Giáo án giảng dạy
Bài 2: Thuyết Electron – Định luật bảo toàn điện tích
. o0o .
I ) Mục Tiêu:
1) Kiến thức:
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Electron.
- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.
2) Kỹ năng – Tư duy:
Vận dụng được thuyết Electron để giải thích sơ lược các hiện tượng nhiễm điện.
II ) Chuẩn bị của Giáo viên:
- Gv:
Vẽ mô hình đơn giản của ion Na+ và ion Cl-.
Vẽ hình giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc của một quả cầu kim loại khi cho nó tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 2: Thuyết Electron – Định luật bảo toàn điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án giảng dạy
Bài 2: Thuyết Electron – Định luật bảo toàn điện tích
..o0o...
I ) Mục Tiêu:
1) Kiến thức:
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Electron.
- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.
2) Kỹ năng – Tư duy:
Vận dụng được thuyết Electron để giải thích sơ lược các hiện tượng nhiễm điện.
II ) Chuẩn bị của Giáo viên:
- Gv:
Vẽ mô hình đơn giản của ion Na+ và ion Cl-.
Vẽ hình giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc của một quả cầu kim loại khi cho nó tiếp xúc với một vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm.
+
-
+
-
a)
+
-
b)
Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm nhiễm điện do hưởng ứng với máy whimshurt.
- Hs: Ôn lại cấu tạo nguyên tử (vật lí lớp 7, hoá lớp 10).
III ) Tổ chức hoạt động dạy học:
1) Kiểm tra kiến thức cũ: ( 2’)
Hoạt động của Hs
Trợ giúp của Gv
- Trả lời các câu hỏi do Gv đặt ra:
+ Cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng.
+ Cho vd.
+ Cùng loại ( dấu) đẩy nhau, khác loại ( dấu) hút nhau.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nêu các câu hỏi ôn tập:
+ Nêu các cách làm nhiễm điện một vật.
+ Cho ví dụ về vật bị nhiễm điện do cọ xát.
+ Nêu tương tác điện giữa các loại điện tích.
- Nhận xét câu trả lời của Hs.
2) Tình huống có vấn đề: ( 1’)
Dựa trên cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhiễm điện của các vật?
3) Hoạt động tìm tòi kiến thức mới:
HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện: ( 2’)
Hoạt động của Hs
Trợ giúp của Gv
- Nhắc lại cấu tạo nguyên tử.
- Electron có điện tích là -1,6 . 10-19C.
Proton có điện tích là 1,6 . 10-19C.
- Số Proton bằng số Electron, nên độ lớn điện tích âm bằng độ lớn điện tích âm.
- Electron và Proton.
- Yêu cầu Hs nhắc lại cấu tạo của nguyên tử.
- Yêu cầu Hs nêu điện tích của Electron và Proton.
- Yêu cầu Hs giải thích sự trung hoà về điện của nguyên tử ở điều kiện bình thường.
- Yêu cầu Hs nêu những hạt cơ bản nào được gọi là điện tích nguyên tố.
HĐ2: Tìm hiểu nội dung thuyết Electron: (10’)
Hoạt động của Hs
Trợ giúp của Gv
- Cư trú là sinh sống tại một nơi trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nêu nội dung của thuyết Electron:
+Electron có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác
+Nguyên tử mất Electron trở thành ion dương. Nguyên tử nhận thêm Electron trở thành ion âm.
+ Vật mất Electron trở thành vật nhiễm điện dương. Vật nhận thêm Electron trở thành vật nhiễm điện âm.
- Electron của thanh thuỷ tinh chuyển sang dạ. thanh thuỷ tinh bị mất Electron trở thành vật nhiễm điện dương.
- Yêu cầu Hs giải thích thuật ngữ “cư trú”.
- Yêu cầu Hs nêu nội dung của thuyết Electron về sự nhiễm điện của các vật.
- Gv cho Hs xem hình vẽ mô hình đơn giản của ion Na+ và ion Cl-.
- Yêu cầu Hs làm C1.
HĐ3: Vận dụng được thuyết Electron để giải thích sơ lược các hiện tượng nhiễm điện: (15’)
Hoạt động của Hs
Trợ giúp của Gv
- Thực hiện yêu cầu của Gv.
- Thực hiện yêu cầu của Gv.
C2: Vật dẫn là vật mà điện tích có thể tự do chuyển động trong vật. Vật cách điện là vật mà điện tích không thể chuyển động tự do trong vật.
C3: Chân không không dẫn điện, do chân không không tồn tại điện tích tự do.
- Hs thảo luận:
+ Electron của vật nhiễm điện sẽ di chuyển sang quả cầu kim loại. Quả cầu kim loại dư Electron trở thành vật nhiễm điện âm.
+ Electron của quả cầu bị hút sang vật nhiễm điận dương. Quả cầu mất Electron trở thành vật nhiễm điện dương.
- Hs thảo luận và giải thích:
a) Các Electron tự do trên thanh kim loại bị hút về phía vật bị nhiễm điện dương, nên đầu M dư Electron, đầu N thiếu Electron. Kết quả: Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương.
b) Các Electron tự do trên thanh kim loại bị hút về phía vật bị nhiễm điện âm, nên đầu M thiếu Electron, đầu N dư Electron. Kết quả: Đầu M nhiễm điện dương, đầu N nhiễm điện âm.
- Yêu cầu Hs tự nghiên cứu phần 1.
- Yêu cầu Hs làm C2, C3.
- Yêu cầu Hs thảo luận giải thích:
+ Hiện tượng nhiễm điện âm của một quả cầu kim loại khi cho nó tiếp xúc với vật nhiễm điện âm.
+ Hiện tượng nhiễm điện dương của một quả cầu kim loại khi cho nó tiếp xúc với vật nhiễm điện dương.
- Gv: Hiện tượng nhiễm điện của một vật do hưởng ứng thực chất là sự phân bố lại các điện tích trong vật.
- Yêu cầu Hs giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng của thanh kim loại dựa vào hình vẽ mà Gv đã chuẩn bị :
+
-
+
-
a)
+
-
b)
HĐ4: Làm thí nghiệm hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng: (10’)
Hoạt động của Hs
Trợ giúp của Gv
- Quan xát thí nghiệm.
- Hs giải thích hiện tượng:
+ Trước khi tiến hành thí nghiệm: Thanh kim loại trung hoà về điện nên 2 tua giấy cụp vào.
Khi máy whimshurt hoạt động, 2 tua giấy xoè ra chứng tỏ chúng mang điện tích cùng dấu. Ở hai đầu thanh kim loại bị nhiễm điện.
+ Khi dùng thanh nhựa kiểm tra, kết quả: hai đầu thanh kim loại tích điện trái dấu nhau.
- Khi máy ngừng hoạt động: các tua cụp lại, nên hai đầu thanh kim loại không nhiễm điện.
- Gv tiến hành thí nghiệm với máy whimshurt.
- Yêu cầu Hs giải thích hiện tượng hai tua giấy bị cụp vào trước khi tiến hành thí nghiệm và xoè ra khi máy whimshurt hoạt động.
- Gv dùng thanh nhựa kiểm tra dấu điện tích của hai đầu kim loại, yêu cầu Hs nhận xét dấu điện tích ở hai đầu thanh kim loại.
- Gv cho máy whimshurt ngưng hoạt động, yêu cầu Hs nhận xét về điện tích của hai đầu thanh kim loại.
HĐ4: Tìm ra định luật bảo toàn điện tích: ( 1’)
Hoạt động của Hs
Trợ giúp của Gv
- Trong suốt quá trình thí nghiệm, tổng điện tích bên trong thanh kim loại là không đổi.
- ĐLBT Điện tích (SGK)
- Từ thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, nhận xét về tổng điện tích bên trong thanh trong suốt quá trình thí nghiệm.
- Phát biểu định luật bảo toàn điện tích.
HĐ5: Củng cố và mở rộng kiến thức: ( 3’)
Gv yêu cầu Hs làm bài tập 6 và 7 trong SGK.
4) Dặn dò Hs: ( 1’)
- Học bài, trả lời các câu hỏi, làm các bài tập còn lại trong SGK và Sách bài tập.
- Xem trước bài 3.
- Ôn lại kiến thức về định luật culông và về tổng hợp lực.
File đính kèm:
- thuyetElectron_DLBTDienTich_lop11.doc