Giáo án Vật lý 10 tiết 42 đến 59

Tiết 42: ĐỘNG NĂNG

 A.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

 +Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng (của một chất điểm hay của một vật rắn chuyển động tịnh tiến).

 +Phát biểu và chứng minh được định lý biến thiên động năng(trong một trường hợp đơn giản).

 +Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công.

2. Kỹ năng:

Vận dụng được định lý biến thiên động năngđể giải các bài toán tương tự như các bài trong SGK.

B. CHUẨN BỊ .

1. Giáo viên: Tìm những ví dụ thực tế (tranh, ảnh minh hoạ ) về những vật có động năng sinh công.

2. Học sinh:

 - Ôn lại phần động năng đã học ở chương trình THCS

 - Ôn lại công thức tính công của một lực,các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 10 tiết 42 đến 59, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký kiểm tra:……………………….. Tiết 42: Động năng Ngày soạn:........................ Ngày giảng: ……………. A.Mục tiêu. 1. Kiến thức: +Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của động năng (của một chất điểm hay của một vật rắn chuyển động tịnh tiến). +Phát biểu và chứng minh được định lý biến thiên động năng(trong một trường hợp đơn giản). +Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công. 2. Kỹ năng: Vận dụng được định lý biến thiên động năngđể giải các bài toán tương tự như các bài trong SGK. B. Chuẩn bị . 1. Giáo viên: Tìm những ví dụ thực tế (tranh, ảnh minh hoạ ) về những vật có động năng sinh công. 2. Học sinh: - Ôn lại phần động năng đã học ở chương trình THCS - Ôn lại công thức tính công của một lực,các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều. C. Tổ chức hoạt động dạy hoc. 1. ổn đinh tổ chức lớp ( 2 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) CH: Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức tính công, đơn vị công? Yêu cầu:- Phát biểu được định nghĩa. -Viết được biểu thức: A=F S.cos -Đơn vị công là Jun (J). 3. Tiến trình dạy học. Hoạt động củahọc sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1. Ôn lại khái niệm năng lượng và tìm hiểu những đặc điểm định tính của khái niệm động năng. ( 10 phút) Ôn lại khái niệm năng lượng . -HS nêu ví dụ, có thể là: +Năng lương xăng,dầu để chạy xe máy, ôtô…. +Năng lượng điện để thắp sáng….. +Năng lượng của nước để vận hành nhà máy thuỷ điện….. -HS ghi nhớ, tiếp thu. C2: Các vật đều có động năng vì cùng đều đang chuyển động và có thể sinh công vì: +Viên đạn đang bay có thể xuyên vào gỗ,phạt gãy cành cây. +Búa đang chuyển động,đập vào đinh có thể đóng đinh cắm vào gỗ. + Dòng nước lũ đang chảy mạnh có thể cuốn trôi cây cối,phá huỷ nhà cửa. -Động năng của vật càng lớn khi vật có khối lượng càng lớn và vận tốc càng lớn. -Cho HS ôn lại khái niệm năng lượng. ? Nêu một số ví dụ về sự tồn tại của năng lượng? -Cho HS tìm hiểu những đặc điểm định tính của khái niệm động năng. -Yêu cầu HS hoàn thành C2. ? Động năng của vậy phụ thuốc vào những yếu tố nào? Vậy, biểu thức toán học nào thể hiện rõ mối quan hệ trên? Hoạt động 2. Thành lập công thức tính động năng ( 15 phút ) HS đọc và tóm tắt. Cá nhân học sinh tính toán công do lực sinh ra: A = F.s = m.a.s = m.(v22- v12 ) = .m v22 -m v12 Khi v1 = 0 và v2 = v ta có: A = .m v2 Cá nhân tiếp thu, ghi nhớ Wđ = .m v2 Hoàn thành C3. Cá nhân tham khảo một số ví dụ về động năng. Yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt bài toán ? Yêu cầu HS giải bài toán: Gợi ý: Dựa vào biểu thức tính công của một lực và công thức về chuyển động thẳng biến đổi đều, hãy tìm mối liên hệ giữa công sinh ra bởi lực tác dụng lên vật và khối lượng, vận tốc của vật. Tương tự, xét trường hợp vật chuyển động từ trạng thái nghỉ (v1 = 0) đến trạng thái có vận tốc(v2 = v) Nhận xét bài toán của học sinh Nêu phần ghi nhớ SGK Biểu thức của động năng đơn vị Jun (J) Hoàn thành yêu cầu C3? Hoạt động 3. Tìm hiểu định lý biến thiên động năng ( 8 phút) Làm việc cá nhân: - Độ biến thiên động năng của vật: Wđ = Wđ2 – Wđ1 = .m v22 -m v12 Vậy A = Wđ Cá nhân tiếp thu và ghi nhớ. Nhận xét: - Khi lực tác dụng lên vật sinh công dương thì động năng của vật tăng. - Khi lực tác dụng lên vật sinh công âm thì động năng của vật giảm. Học sinh làm ví dụ (SGK). Yêu cầu học sinh xét một vật chuyển dời thẳng theo phương của lực và thay đổi vận tốc từ v1 đến v2. Hãy so sánh công mà lực thực hiện được và độ biến thiên động năng khi đó? Thông báo nội dung của định lí biến thiên động năng . Yêu cầu nhận xét mối liên hệ giữa tác dụng của lực và sự biến thiên động năng? Yêu cầu HS làm bài tập ví dụ Hoạt động 4. Vởn dụng, củng cố – hướng dẫn học sinh học tập. ( 5 phút) HS làm bài tập củng cố. HS tiếp thu, ghi nhớ Làm bài tập 3,4 SGK Về nhà làm các bài tập trong SGK. Ôn lại kiến thức về thế năng đã học ở THCS và biểu thức tính công của trọng lực V. Hướng dẫn học tập D. Rút kinh nghiệm bổ sung. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ký kiểm tra:…………… Tiết 43: Thế năng ( tiết 1 ) Ngày soạn:…………………. Ngày giảng:………………... A. Mục tiêu * Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa trọng trường, trọng trường đều. Viết được biểu thức trọng lực của một vật. - Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng trọng trường. Định nghĩa được mốc thế năng. Viết được hệ thức liên hệ giữa độ biến thiên thế năng và công của trọng lực. * Kĩ năng: Vận dụng công thức tính thế năng hấp dẫn để giải một số bài tập cơ bản trong SGK. B. Chuẩn bị: 1. GV: Tìm những ví dụ thực tế về những vật có thế năng có thể sinh công. 2. HS: - Ôn lại khái niệm thế năng, trọng lực đã học ở THCS. - Ôn lại công thức tính công của một lực. C. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp ( 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5phút) CH: Phát biểu khái niệm động năng và viết biểu thức tính động năng? YC: Khái niệm động năng, biểu thức Wđ = .m v2 3. Tiến trình dạy học Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1. Nhắc lại khái niệm cũ. Đặt ra vấn đè cần nghiên cứu. Làm quen với khái niệm trọng trường, trọng trường đều. ( 5phút) HS trả lời: Máy bay có thế năng hấp dẫn, lò xo nén lại có thế năng đàn hồi. - Nhận thức vấn đề cần nghiên cứu. ? Một chiếc máy bay ở độ cao h so với mặt đất thì năng lượng của máy bay tồn tại ở dạng nào? ném một lò xo, năng lượng của lò xo tồn tại ở dạng nào? ? Vậy thế năng của các vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Biểu thức toán học nào thể hiện mối quan hệ đó? Hoạt động 2. Tìm hiểu về thế năng trọng trường ( hay thế năng hấp dẫn ) ( 18 phút) Cá nhân tiếp thu thông báo, ghi nhớ. Hoàn thành C1 = = Ghi nhận Đọc ví dụ và trả lời C2 HS thảo luận chung Công: A = P.z = mgz Ghi nhận Hoàn thành C3 Mọi vật xung quanh trái đất đều chịu tác dụng của lực hấp dẫn. Ta nói rằng xung quanh trái đất tồn tại một trọng trường. Yêu cầu hoàn thành C1? Đưa ra khái niệm trọng trường đều. Yêu cầu học sinh đọc ví dụ, và trả lời C2 ? Gợi ý xây dựng biểu thức thế năng trọng trường: Thế năng của vật bằng công của trọng lực trong quá trình vật rơi. Quan hệ giữa trọng lực của vật và khối lượng của vật. Theo công thức thế năng thì phải nói rõ mốc thế năng . Yêu cầu HS trả lời C3? Hoạt động 3. Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực ( 10 phút) Đọc ví dụ Độ biến thiên thế năng của vật Wt = WtN - WtM = mgzN – mgzM Công của trọng lực: AMN = P(zM- zN) = mg(zM- zN) = mgzN – mgzM Vậy AMN = -Wt . Học sinh ghi nhận Hoàn thành C4 , C5. Yêu cầu HS đọc bài toán trong SGK và tìm độ biến thiên thế năng? Hãy so sánh độ biến thiên này với công của trong lực trong quá trình đó? Nhận xét SGK Nhận xét liên hệ giữa tác dụng của trọng lực với sự tăng (giảm) thế năng của vật Yêu cầu hoàn thành C4 , C5. Hoạt động 4. vậ dụng, củng cố – Hướng dẫn học sinh học tập (5) - cá nhân học sing tiếp thu, ghi nhớ. Làm bài tập 2, 3 SGK Ôn lại kiến thức về lực đàn hồi đã học D. Rút kinh nghiệm bổ sung. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ký kiểm tra:…………… Tiết 44: Thế năng ( tiết 2 ) Ngày soạn:…………………. Ngày giảng:………………... A. Mục tiêu * Kiến thức: - Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của thế năng đàn hồi. * Kĩ năng: Vận dụng công thức tính thế năng hấp dẫn để giải một số bài tập cơ bản trong SGK. B. Chuẩn bị: 1. GV: Tìm những ví dụ thực tế về những vật có thế năng đàn hồi. 2. HS: Ôn lại khái niệm thế năng,lực đàn hồi, công của lực đàn hồi . C. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp ( 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) CH: Nhắc lại biểu thức của định luật Huck ? YC: Fđh = K 3. Tiến trình dạy học Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1. Tìm hiểu thế năng đàn hồi ( 20 phút) Trả lời: Vì nó chịu tác dụng của lực dàn hồi. Cánh cung bị uốn cong, súng cao su lên đạn… Trả lời: Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì vật có khả năng sinh công càng lớn. Vậy độ biến dạng càng lớn thì thế năng đàn hồi càng lớn. HS đọc phần ghi chú SGK Ghi chú: Có thể chứng minh công thức bên như sau. A= Fđh()(-1) = (-) A = F. (-) =(-k)(-) A = k()2 . HS ghi nhận biểu thức thế năng đàn hồi Wt (J), k (N/m), (m). Nêu câu hỏi : trong ví dụ ở đầu bài ở tiết trước, vì sao lò xo bị nén lại có thế năng đàn hồi? Yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về vật có thế năng đàn hồi ? Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng như thế nào, vì sao ? Khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về trạng thái không biến dạng thì công thực hiện bởi lực đàn hồi sẽ là; Yêu cầu HS đọc phần ghi chú SGK Khi lò xo ở trạng thái biến dạng thì hệ gồm vật và lò xo có thế năng (thế năng đàn hồi) ta định nghĩa thế năng đàn hồi bằng công của lực đàn hồi. Yêu cầu nhắc lại đơn vị của các đại lượng trong biểu thức ? Hoạt động 2. Củng cố, vận dụng ( 10 phút) Cá nhân học sinh hoàn thành yêu cầu của giáo viên. - HS thảo luận chung cả lớp, trả lời câu hỏi của giáo viên. GV gọi học sinh nhắc lại định nghĩa và biểu thức của thế năng hấp dẫn và thế ăng đàn hồi. ? Một học sinh cho rằng hai vật ở cùng một độ cao so với mặt đất thì có thế ăng bằng nhau ? kết luận như vậy có chính xác không? Vì sao? ? Một cái nỏ được lắp sẵn mũi tên và dâydược kéo căng. Khi mũi tến được bắn ra, năng lượng của mũi tên hay của nỏ đã thực hiện việc đó? Dạng năng lượng đó là gì? Hoạt động 3. Hướng dẫn học tập ( 8 phút) - cá nhân học sing tiếp thu, ghi nhớ. làm các bài tập 5, 6 SGK. Ôn lại kiến thức về động năng, thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hòi đã học ở bài trước. D. Rút kinh nghiệm bổ sung. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ký kiểm tra:…………………….. Tiết 45: cơ năng Ngày soạn:………………… Ngày giảng:……………….. A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Viết được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường. - Viết được công thức tính cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng của một vật dưới tá dụng của lực đàn hồi của lò xo. * Kĩ năng: Vận dụng công thức tính cơ năng của một vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo để giải một số bài toán đơn giản. B. Chuẩn bị: GV: Một số thiết bị trực quan như con lắc đơn, con lắc lò xo. HS: Ôn lại các kiến thức đã học về động năng, thế năng và cơ năng( đã học ở THCS). C. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp ( 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) CH: Nhắc lại định nghĩa, công thức tính động năng và thế năng? YC: - Nhắc lại được định nghĩa động năng, thế năng. - Công thức tính động năng. - Công thức tính thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. 3. Tiến trình dạy học Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1. Sơ bộ nhận xét về quan hệ giữa động năng và thế năng của một vật chuyển động trong trọng trường ( 7 phút) -Thảo luận , trả lời: Hòn đá chuyển động theo hai giai đoạn: + Giai đoạn 1: Đi lên chậm dần rồi dừng lại. Khi đó vận tốc của vật giảm dần nên động năng giảm. Độ cao của vật so với mặt đất tăng dần nên thế năng của vật tăng dần. + Giai đoạn 2: Rơi xuống nhanh dần đều đến khi chạm đất. Vật rơi có vận tốc tăng dần nên động năng của vật tăng dần. Trong quá trình rơi, độ cao của vật giảm dần so với mặt đất nên thế năng giảm dần. H1. Một người tung một hòn đá lên cao. Hỏi hòn đá sẽ chuyển động thế nào và động năng, thế năng của quả bóng thay đổi ra sao? - Gợi ý: Quá trình chuyển động của vật có mấy giai đoạn? - ở THCS học sinh đã biết động năng, thế năng là hai dạng của cơ năng. Hoạt động 2. Tìm hiểu sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường (18 phút) Cá nhân đọc bài toán. Cá nhân suy nghĩ, trả lời: - Trong quá trình chuyển động của vật, trọng lực thực hiện công: - Công của trọng lực: AMN = Wt(M) – Wt(N) - Công của trọng lực cũng bằng độ biến thiên thế năng: AMN = mv22 - mv12 =Wđ(N) – Wđ(M) - Động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại. Cá nhân trả lời: Wđ(N) – Wđ(M) = Wt(M) – Wt(N) Wđ(N) + Wt(N) = Wđ(M) + Wt(M) W(N) = W(M) - Hoàn thành C1: + Chứng minh được AB đối xứng nhau qua CO. + Xác định được vị trí nào động năng tăng và thế năng giảm và ngược lại. + Trong quá trình chuyển động quá trình nào động năng chuyển hoá thành thế năng và ngược lại. -Yêu cầu học sinh đọc bài toán trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: H2. Trong quá trình chuyển động của vật, lực nào thực hiện công? H3. Công này liên hệ như thế nào với độ biến thiên động năng và thế năng của vật? H4. Từ các biểu thức vừa viết, nhận xét quan hệ giữa độ biến thiên thế năng và độ biến thiên động năng giữa hai vị trí M, N ? H5. So sánh giá trị cơ năng của vật tại hai vị trí M, N ? - Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn. -Yêu cầu hoàn thành C1? Gợi ý: Giới thiệu cấu tạo con lắc Xét cơ năng tại vị trí A,O,B Hoạt động 3. Tìm hiểu cơ năng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (8phút ) - Ghi nhận thông báo: W = mv2 + k(l)2 - Ghi nhận thông báo - Hoàn thành C2: + Chọn mốc thế năng tại chân dốc + Xác định cơ năng tại A và B - Thông báo công thức tính cơ năng và phát biểu định luật bảo toàn cơ năng của vật dưới tác dụng của lực đàn hồi của lò xo. - Thông báo chú ý quan trọng SGK - Yêu cầu hoàn thành C2? + Gợi ý: Chọn mốc thế năng So sánh cơ năng tại Avà B Yêu cầu nhận xét kết quả. Hoạt đông 4. Củng cố – Hướng dẫn học sinh học tập (5 phút) HS hoàn thành yêu cầu của GV - cá nhân HS tiếp thu, ghi nhớ Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Đặt thêm một số câu hỏi để củng cố: H1.1. Khi đi xe đạp xuống dốc, mặc dù ta không đạp nữa nhưng xe chạy xuống càng nhanh. Hãy giải thích về mặt năng lượng?. H1.2. Tại sao nước chỉ có thể chảy từ nơi cao xuống nơi thấp?. - Bài tập về nhà: làm bài 6,7 SGK. - Ôn lại các kiến thức về thế năng, động năng, cơ năng liên quan đến tiết bài tập. D. Rút kinh nghiệm bổ sung. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Ký kiểm tra:............................ Tiết 46: Bài tập Ngày soạn:............................. Ngày giảng:........................... A. Mục tiêu. * Kiến thức: - Hiểu rõ một cách định lượng các giá trị của động năng, thế năng và cơ năng. - Xác định được các đại lượng cần tìm theo yêu cầu của bài tập. * Kĩ năng: Vận dụng được các kiến thức về động năng, thế năng, cơ năng để giải một số bài tập trong sách giáo khoa. B. Chuẩn bị: GV: Một số bài tập có liên quan . HS: Ôn lại các kiến thức đã học về động năng, thế năng và cơ năng đã học ở bài trước. Làm các bài tập trong C. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp ( 2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) CH: Nhắc lại định nghĩa, công thức tính cơ năng của một vật dưới tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi ? YC: - Nhắc lại được định nghĩa cơ năng. - Công thức tính cơ năng trong hai trường hợp, 3. Tiến trình dạy học Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Nội dung kiến thức cơ bản - Cá nhân tự làm và so sánh kết quả. -Xác định loại CĐ. -tính vận tốc của CĐ. -áp dụng định luật II(N) tính gia tốc của vật. . -áp dụng công thức liên hệ giữa a,v và s để tính. v2 –v02 =2as (v0 =0) -Có thể chọn mốc thế năng tại vị trí thấp nhất ,cao nhất hoặc trung gian.sau đó tính thế năng. -so sánh hM và hN . -Đọc và tóm tắt đề bài. -Nhắc lại công thức thế năng. Wt = -Dựa vào công thức nhân xét : không phụ thuộc. -Nên chọn tại mặt đất. -Chọn các mốc thế năng tại các điểm khác để tính. - Yêu cầu hai học sinh làm bài tập 7,8 trang 136 ? * Gợi ý:-Đây là cđ đều. -áp dụng công thức tính vận tốc trong cđ đều tìm v. H1:Xác định gia tốc của CĐ? Gợi ý: áp dụng định luật II(N). H2: Vận tốc ở cuối chuyển dời được tính bằng công thức nào? H3: So sánh thế năng tại M và thế năng tại N? Gơị ý: Chọn mốc thế năng tại các vị trí khác nhau. tính thế năng tại các vị trí M và N, sau đó so sánh. -Yêu cầu học sinh đọc tóm tắt đề bài? H4:Công thức tính thế năng đàn hồi? H5: Nó có phụ thuộc vào khối lượng của vật không? -Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định công thức tính sau đó mới chọn đáp án. H6:Nên chọn mốc thế năng tại điểm nào để việc giải bài toán được đơn giản ? Gơị ý: mở rộng cho HS nếu chọn mốc thế năng tại các điểm khác thì sao? Chứng minh cho HS thấy sự khác nhau đó. Bài 7. (136) -5phút HD: V===8,9m/s Wđ=== 2772 (J) Bài 8(136) - 7phút . --Gia tốc của CĐ: . -Vận tốc ở cuối chuyển dời: v2 –v02 =2as (v0 =0). Bài 5(141) - 5phút -Thế năng tại M bằng với thế năng tại N. Bài 6(141) - 5 phút. -thế năng đàn hồi được tính theo công thức: Wt = -Không phụ thuộc vào khối lượng. Bài 8 (145) – 5phút -Chọn mốc thế năng tại mặt đất. -Cơ năng của vật được tính theo công thức: W = mgZ IV. Củng cố.(10 phút). -Yêu cầu HS nhắc lại và nhớ được các công thức động năng, cơ năng, thế năng. -Phát phiếu học tập cho HS làm tại lớp nhằm củng cố kiến thức cả chương. V. Hướng dẫn học sinh học tập (3 phút) -Ôn tập lại toàn bộ chương IV. -Ôn lại những kiến thức về cấu tạo chất đã được học ở THCS. D. Rút kinh nghiệm và bổ sung. Phần II: Nhiệt học Chương V. Chất Khí. Ký kiểm tra:………………….. Tiết 47: Cấu tạo chất thuyết động học phân tử khí. Ngày soạn :…………….. Ngày giảng:……………. A. Mục tiêu . * Kiến thức: - Nêu được nội dung cơ bản về cấu tạo chất . - Nêu được các ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút và lực đẩy. - Nêu được định nghĩa khí lý tưởng. -So sánh được các thể khí,lỏng và rắn về các mặt: loại nguyên tử,phân tử, tương tác nguyên tử, phân tử và chuyển động nhiệt. * Kĩ năng: Vận dụng được các đặc điểm về khoảng cách giữa các phân tử,về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí,thể lỏng, thể rắn. B. Chuẩn bị: GV: -Dụng cụ làm thí nghiệm ở hình 28.4 SGK. -Mô hình mô tả sự tồn tại của lực hút và lực đẩy phân tử và hính 28.5 SGK. HS: --Ôn lại những kiến thức về cấu tạo chất đã được học ở THCS. C. Các bước lên lớp I. ổn định tổ chức lớp (2 phút ) II. Kiểm tra bài cũ (trong quá trình học bài mới ). III. Bài mới Hoạt động của trò Hoạt động của thầy Nội dung kiến thức cơ bản -Ôn lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất . -Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. +các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. + Các phân tử, nguyên tử CĐ hỗn độn không ngừng. Nhiệt độ của các vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật CĐ càng nhanh. -HS tiếp thug hi nhớ. -HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV nêu . -HS tiếp thu ghi nhớ. -HS trả lời: Nếu khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực hút lớn hơn lực đẩy và ngược lại. -Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. C1: Khi đặt hai thỏi chì mài thật nhẵn tiếp xúc nhau thì khoảng cách giữa các PT là nhỏ, lực hút chiếm ưu thế. Điều này không sảy ra nếu mặt tiếp xúc không được mài nhẵn. Giải thích tương tự với C2. -Trả lời: Giữa các phân tử có lực hút và lực này chỉ đáng kể khi các PT ở gần nhau. -HS tiếp thu ghi, nhớ. HS trả lời: +Thể khí : Hơi nước, không khí,…… + Thể lỏng : Nước, xăng, dầu,……… + Thể rắn: Nước đá, gỗ, ……….. + Thể khí không có hình dạng xác định và luôn chiếm thể tích bình chứa . + Thể rắn có thể tích và hình dạng xác định. + Thể lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó và có thể tích xác định . HS tự đọc mục II và trả lời câu hỏi của GV. Giáo viên đặt ra những câu hỏi nhằm giúp HS nhớ lại thuyết động học phân tử về cấu tạo chất. H1: Vì sao khi trộn một lượng đường thích hợp vào nước nước lại có vị ngọt ? H2:Vì sao bóng cao su khi bơm căng dù được buộc chặt vẫn cứ xẹp dần ? H3: Vì sao hoà bột màu trong nước ấm lại nhanh tan hơn trong nước lạnh ? H4: Hãy nhắc lại những kiến thức đã học về cấu tạo chất ? -GV nói thêm cho HS: các hạt cấu tạo nên chất rắn và các khí trơ là các nguyên tử, được gọi là phân đơn nguyên tử. Do vậy chúng ta nói rằng các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử. - GV đặt ra vấn đề cho HS nghiên cứu: H5: Nếu các phân tử cấu tạo nên vật CĐ không ngừng thì tại sao lại không bị rã ra thành từng phân tử riêng rẽ mà lại có thể giữ được hình dạng và thể tích của chúng? -GV gợi ý: Các PT tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy PT.Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các PT. -Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời H6. H6: .Độ lớn của lực hút và lực đẩy phụ thuộc ntn vào khoảng cách giữa các PT? -Cho HS thảo luận nhóm hoàn thành C1 và C2. H7:có nhận xét gì qua hai câu hỏi trên ? -Tuy nhiên khi các PT bị nén lại thì tương tự như khi các lò xo bị nén, các PT có xu hướng đẩy nhau ra. Do đó chúng ta có thể nén được chất khí chứ không nén được chất lỏng, chất rắn. GV đặt câu hỏi: H8: Các chất có thể tồn tại ở những trạng tháI nào ( hay còn gọi là thể nào) ? lấy ví dụ tương ứng ? H9: Nêu những đặc điểm khác biệt giữa các thể đó và thử giải thích nguyên nhân ? Gợi ý: Thể lỏng được coi là trung gian giữa thể khí và thể rắn. ở gần nhiệt độ đông đặc thì chất lỏng có nhiều tính chất giống chất rắn. tăng dần nhiệt độ thì sự tương tự giữa thể lỏng và thể rắn sẽ dần dần nhường chỗ cho sự tương tự ngày càng tăng giữa thể lỏng và thể khí. -GV giải thích cho HS vì sao chúng lại khác nhau như vậy. Yêu cầu HS quan sát 28.5, hình dung sự sắp xếp và CĐ của các NT và PT ở thể khí lỏng, lỏng, rắn. GV tóm tắt những quan điểm cơ bản của thuyết động học phân tử về cấu tạo chất. Giới thiệu tóm tắt lịch sử ra đời của thuyết. H10: Định nghĩa khí lý tưởng ? GV lưu ý thêm cho HS: Không khí và các chất khí ở điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất cũng có thể coi là khí lý tưởng. I . Cấu tạo chất 1. Những điều đã học về cấu tạo chất .(6 phút ). -các chất được cấu tạo từ những hạt riêng biệt gọi là phân tử, nguyên tử. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. - Các phân tử, nguyên tử CĐ hỗn độn không ngừng. Nhiệt độ của các vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật CĐ càng nhanh. 2. Lực tương tác phân tử (15phút) - Các PT tương tác với nhau bằng lực hút và lực đẩy PT.Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các PT. -Khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực hút lớn hơn lực đẩy và ngược lại. - lực hút giữa các PT chỉ đáng kể khi các PT ở gần nhau. 3. Các thể rắn, lỏng, khí (10phút ) - Thể khí không có hình dạng xác định và luôn chiếm thể tích bình chứa . - Thể rắn có thể tích và hình dạng xác định. - Thể lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó và có thể tích xác định. II. Thuyết động học phân tử chất khí ( 3 phút ). 1.Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí . 2. khí lý tưởng.(SGK ). IV. Củng cố (5 phút ) Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập . V. Hướng dẫn học sinh học tập (4 phút ) - Các bài tập SGK. - Mỗi HS chuổn bị một tờ giấy kẻ ô li khổ (15 x15) cm. D. Rút kinh nghiệm và bổ sung . Ký kiểm tra:………………… Tiết 48: quá trình đẳng nhiệt. Định luật bôilơ- mariôt Ngày soạn :........................ Ngày giảng:....................... A. Mục tiêu . * Kiến thức: - Nhận biết và phân biệt được “trạng thái” và “quá trình” - Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt. - Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Bôilơ-Mariôt. - Nhận biết và vẽ được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (

File đính kèm:

  • docgiao an vat ly 10.doc