I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức.
– Hiểu rõ mối quan hệ giữa các đại lượng gia tốc, lực, khối lượng thể hiện trong định luật II Newton
– Đưa ra được cách xác định phương chiều và độ lớn của lực dựa trên biểu hiện động lực của nó: phương chiều của lực là phương chiều của gia tốc mà vật thu được, độ lớn xđ bằng tích m.a
– Hiểu rõ mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính: vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng cao
2. Về kĩ năng.
– Biết vận dụng định luật II Newton và nguyên lí độc lập tác dụng để giải các bài tập đơn giản
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
– Hình vẽ phóng to hình 15.1 SGK
2. Học sinh.
– Ôn lại khái niệm khối lượng (học ở lớp 6) và kn lực (bài 13 lớp 10)
III. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể:
39 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 10 nâng cao - Nguyễn Văn Cường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 09 thỏng 11 năm 2007
Tiết 21
Định luật II newton
Mục tiêu.
Về kiến thức.
Hiểu rõ mối quan hệ giữa các đại lượng gia tốc, lực, khối lượng thể hiện trong định luật II Newton
Đưa ra được cách xác định phương chiều và độ lớn của lực dựa trên biểu hiện động lực của nó: phương chiều của lực là phương chiều của gia tốc mà vật thu được, độ lớn xđ bằng tích m.a
Hiểu rõ mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính: vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng cao
Về kĩ năng.
Biết vận dụng định luật II Newton và nguyên lí độc lập tác dụng để giải các bài tập đơn giản
Chuẩn bị.
Giáo viên.
Hình vẽ phóng to hình 15.1 SGK
Học sinh.
Ôn lại khái niệm khối lượng (học ở lớp 6) và kn lực (bài 13 lớp 10)
Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ- đặt vấn đề
Thông báo câu hỏi
- Phát biểu định luật I Newton?
- Quán tính là gì?
- Một vật chịu tác dụng của 1 lực thì có biểu hiện gì?
Yêu cầu hs suy nghĩ
Hs suy nghĩ cá nhân
Yêu cầu1 hs trả lời
1 hs trả lời câu hỏi.Các hs khác nghe bạn trả lời
Yêu cầu 1 hs nx
1 hs nhận xét
Đặt vấn đề:
Như bạn vừa phát biểu: một trong những tác dụng của lực là gây ra sự biến thiên vận tốc (tức là gây ra gia tốc cho vật) Vậy quan hệ giữa gia tốc(hệ quả) và lực gây ra gia tốc (nguyên nhân) là gì? Đó là nội dung của định luật II Newton, chúng ta cùng đi tìm hiểu định luật này trong giờ học hôm nay.
Hs lắng nghe
Hoạt động 2: Xây dựng kiến thức phần 1.Định luật II Newton
Ghi đầu bài, đề mục 1. lên bảng
Ghi đầu bài, đề mục 1. vào vở
Treo hình vẽ, yêu cầu hs quan sát, trả lời câu hỏi sau:
- Chiếc xe đẩy chuyển động như thế nào trong các trường hợp đẩy hoặc kéo mạnh, yếu?
- Hướng của vectơ lực và vectơ gia tốc có liên hệ với nhau như thế nào?
- Đẩy hoặc kéo xe với cùng một lực mà khối lượng xe thay đổi thì chuyển động của xe ntn?
- Từ đó có thể nhận xét gia tốc của vật phụ thuộc những yếu tố nào?
Quan sát hv
Thảo luận nhóm, 1 hs đại diện cho 1 nhóm nào đó trả lời, các hs khác nghe và nhận xét
Nx, chuẩn hóa
Ghi nhận thông tin
Từ kết quả suy luận trong câu nx ở trên, thông báo kết quả nghiên cứu của Newton, yêu cầu hs dựa vào đó phát biểu định luật II Newton
Thảo luận nhóm, 1 hs đại diện cho 1 nhóm nào đó trả lời, các hs khác nghe và nhận xét
Nx, chuẩn hóa
Ghi vào vở
Yêu cầu hs suy nghĩ và nêu điều kiện áp dụng định luật (đl áp dụng được trong những trường hợp nào?)
Thảo luận nhóm, 1 hs đại diện cho 1 nhóm nào đó trả lời, các hs khác nghe và nhận xét
Nx, chuẩn hóa
Ghi vào vở
Hoạt động 3: Xây dựng kiến thức phần 2.Các yếu tố của lực
Lực là một đại lượng vecto, vậy các em hãy cho thầy biết nó có những yếu tố nào, dựa vào biểu thức định luật II Newton, các em hãy nói rõ các đặc điểm đó.
Thảo luận nhóm, 1 hs đại diện cho 1 nhóm nào đó trả lời, các hs khác nghe và nhận xét
Nx, chuẩn hóa
Ghi vào vở
Yêu cầu hs đọc SGK phần nguyên lí độc lập tác dụng
Đọc SGK phần nguyên lí độc lập tác dụng
Hoạt động 4: Xây dựng kiến thức phần 3. Khối lượng và quán tính
Yêu cầu hs thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Cùng 1 lực, tác dụng lên 2 vật có khối lượng khác nhau thì vật nào thu được gia tốc lớn hơn?
- Vật càng nặng thì càng dễ hay khó thay đổi vận tốc?
- Vật khó thay đổi vận tốc thì quán tính lớn hay nhỏ?
Thảo luận nhóm, 1 hs đại diện cho 1 nhóm nào đó trả lời, các hs khác nghe và nhận xét
Nx
Ghi nhận thông tin
Yêu cầu hs từ những câu trả lời ở trên cho nhận xét về mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính
Thảo luận nhóm, 1 hs đại diện cho 1 nhóm nào đó trả lời, các hs khác nghe và nhận xét
Nx, Thông báo
Ghi vào vở
Hoạt động 5: Xây dựng kiến thức phần 4. Điều kiện cân bằng của một chất điểm
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau:
Khi một vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều thì gia tốc của vật bằng gì?
Hs làm việc cá nhân, 1 hs trả lời , các hs khác nghe và nx
Yêu cầu hs trả lời câu hỏi sau:
Dựa vào đl II Newton các em hãy thảo luận và cho biết khi một vật đứng yên hoặc chuyển động đều thì các lực tác dụng lên vật phải thoả mãn điều kiện gì?
Thảo luận nhóm, 1 hs đại diện cho 1 nhóm nào đó trả lời, các hs khác nghe và nhận xét
Nx, chuẩn hóa
Ghi vào vở
Thông báo trạng thái chuyển động thẳng đều hoặc đứng yên gọi là trạng thái cân bằng.
Tiếp nhận thông tin
Yêu cầu hs phát biểu điều kiện cân bằng của một vật
Thảo luận nhóm, 1 hs đại diện cho 1 nhóm nào đó trả lời, các hs khác nghe và nhận xét
Nx, chuẩn hóa
Ghi vào vở
Hoạt động 6: Xây dựng kiến thức phần 5.Mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng
Yêu cầu hs nhắc lại đn, đặc điểm của sự rơi tự do
Hs làm việc cá nhân, 1 hs trả lời , các hs khác nghe và nx
Nx, chuẩn hóa
Yêu cầu hs viết bt đl II Newton cho trường hợp 1 vật rơi tự do
Hs làm việc cá nhân, 1 hs trả lời , các hs khác nghe và nx
Nx, chuẩn hóa
Ghi vào vở
Củng cố kiến thức và giao nhiệm vụ về nhà:
Củng cố
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 2/69 SGK
Làm bài tập vận dụng 1 SGK
Nhiệm vụ về nhà
Tự đọc trong SGK và tìm hiểu xem khối lượng và trọng lượng của vật có phụ thuộc vào độ cao hay không, nếu có thì phụ thuộc ntn?
Về nhà làm bài tập 2, 3, 4, 5, 6 SGK
Người duyệt:
Ngày 12 thỏng 11 năm 2007
Tiết 22
Định luật III Niu tơn
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức :
- Phát biểu được định luật III Niutơn và lấy VD minh hoạ.
- Viết được biểu thức của định luật III
- Nắm được Lực và phản lực, nêu VD minh hoạ
2. Về kĩ năng
- Vận dụng được định luật III Niutơn giải thích một số hiện tượng Vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong SGK
- Chỉ ra được điểm đặt của cặp lực và phản lực, phân biệt cặp lực này với cặp lực cân bằng
II. Công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Chuẩn bị một thanh sắt, một thanh nam châm, giá treo hai thanh, một búa, một đinh.vv..
- Hai lực kế ống, sợi dây để làm thí nghiệm định luật III
2. Học sinh :
- Ôn lại kiến thức về lực, cân bằng lực
- Đọc trước bài ĐL III Niutơn.
III. Thiết kế tiến trình xây dung các kiến thức trong bài học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút )
- Phát biểu và viết biểu thức định luật II
- Hệ lực cân bằng là gì ? Lấy VD hệ hai lực cân bằng, ba lực cân bằng
3. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận xét (10 ph )
- Định hướng và nêu câu hỏi
Từ 2 Thí dụ 1 và 2 SGK, em hãy nêu nhận xét khi quan sát sự tác dụng giữa A & B
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm.
Tìm câu trả lời ( Thảo luận)
Làm thí nghiệm đơn giản :Nam châm hút sắt
- Gợi ý để tìm câu trả lời sự biến đổi vận tốc liên quan đến gia tốc.
Có gia tốc, theo ĐL II là có lực tác dụng ?
- Phân tích rõ hiện tượng tương tác
- Đề xuất giải pháp
Theo ĐL II : F = m.a
A chịu lực tác dụng từ B và thu được a. Vậy B có gia tốc chứng tỏ B chịu lực tác dụng từ A
- Kết luận :
Tương tác
A
B
2. Định luật III Niutơn (15 ph)
- Làm thí nghiệm và yêu cầu HS đọc kết quả ( TN 16.3a)
- Hướng dẫn HS nhận xét về đặc điểm 2 lực và
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm hệ hai lực cân bằng
- Thông báo : Bằng nhiều TN, Niutơn phát hiện ra ĐL III.
- Hướng dẫn HS làm TN để chỉ rõ lực và phản lực cùng là loại lực đàn hồi, lực ma sát
( Chia hai nhóm)
- Yêu cầu đại diện các nhóm phân tích kết quả
Quan sát TN sau đó có thể tự làm TN 16.3a
- Nêu nhận xét về và
là hai lực trực đối
- Thảo luận và so sánh với hai lực cân bằng nêu nhận xét
- Phát biểu nội dung và viết biểu thức ĐLIII
- Nêu rõ đặc điểm lực tác dụng và phản lực
- Các nhóm HS báo các kết quả TN, nêu rõ bản chất từng loại lực
- Hướng dẫn HS giải các bài tập về ĐL II, III Niutơn (10 phút)
- Hỏi : Hiện tượng ở hai TN có phù hợp với ĐL II, III Niutơn không ? Giải thích?
- Hỏi : Tại sao 16.4b dây bị đứt
- Hướng dẫn HS từ thí dụ 3 rút ra đặc điểm khác nhau giữa hai lực trực đối cân bằng và không cân bằng.
- Thông báo : ĐL III không chỉ đúng với các vật đứng yên mà còn đúng với các vật chuyển động, đúng co loại tương tác tiếp xúc ( Fđànhồi và Fmasát) mà còn đúng cho cả loại tương tác từ xa thông qua một trường lực ( trọng lực, lực từ )
- Cùng thảo luận thí dụ 1 đề xuất phưong án giải thích :
FBA= FAB
aA= ; aB= mA > aB
aB nhỏ đến mức không quan sát được chuyển động của tường
Kết quả phù hợp với 2 ĐL Niutơn
- Học sinh đọc thí dụ 2
Thảo luận dây đứt do lực 2F
- Quan sát hình vẽ và xác định bản chất mỗi lực, chỉ ra cặp lực trực đối, cặp lực cân bằng khi vật đặt trên bàn ngang
- Nghe bổ xung kiến thức về ĐL III
- Đọc lại nội dung 3 ĐL Niutơn viết biểu thức để GV chuẩn bị củng cố kiến thức
4. Củng cố :( 3 phút )
- Lưu ý khi phân tích 1 hiện tượng chỉ rõ vật đứng yên cần xét, tránh tình trạng nói lực tác dụng mà không nói rõ vật nào tác dụng lên nó.
- Tổng kết lại các kiến thức về lực cân bằng, lực trực đối, ứng dụng 3 ĐL Niutơn, giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Yêu cầu HS thảo luận và có thể lấy thí dụ về ứng dụng ĐL III Niutơn
5. Bài tập về nhà : ( 2phút )
- Câu hỏi và bài tập SGK Vật lý 10 nâng cao
- Bài tập 2.30, 2.31 SBT
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Ngày 16 thỏng 11 năm 2007
Tiết 23
Lực hấp dẫn
I) Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên.
- Nắm được các công thức 17.1 và 17.3 đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực.
- Phân biệt được trường hấp dẫn và trọng trường.
2. Kỹ năng: Vận dụng được biểu thức 17.1 và 17.3 vào bài tập đơn giản.
II) Chuẩn bị
- Thầy: Giáo án
- Trò: ôn tập về sự rơi tự do của các vật, khái niệm trọng lực ở lớp 6.
III) Tiến trình
1) Kiểm tra bài cũ(5 phút)
- Nêu khái niệm trọng lực, biểu thức?
- Nêu đặc điểm của sự rơi tự do, giá trị của gia tốc rơi tự do?
2) Tạo tình huống học tập ( 5 phút)
Họat động của thầy
Họat động của trò
CH1: Tại sao khi thả các vật chúng đều rơi xuống đất?
- Trả lời theo sự hiểu biết ban đầu
CH2: Tại sao mặt trăng không rơi?
3) Tìm hiểu: Định luật vạn vật hấp dẫn ( 15 phút)
GV
HS hoạt động cá nhân
- Nhận xét câu trả lời, ghi tên bài học, mục 1 lên bảng.
- Ghi vào vở đề bài và mục 1
- Nêu các ý tưởng giúp Niu tơn thành lập định luật vạn vật hấp dẫn
- Nghe giảng
- Gọi 2 HS đọc nội dung định luật, ghi công thức 17.1 lên bảng
- Đọc SGK, ghi CT vào vở
- Gọi 2 HS nêu ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức và nêu giá trị của G
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu
- Biểu diễn lực hấp dẫn tác dụng vào 2 chất điểm? ( vẽ 2 chất điểm lên bảng )
- Vẽ hình, vẽ lực hấp dẫn nêu: gốc, hướng véc tơ.
- Nêu câu lệnh C1
- Trả lời câu lệnh C1
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi tình huống CH1 và CH2
- Trả lời câu tình huống đầu bài
4) Xây dựng biểu thức gia tốc rơi tự do ( 10 phút )
GV
HS
- Chia lớp thành 6 nhóm
- Họat động theo nhóm
- Ra bài tập: Vật khối lượng m thì lực hấp dẫn của nó với trái đất và trọng lực, liên hệ với nhau như thế nào? Tìm biểu thức liên hệ.
- Xây dựng công thức 17.3
- Gọi 1 đại diện nhóm trình bày kết quả, nhận xét, ghi công thức 17.3 lên bảng.
- Nêu câu lệnh C2
- Trả lời câu lệnh C2
5) Tìm hiểu khái niệm trường hấp dẫn và trường trọng lực ( 5 phút )
- Yêu cầu học sinh đọc SGK ghi tên đề mục
- HS đọc SGK thu thập thông tin
- Nêu 2 câu hỏi
+ Phân biệt trường hấp dẫn và trọng trường
+ Trọng trường tồn tại ở đâu? Có đặc điểm gì?
- Trả lời
6) Củng cố, dặn dò (5 phút)
- Nêu 4 câu hỏi củng cố ở cuối bài
- Ra bài tập 1 (SGK)
- Giao bài tập ở nhà: từ 2 – 7 SGK
- Trả lời các câu hỏi, làm bài tập 1
Ngày 22 thỏng 11 năm 2007
Tiết 24
Chuyển động của vật bị ném
I-Mục tiêu:
1.Về kiến thức:
Học sinh biết cách dùng phương pháp toạ độ để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật bị ném xiên,ném ngang.
2.Về kĩ năng:
Biết vận dụng các công thức trong bài để giải bài tập về vật bị ném.
Có thái độ khách quan khi quan sát các thí nghiệm kiểm chứng bài học.
II-Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1.Giáo viên:
-Thí nghiệm dùng vòi phun nước để kiểm chứng các công thức .
-thí nghiệm như ở hình 18.4 SGK nâng cao.
2.Học sinh:
Ôn lại các công thức về toạ độ và vận tốc của chuyển động tròn đều,chuyển động biến đổi đều ,đồ thị của hàm số bậc hai.
III,Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Kiểm tra bài cũ :
-Viết công thức vận tốc và phương trình chuyển động của chuyển động đều,chuyển động biến đổi đều.
-Phát biểu định luật II Niu tơn và viết biều thức của định luật.
* Gọi học sinh lên ghi công thức vào góc bảng.
*Yêu cầu học sinh khác nhận xét và bổ xung
+Gọi học sinh lên bảng ghi công thức vào góc bảng.
+Yêu cầu học sinh khác nhận xét và bổ xung
+Nếu ta ném một vật từ mặt đất theo phương hợp với phương ngang một góc (góc ném ) với vận tốc ban đầu vật sẽ chuyển động như thế nào?
+Yêu cầu ở đây ta phải xác định chuyển động của vật và vẽ quĩ đạo của chuyển động.Muốn vậy ta phải tiến hành các bước thế nào?
+Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm nêu các bước để xác định chuyển động.
+Thống nhất chọn mặt phẳng toạ độ là mặt phẳng thẳng đứng (hình 18.1)
t=o là thời điểm ném .
O điểm ném
ox nằm ngang.
Oy thẳng đứng,coi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực
y
+Xác định các biểu thức của các đại lượng ghi vào hai cột !
x
O
Hình 18.1
+Thống nhất kết quả của các nhóm rồi nhấn mạnh.
x=(v0 cos)t (9.1)
là phương trình chuyển động theo trục x
(9.2)
là phương trình chuyển động theo trục y.
(9.3)
là quĩ đạo chuyển động của vật
-Vậy quỹ đạo chuyển động là đường gì ?
Vẽ quỹ đạo chuyển động
+Chuyển sang phần 2 :
-Thông báo định nghĩa tầm bay cao H yêu cầu học sinh chỉ tầm bay cao H trên đồ thị và tìm biểu thức tính H=KI=?
+Ghi biểu thức tính tầm bay cao
(9.4)
Chuyển sang phần 3 :
-Chỉ trên hình vẽ tầm bay xa là L=ON=2OK và thông báo định nghĩa tầm bay xa.
-Yêu cầu tìm biểu thức tính tầm bay xa
L=ON=?
Biểu thức tính tầm bay xa
L= (9.5)
+Hỏi tầm bay cao H và tầm bay xa phụ thuộc vào các yếu tố nào?
+Giao thí nghiệm cho các nhóm để kiểm chứng lại kết quả rút ra từ tính toán tầm bay cao và tầm bay xa ở công thức (9.4) và (9.5).
Theo 2 trường hợp :
a,Giữ ở giá trị không đổi (300) thay đổi vo nhận xét H và L thay đổi thế nào?
b, Giữ vo ở giá trị không đổi thay đổi từ
00900 nhận xét H và L thay đổi thế nào?
-Tìm xem với =? thì tầm bay xa L =Lmax
+Yêu cầu các nhóm báo cáo theo ba nội dung thí nghiệm.
+Đánh gía thí nghiệm của các nhóm.
+Đặt ra câu hỏi vì sao ở lý thuyết L=Lmax khi =450 khác với kết quả của thí nghiệm?
-Nhấn mạnh sự sai lệch giữa thí nghiệm và lý thuyết ở trên do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là sức cản không khí.
Chuyển sang phần 4:
+Ta vận dụng phương pháp ở trêm để giải bài toán về vật bị ném ngang .
+Yêu cầu học sinh đọc toàn bộ đầu bài xác định nội dung và yêu cầu của bài
+Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm lời giải và cho kết quả
+Yêu cầu nhóm cử đại diện trình bày hướng giải của từng nhóm theo thứ tự :
-Chọn hệ trục xOy
a,Phương trình quĩ đạo .
b,Thời gian rơi .
c,Tầm xa.
d,Vận tốc khi chạm đất.
+Xác định lời giải của từng nhóm
+Chọn hệ trục toạ độ xOy khác nhau nhưng thời gian rơi của vật đều tìm ra giống nhau :
5s=thời gian rơi tự do.Ta kiểm tra xem :
Thời gian rơi tự do có bằng thời gian vật chuyển động cong không bằng thí nghiệm.
+Giới thiệu thí nghiệm và làm thí nghiệm
+Ta thấy hai viên bi cùng bắt đầu chuyển động và chạm đất cùng một lúc đã nói lên điều gì?
+Câu hỏi củng cố bài .
-Để khảo sát chuyển động của vật bị ném ta tiến hành theo trình tự nào?
-Các vận động viên nhảy cao nhảy xa,đẩy ta có thể vận dụng kiến thức nào của bài này khi tập luyện để nâng cao thành tích của mình
Nhận xét câu trả lời của học sinh và hướng dẫn học sinh ôn bài
IV, Về nhà làm các bài tập trang 84 SGK và trả lời câu hỏi 2 trang 83 SGK
Đọc bài số 19.
V,Rút kinh nghiệm bài dạy:
(ghi sau khi dạy)
-Nghe nội dung câu hỏi kiểm tra (cả lớp)
-Xác định câu trả lời.
-Phát biểu ĐL II Niu tơn .
-Ghi các công thức.
-Lắng nghe câu hỏi và tìm câu trả lời.
-ý kiến cá nhân :Vật sẽ chuyển động theo quĩ đạo cong.
Thảo luận nhóm tìm các bước tiến hành:
-Đại diện các nhóm nêu ý kiến
+Chọn hệ trục toạ độ xOy
+Xác định lực tác dụng vào vật từ đó tìm gia tốc .
+Viết phương trình chuyển động theo các trục.
+Tìm phương trình liên hệ giữa toạ độ y và x.
xo = yo =
vox= =
ax = =
vx = =
x = y =
Công thức liên hệ giữa x và y
-Thảo luận nhóm và ghi các công thức vào cột ,cử đại diện thông báo kết quả .
Nghe và ghi kết luận:
N
I
K
O
y
x
Hình 18.2
Trả lời:Là parabol và vẽ đồ thị hình 18.2
Từ các công thức đã có tìm biểu thức tính tầm bay cao H.
Ghi biểu thức tầm bay cao
Thiết lập công thức tính tầm bay xa L=ON=?
-Dựa vào kinh nghiệm dự đoán và dựa vào biểu thức để trả lời.
-Phụ thuộc vào vo và
Mỗi nhóm học sinh
-Tiến hành thí nghiệm theo hai bước avà b .
-Mỗi nhóm nêu nhận xét kết quả thu được trước lớp.
-Làm thí nghiệm theo nhóm kiểm nghiệm định tính.
-Cử đại diện lên báo cáo kết quả
a,Khi không đổi L và H tăng khi vo tăng.
b,Khi vo không đổi H tăng khi tăng còn L ban đầu tăng dần sau đó giảm dần.
-Khi L=Lmax thì <450
-Thảo luận cả lớp và cá nhân trả lời
-Đọc đầu bài .
-Xác định nội dung và yêu cầu của đầu bài .
-Thảo luận nhóm tìm lời giải
Quan sát và cho nhận xét.
Trả lời
Nghe
Ngày 26 thỏng 11 năm 2007
Tiết 25
Bài tập
I) Mục tiêu bài học
1) Kiến thức.
- Học sinh: nắm vững các kiến thức cơ bản về các định luật Niu – tơn, bài toán về chuyển động của vật bị ném và lực hấp dẫn: đặc điểm, tính chất, các công thức
- áp dụng giải các bài tập
2) Kỹ năng
- Nắm vững được trình tự giải một bài toán
II) Chuẩn bị
- GV: Nghiên cứu giáo án về bài tập
- HS: Ôn tập về ba định luật Niu-Tơn và vật chuyển động bị ném.
III) Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Hãy phát biểu các định luật Niu-Tơn?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài tập 1:
Một máy bay có khối lượng 50 tấn, khi hạ cánh chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2. Tính lực hãm? Biểu diễn trên cùng một hình các vectơ gia tốc, vận tốc và lực.
Hướng dẫn:
Theo định luật II – Niu Tơn, chọn chiều dương là chiều chuyển động của máy bay ta có:
= m
Chiếu lên trục toạ độ ta có:
F = - ma = - 50 000.0,5
F = - 25 000(N)
Dấu (-) chứng tỏ lực cản ngược chiều với chiều chuyển động.
2.Bài tập2:
Một vật ném ngang với vận tốc
v0 = 30 (m/s), ở độ cao h = 80 (m).
Xác định tầm bay xa của vật và vận tốc của vật lúc chạm đất? Lấy g = 10 (m/s2)
Hướng dẫn:
Tầm bay xa của vật là:
L = v0 = 30 = 120(m)
Vận tốc lúc cham đất là:
V = = = 50 (m/s)
-Ghi đề bài và tóm tắt bài toán
-Thảo luận theo nhóm để tìm ra cách giải bài toán.
-Cho các nhóm trình bày trên bảng và thảo luận chung.
-Ghi đề bài và tóm tắt bài toán
-Thảo luận theo nhóm để tìm ra cách giải bài toán.
-Cho các nhóm trình bày trên bảng và thảo luận chung.
Ngày 28 thỏng 11 năm 2007
Tiết 26
lực đàn hồi
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
- Hiểu được thế nào là lực đàn hồi
- Hiểu được đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo, dây căng .
- Thiết lập được hệ thức: giữa lực đàn hồi và độ biến dạng
2 . Kỹ năng
- Biết cách biểu diễn lực đàn hồi, vận dụng giải được các bài tập đơn giản về lực đàn hồi
II . Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1 . Giáo viên
- Các thiết bị thí nghiệm 19.3 ; 19.4 ; 19.5 ; tranh vẽ 19.1 ; 19.2
2 . Học sinh
- Ôn tập công thức tính trọng lực , các định luật Niutơn
III . Tiến trình hoạt động của thầy và trò
1 . Kiểm tra bài cũ
2 . Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
Khái niệm về lựcđàn hồi
- Giáo viên giao nhiệm vụ:dùng tay kéo lò xo A (HV)
- Đặt quả cân B lên thanh cao xu A: hãy mô tả lại hiện tượng ? (HV)
- Gv gợi ý: cảm giác của tay như thế nào. Tại sao quả cân B dừng lại ?
- Gv Lực mà lò xo A tác dụng lên tay B và giá đỡ có đặc điểm gì?
- biểu diễn các lực khi hs đã phân tích đúng.
- tương tự :H19.2
- Lực mà lò xo A, thanh cao xu tác dụng lên vật B , giá mắc lò xo trong điều kịên nào? tên gọi? Thế nào là lực đàn hồi?
Gv: Qua TN 19.1 19.2 em rút ra được các nhận xét gì? Gv nhận xét bổ xung
Gv : Đề xuất tình huống nếu vật B tác dụng lên A quá lớn thì hiện tượng xảy ra như thế nào?
_ghi kết luận .
* Lực đàn hồi là lực xuất hiện khi một vật bị biến dạng đàn hồi và có xu hướng chống lại nguyên nhân gây ra biến dạng.
*Mỗi vật có một giới hạn đàn hồi nhất định.
2
Một vài trường hợp thường gặp:
a. lực đàn hồi của lò xo .
Gv:BIến dạng của lò xo H19.3 ,H19.4 có đặc điểm gì?
- Phân tích:chỉ rõ lực lò xo A tác dụng vào lò xo B và giá đỡ c
Gv:Các lực đàn hồi này xuất hiện ở các vị trí nào của lò xo?tác dụng vào các vật nào?
Gv:Em hãy nêu đặc điểm phương,chiều của lực đàn hồi?
Gv:Chiều biến dạng của lò xo là chiều như thế nào?
Gv:đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu choHS:em hãy tìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo?
Gv:Gợi ý:ta phải đo lực đàn hồi,đo độ biến dạng,thay đổi độ lớn của lực đàn hồi và đo độ biến dạng tương ứng.
Gv:Nêu cách nghiên cứu mối quan hệ Fđh,độ biến dạng khi HS đã có các số liệu:xét tỉ số,xét tích:,Dl.
Gv:Ghi kết luận của HS:lên bảng.
*Gv:Em hãy phát biểu định luật Húc?
Gv :Giải thích :ý nghĩa đơn vị,các đơn vị trong biểu thức.
Gv :đề xuất :để nhận định xem các lò xo khác có hệ số đàn hồi khác,ta làm thế nào ?
b,Lực căng của dây.
Gv :Mô tảTN :H19.6
Giao nhiệm vụ cho HS :nêu đăc điểm của lực căng sợi dây tác dụng vào các vật tiếp xúc với nó .
-Lực căng :kéo
-Sợi dây không có khối lượng :T=T’
Trường hợp sợi dây vắt qua ròng rọc(HV)
-Hãy phân tích lực mà sợi dây tác dụng lên các vật 1,2 và ròng rọc.
-Nếu :khối lượng sợi dây,ròng rọc,ma sátđược bỏ qua thì lực căng trên các sợi dây có đặc điểm gì ?
Gv :đề xuất nghiên cứu phần 3,
Hs:Nêu các phương án ?nêu ra kết luận?
- Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu lò xxxo,tác xo,tác dụng lên các vật tiếp xúc với nó -
- Hs thảo luận:đưa ra nhận xét:
.Phương của lực trùng với phương của
Trục lò xo.
.Chiều của lực ngược với chiều biến
Dạng của lò xo.
Hs:thảo luận,nêu các phương án
nghiên cứu.
Hs tiến hành TN:H19.4ịđưa ra
nhận xét:
F=-k.Dl
.độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến
dạng của lò xo.
Hs:Tự ghi định luật.
Hs:đề xuất phương án làm.
HS:Ghi đề mục
Vẽ hình H19.6(SGK)
.điểm đặt
.phương
.chiều
HS:Biểu diễn các lực căng của sợi
dây tác dụng lên các vật và ròng rọc
KL :T=T’=T’=T
Ròng rọc có tác dụngđổi phương
của lực tác dụng.
3
Lực kế.
Gv :Lực kế :được chế tạo theo nguyên tắc nào ?
-Nêu cấu tạo của lực kế
-Gv :Nhận xét đánh giá định hướng HS nêu ra cấu tạo lực kế.
Gv :Khi dùng lực kế ta cần chú ý gì ?
HS :Thảo luận,thống nhất nhận xét.
-Gồm 1 lò xogắn với 1 bảng chia độ
-Mỗi độ chia ghi giá trị tương ứng của
Lực đàn hồi.
4
Bài tập
Gv :nêu nội dung bài tập
Tóm tắt:k=40 N
Dl=10 cm
F ?
HS tham gia tính.
3 . Củng cố và ra bài tập về nhà
-Nắm được nội dung,biểu thức định luật Húc
-đặc điểm lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây.
-Bài tập: 2 , 3 , 4 trang 88
Ngày 30 thỏng 11 năm 2007
Tiết 27
Lực ma sát
1. Mục tiêu bài học:
a. Về kiến thức
Hiểu được những đặc điểm của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt ( sự xuất hiện, phương, chiều, độ lớn).
Viết được biểu thức Fmsn và Fmst
b. Về kỹ năng
Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan tới ma sát và giải bài tập.
2. Công việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Gv: Chuẩn bị các thí nghiệm ở hình 20.1, 20.2 (SGK), một số ổ bi các loại.
Hs: Ôn tập kiến thức về định luật I Niutơn, định luật III Niutơn.
3. Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Lực ma sát nghỉ (15phút)
- Làm thí nghiệm yêu cầu học sinh nhận xét
- Yêu cầu chỉ ra phương, chiều của lực ma sát nghỉ.
Gợi ý: xét sự cân bằng của lực để tìm mối liên hệ giữa lực ma sát nghỉ và lực kéo
Giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh khảo sát lực ma sát nghỉ thông qua lực kéo của lực kế của lực kế.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Hoạt động 2: Lực ma sát trượt (15phút)
- Yêu cầu học sinh đề ra phương án đo lực ma sát trượt.
- Nêu ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm để chỉ ra phương, chiều của lực ma sát trượt và khảo sát độ lớn của lực ma sát khi thay đổi áp lực và điện tích của mặt tiếp xúc.
- Yêu cầu học sinh đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt (điều kiện xuất hiện, chiều, độ lớn).
Hoạt động 3: Lực ma sát lăn (3phút)
- Yêu cầu học sinh đọc SGK
Hoạt động 4: Vai trò của lực ma sát trong đời sống (7phút)
- Yêu cầu học sinh đọc SGK
- Yêu cầu học sinh làm sáng tỏ về lực phát động.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ trong thực tế về ma sát có ích, hại và những biện pháp làm tăng giảm ma sát.
Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét về sự xuất hiện lực ma sát nghỉ.
Thảo luận theo nhóm đề ra câu trả lời.
học sinh thảo luận theo nhóm đề ra câu trả lời.
Thực hiện nhiệm vụ (làm theo nhóm)
Đại diện các nhóm học sinh báo cáo kết quả thí nghiệm: Kết quả thí nghiệm cho thấy:
+ Fmsn không có giá trị nhất định, độ lớn của nó thay đổi để cân bằng với ngoại lực.
File đính kèm:
- giao an 10 nang cao t21-t36.doc