Chương I
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Tuần 1 Ngày soạn :8/8/2008
Tiết 1
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm cơ bản: tính tương đối của chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, xác định vị trí của một chất điểm bằng tọa độ, xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm.
- Hiểu rõ là muốn nghiên cứu chuyển động của chất điểm, cần thiết chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng.
- Nắm vững được cách xác định tọa độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên trục toạ độ.
2. Kỹ năng:
- Chọn hệ quy chiếu, mô tả chuyển động.
- Chọn mốc thời gian, xác định thời gian.
- Phân biệt chuyển động cơ với các chuyển động khác.
3. Thái độ : Gíup học sinh có hứng thú học môn vật lý.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình vẽ chiếc đu quay trên giấy to.
- Chuẩn bị tình huống sau cho học sinh thảo luận: Bạn của em ở quê chưa từng đến thị xã, em sẽ phải
dùng những vật mốc và hệ toạ độ nào để chỉ cho bạn đến được trường thăm em?
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 nâng cao - Tiết 1 - Chuyển động cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Tuần 1 Ngày soạn :8/8/2008
Tiết 1
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được các khái niệm cơ bản: tính tương đối của chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, xác định vị trí của một chất điểm bằng tọa độ, xác định thời gian bằng đồng hồ, phân biệt khoảng thời gian và thời điểm.
- Hiểu rõ là muốn nghiên cứu chuyển động của chất điểm, cần thiết chọn một hệ quy chiếu để xác định vị trí của chất điểm và thời điểm tương ứng.
- Nắm vững được cách xác định tọa độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên trục toạ độ.
2. Kỹ năng:
- Chọn hệ quy chiếu, mô tả chuyển động.
- Chọn mốc thời gian, xác định thời gian.
- Phân biệt chuyển động cơ với các chuyển động khác.
3. Thái độ : Gíup học sinh có hứng thú học môn vật lý.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình vẽ chiếc đu quay trên giấy to.
- Chuẩn bị tình huống sau cho học sinh thảo luận: Bạn của em ở quê chưa từng đến thị xã, em sẽ phải
dùng những vật mốc và hệ toạ độ nào để chỉ cho bạn đến được trường thăm em?
2. Học sinh: Xem lại những vấn đề đã được học ở lớp 8: Thế nào là chuyển động?
Thế nào là độ dài đại số của một đoạn thẳng?
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động 1 (25phút): Nhận biết chuyển động cơ, vật mốc, chất điểm, quỹ đạo, thời gian trong chuyển động.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Ghi bảng
- Xem tranh SGK, trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu: HS xem tranh SGK và nêu câu hỏi (kiến thức lớp 8) để HS trả lời.
1. Chuyển động cơ:
* Chuyển động cơ là gì? Vật mốc? Ví dụ?
- Gợi ý: cho HS một số chuyển động cơ học điển hình.
* Tại sao chuyển động cơ có tính tương đối? Ví dụ?
- Phân tích: dấu hiệu của chuyển động tương đối.
- Đọc SGK phần 2. Trả lời câu hỏi:
- Hướng dẫn: HS xem tranh SGK và nhận xét ví dụ của HS.
* Chất điểm là gì? Khi nào một vật được coi là chất điểm?
- Hướng dẫn: HS trả lời câu hỏi C1
2. Chất điểm . Quỷ đạo của chất điểm :
* Quỹ đạo là gì? Ví dụ.
- Trả lời câu hỏi C1.
- Tìm cách mô tả vị trí của chất điểm trên quỹ đạo.
- Gợi ý: trục tọa độ, điểm mốc, vị trí vật tại những thời điểm khác nhau.
3. Xác định vị trí của một chất điểm :
- Vẽ hình
- Giới thiệu: hình 1.5
- Trả lời câu hỏi C2
- Đo thời gian dùng đồng hồ như thế nào?
- Giới thiệu cách đo thời gian, đơn vị
4. Xác định thời gian:
- Cách chọn mốc (Gốc) thời gian.
- Biểu diễn trên trục số.
- Hướng dẫn cách biểu diễn, cách tính thời gian.
Hoạt động 2 (10phút): Hiểu hệ quy chiếu và chuyển động tịnh tiến.
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Ghi bảng
- Muốn biết sự chuyển động của chất điểm (vật) tối thiểu cần phải biết những gì? Biểu diễn chúng như thế nào?
- Gợi ý: vật mốc, trục tọa độ biểu diễn vị trí, trục biểu diễn thời gian.
5. Hệ quy chiếu:
- Đọc SGK: Hệ quy chiếu?
- Biểu diễn chuyển động của chất điểm trên trục Oxt?
- Nêu định nghĩa của hệ quy chiếu.
- Trả lời câu C3
- Yêu cầu: HS trả lời câu C3
- Xem tranh đu quay giáo viên mô tả.
- Giới thiệu tranh đu quay
6. Chuyển động tịnh tiến :
- Trả lời câu hỏi C4
- Phân tích dấu hiệu của chuyển động tịnh tiến.
- Lấy một số ví dụ khác về chuyển động tịnh tiến
- Yêu cầu: HS lấy ví dụ về CĐTT
- Nhận xét các ví dụ.
D. CŨNG CỐ VÀ DẶN DÒ (10phút): Vận dụng, củng cố.
Cũng cố :
Hoạt động của học sinh
Sự trợ giúp của giáo viên
Ghi bảng
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nội dung câu 1 - 5 (SGK)
- Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Làm việc cá nhân giải bài tập 1, 2 (SGK)
- Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
- Ghi nhận kiến thức: những khái niệm cơ bản; hệ quy chiếu; chuyển động tịnh tiến.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.
- Trình bày cách mô tả chuyển động cơ
Dặn dò: Bài tập 2,3 SGK
File đính kèm:
- GIAO AN 10 NC 3 COTMOI.doc