2
-Phân tích cho HS thấy được độ lớn lực căng dây (nhẹ)bằng độ lớn lực kéo ở một đầu dây.
-H 16.4a =>Lực căng dây bằng bao nhiêu?
-H 16.4b =>Lực căng dây bằng bao nhiêu?
=>lí do vì sao dây đứt
+Hướng dẫn: Câu 3
-Phân tích lực tác dụng vào vật và bàn theo qui luật nhân quả
- Hỏi: Với điều kiện cân bằng thì ta có các cặp lực trực đối và cặp lực cân bằng nao tác dụng lên hệ vật và bàn.
4:Bài tập vận dụng:
Câu 1: +Bóng tác dụng lực lên tường thì tường tạo phản lực lại bóng vì khối lượng tường rất lớn nên đứng yên, còn khối lượng bóng nhỏ nên bóng bật lại
Câu 2: +Độ lớn lực căng dây (nhẹ) là lực kéo ở một đầu dây
-H16.4a:Lực căng dây là F
-H16.4a:Lực căng dây là 2F
=>Vì lực căng lớn hơn nên dây đứt (quá giới hạn bền)
Câu 3:
+Cặp trực đối: ;
A
+Cặp cân bằng: ;
B
5.Củng cố kiến thức:(4 phút) . Trả lời câu hỏi trắc nghiệm thông qua phiếu học tập
Câu 3:Chọn phát biểu sai: Lực tác dụng và phản lực là hai lực:
ngược chiều nhưng cùng phương
cùng độ lớn và cùng chiều
cùng độ lớn và cùng phương
ngược chiều và khác điểm đặt
Đáp án: C1-D; C2-B; C3-B
6. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (2 phút)
+Câu hỏi và bài tập :Câu hỏi 1;2;3;4;5; Bài tập 1 SGK trang 74, 75
+ Tìm hiểu và trả lời :
-Vì sao vật rơi tụ do rơi thẳng đứng có chiều từ trên xuống,
-Vì sao độ lớn gia tốc g phụ thuộc vào vĩ độ và độ cao thường lấy: g = 9,810(m/s2)
- Đọc phần: Em có biết ?
IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung kiến thức:
Ngày soạn: 31/08/06
BÀI 17: LỰC HẤP DẪN
Tiết thứ: 23
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:Hiểu được rằng tác dụng hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên; Nắm được biểu thức, đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực
2.Kĩ năng:Vận dụng biểu thức để giải được các bài toán liên quan, giải thích thực tế liên quan.
3.Thái độ: Tôn trọng sự đóng góp cho khoa học của nhà bác học: Ca-ven-đi-sơ (Anh)
II.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của thầy: Một số tranh ảnh về hệ Mặt Trời, Câu hỏi trắc nghiệm
2.Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do
III.Tổ chức hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm diện học sinh
2.Kiểm tra bài cũ :(4 phút)
Câu 1:Chọn phát biểu đúng: Lực tác dụng và phản lực là hai lực:
cân bằng nhau (chung điểm đặt)
cùng chiều và cùng độ lớn
trực đối nhau (khác điểm đặt)
cùng phương, cùng chiều
Câu 2: Trong hệ vật (quả cầu + dây treo +giá đỡ) có mấy cặp lực trực đối xuất hiện(Theo định luật III Newton)
A. 1cặp B. 2 cặp C. 3 cặp D. 4 cặp
3.Tạo tình huống học tập: (2 phút)
+Yêu cầu HS nêu định nghĩa vật rơi tụ do. Đặt vấn đề Trái Đất hút vật với lực Thì vật có hút lai Trái Đất không? Các vật khác có tương tác với nhau không?...Sơ lược câu chuyện quả táo Newton
4.Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
ph
Hoạt động 1:Định luật vạn vật hấp dẫn
+Đọc SGK - trả lời:
-Vì sao các hành tinh chuyển động xung quang Mặt Trời?
-Nội dung của định luật hấp dẫn; biểu thức.
+Thảo luận nhóm-trả lời:
- Xem hình 17.1
-Đặc điểm của lực hấp dẫn
-Cách đo giá trị G của Ca-ven- đi-sơ
-Trả lời C1
+HS ghi nhận: Định luật
+Hướng dẫn: Hệ Mặt Trời có: 9 hành tinh theo thứ tự từ trong ra ngoài :Thủy; Kim; Đất; Hỏa; Mộc; Thổ; Thiên; Hải; Diêm
Chúng đều chuyển động quanh Mặt Trời vì sao?
+Yêu cầu HS trình bày:
-Hình 17.1
-Nêu nội dung và biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn
+Liên hệ thực tế: lực hấp dẫn chỉ đáng kể khi vật có khối lượng lớn vì G có giá trị bé
1:Định luật vạn vật hấp dẫn:
+Điều kiện: Tồn tại 2 vật (coi như chất điểm)
+Biểu thức: VớiG = 6,67.10-11(Nm2/kg2)
r
Hoạt động 2:Biểu thức của gia tốc rơi tự do
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Trọng lực có phải là lực hấp dẫn không?
-Từ biểu thức lực hấp dẫn và biểu thức trọng lượng tìm biểu thức gia tốc g
-Giải thích câu C2
+HS ghi nhận: biểu thức gia tốc ở độ cao h, mặt đất
+Yêu cầu HS trình bày:
-Từ 2 biểu thức lực hấp dẫn và trọng lượng tìm biểu thức g
-Giải thích: câu C2
+Mở rộng: gia tốc g ở độ sâu h
với M’ là phần khối lượng bên trong Trái Đất
2:Biểu thức của gia tốc rơi tự do(ở độ cao h)
R
h
+Biểu thức:
Hoạt động 3:Trường hấp dẫn, trường trọng lực
+Thảo luận nhóm-trả lời:
-Trường hấp dẫn là gì?
-Trường trọng lực là gì?
-Trả lời câu C3
-Đại lượng đặc trưng cho trong trường là gì?
-Trọng trường đều là gì?
+HS ghi nhận: Các khác niệm: trường hấp dẫn; trọng trường; trọng trường đều.
+Yêu cầu HS trình bày:
- Các khác niệm: trường hấp dẫn; trọng trường;
File đính kèm:
- ch02 t19-26 phan 1.doc