I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
-Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và tính chất vĩ mô của chúng. Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.
-Kể ra được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn.
-Kể ra được những ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng :
-Giải thích được sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất rắn khác nhau.
3. Tư duy, thái độ :
-Quan sát tranh vẽ, có ý thức thảo luận tìm hiểu kiến thức.
II. CHUẨN BỊ :
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 10 - Tiết 58 - Bài 34: Chất rắn kết tinh, chất rắn vô định hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58 . Bài 34 :
CHẤT RẮN KẾT TINH. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
-Phân biệt được chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình dựa trên cấu trúc vi mô và tính chất vĩ mô của chúng. Phân biệt được chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể dựa trên tính dị hướng và tính đẳng hướng.
-Kể ra được những yếu tố ảnh hưởng đến các tính chất của các chất rắn.
-Kể ra được những ứng dụng của chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình trong sản xuất và đời sống.
2. Kỹ năng :
-Giải thích được sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất rắn khác nhau.
3. Tư duy, thái độ :
-Quan sát tranh vẽ, có ý thức thảo luận tìm hiểu kiến thức.
II. CHUẨN BỊ :
1. Hoc sinh
Ôn kiến thức về cấu tạo chất.
2. Giáo viên
Tranh, mô hình tinh hể muối ăn, thạch anh, kim cương, than chì. Hệ thống các câu hỏi. Bảng phân loại các chất rắn và so sánh đặc điểm của chíng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1. Ổn định tổ chức lớp.
Ngày dạy
Lớp
Sỹ số
Vắng
10B
10E
2. Kiểm tra bài cũ
(Khơng kiểm tra)
3. Bài mới
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
HĐ1: Tìm hiểu về cấu trúc tinh thể của chất rắn kết tinh
+T1(Y): Các hạt tồn tại dưới dạng nguyên tử.
+T2(Y): Lực tương tác các nguyên tử rất mạnh. Chungs luôn dao động quanh vị trí cân bằng xác định.
+ HS: Quan sát các tranh vẽ và mô hình.
+T3(TB): Hình dạng không giống nhau.
+T4(K): Các hạt xắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian.
+T5: Thảo luận nhóm trả lời :
+T6(Y): Tinh thể muối các hạt là ion Na+ và Cl-, than chì và kim cương các hạt là nguyên tử cacbon.
+ HS: Ghi nhận thông tin.
+T7(Y): Hình thành trong quá trình đông đặc.
H1: Các hạt thể rắn tồn tại phân tử hay nguyên tử ?
H2: Lực tương tác các nguyên tử thế nào ? tính chất chuyển động các nguyên tử ?
GV: Cho HS quan sát tranh và mô hình tinh thể muối ăn, thạch anh, kim cương, than chì.
H3: Tinh thể các chất có hình dạng hình học giống nhau không ?
H4: Mỗi chất các hạt sắp xếp thế nào ? tạo thành mạng tinh thể.
H5: Mô tả dạng mạng tinh thể muối ăn, kim cương và than chì ?
H6: Cho biết loại hạt trong từng mạng tinh thể trên ?
GV: Chất rắn có cấu trúc tinh thể gọi là chất rắn kết tinh.
H7(C1): Tinh thể của một chất hình thành trong quá trình nóng chảy hay đông đặc ?
HĐ2: Tìm hiểu các đặc tính của chất rắn kết tinh và ứng dụng của các chất rắn kết tinh
+T8(Y): Cùng tạo bỡi các nguyên tử Cacbon.
+T9(Y): Không giống nhau.
+T10(K): Kim cương rất cứng, tham chì rất mềm.
+T11(TB): Nhiệt độ nóng chảy các chất khác nhau là khác nhau và có giá trị xác định.
+ HS: Xem thông tin SGK trả lời :
+T12(TB): Nêu chất đơn tinh thể và tính chất của nó.
+T13(Y): Nêu chất đa tinh thể và tính chất của nó.
+T14(K): Do chất đa tinh thể cấu tạo bỡi vô số tinh thể sắp xếp hỗn độn nên tính dị hướng của mỗi tinh thể nhỏ được bù trừ trong toàn khối.
+ HS: Đọc thông tin SGK.
+T15: Nêu ứng dụng.
H8: Kim cương, than chì cấu tạo bỡi các hạt gì ?
H9: Cấu trúc tinh thể của kim cương và than chì có giống nhau không ?
H10: Tính chất vật lý của kim cương và than chì thế nào ?
Thông tin : Kim cương không dẫn điện, than chì dẫn điện.
H11: Nhiệt độ nóng chảy các chất kết tinh : như các kim loại đã học thế nào ?
GV: Yêu cầu xem thông tin mục 2c.
Trả lời câu hỏi :
H12: Chất đơn tinh thể ? Tính chất của chất đơn tinh thể ?
H13: Chất đa tinh thể ? Tính chất của chất đa tinh thể ?
H14(C2): Tại sao chất đơn tinh thể có tính dị hướng, chất đa tinh thể có tính đẳng hướng ?
Yêu cầu đọc thông tin mục I.3 SGK.
H15: -Si, Ge dùng làm gì ?
-Kim cương làm gì ?
-Kim loại, hợp kim làm gì ?
HĐ3: Tìm hiểu về chất rắn vô định hình
+T16(Y): Có hình dạng không xác định.
+T17(TB): Là chất rắn không có cấu trúc tinh thể.
+T18(K): Không có tính dị hướng, nhiệt độ nóng chảy không xác định. Vì không có cấu trúc tinh thể.
H16: Các chất : thuỷ tinh, nhựa đường, các chất dẻo có hình dạng xác định không ?
GV: Chất rắn như vậy gọi là chất là chất rắn vô định hình.
H17 : Chất rắn vô định hình là gì ?
H18(C3): Chất rắn vô định hình có tính dị hướng không ? Có nhiệt độ nóng chảy xác định không ? vì sao ?
4. Vận dụng, củng cố
Câu 1 : Phân loại chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng ?
A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình. B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình. D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
Câu 2 : Câu trúc tinh thể có đặc điểm là :
A. dị hướng. ; B. đẳng hướng. ; C. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
Câu 3 : Vật rắn nào dưới đây là vật rắn vô định hình ?
A. Băng phiến. ; B. Thuỷ tinh. ; C. Kim loại. ; D. Hợp kim.
Câu 1 :Đáp án B. Câu 2 :Đáp án C. Câu 3 :Đáp án B.
5. Hướng dân về nhà
Học phần ghi nhớ. Đọc : “Em có biết”. BT : 4 đến 9 trang 187 SGK
Chuẩn bị dây cao su, ống tre
File đính kèm:
- Chat ran ket tinh va chat ran vo dinh hinh10CB.doc