Giáo án Vật lý 11 - Bài 24 - Suất điện động cảm ứng

Bài 24: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Phát biểu được định nghĩa suất điện động cảm ứng trong mạch kín.

+ Hiểu và phát biểu được định luật Fa-ra-đây. Viết được biểu thức tính suất điện động cảm ứng.

2. Kĩ năng

+ Biết vận dụng các công thức đã học để tính được suất điện động cảm ứng trong một số trường hợp đơn giản.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên: Chuẩn bị chuẩn kiến thức, kĩ năng khi đến lớp.

 2. Học sinh: Ôn lại khái niệm về suất điện động của một nguồn điện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Phát biểu các định nghĩa: dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường cảm ứng. 5’

 Hoạt động 2: Tìm hiểu suất điện động cảm ứng trong mạch kín.

 ĐVĐ: Như chúng ta đã biết, khi có sự biến thiên từ thông qua mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vậy khi trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng thì trong mạch xuất hiện suất điện động. Ta gọi đó là suất điện động cảm ứng. Vậy suất điện động cảm ứng có đặc điểm như thế nào? Đó là nội dung của bài hôm nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 24 - Suất điện động cảm ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG: THPT HỒNG NGỰ 2 Ngày soạn: 12/02/2012 LỚP: 11CB3 Tiết: 49 GVCN: Đinh Hữu Chương GSTT: Phạm Quốc Thông NĂM HỌC: 2011 – 2012 Bài 24: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức + Phát biểu được định nghĩa suất điện động cảm ứng trong mạch kín. + Hiểu và phát biểu được định luật Fa-ra-đây. Viết được biểu thức tính suất điện động cảm ứng. 2. Kĩ năng + Biết vận dụng các công thức đã học để tính được suất điện động cảm ứng trong một số trường hợp đơn giản. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Chuẩn bị chuẩn kiến thức, kĩ năng khi đến lớp. 2. Học sinh: Ôn lại khái niệm về suất điện động của một nguồn điện. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Phát biểu các định nghĩa: dòng điện cảm ứng, hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường cảm ứng. 5’ Hoạt động 2: Tìm hiểu suất điện động cảm ứng trong mạch kín. ĐVĐ: Như chúng ta đã biết, khi có sự biến thiên từ thông qua mạch kín thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Vậy khi trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng thì trong mạch xuất hiện suất điện động. Ta gọi đó là suất điện động cảm ứng. Vậy suất điện động cảm ứng có đặc điểm như thế nào? Đó là nội dung của bài hôm nay. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bản 15’ ¸ Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. ™ Hoàn thành yêu cầu C1 a, b, c, d, e. (Gợi ý về kiến thức cũ và vẽ hình sơ đồ mạch điện) ¸ Căn cứ hình 24.2 ta có công thức xác định suất điện động cảm ứng. ™Yêu cầu học sinh viết biểu thức xác định độ lớn của eC và phát biểu định luật. ¸ Phát biểu này được gọi là định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ - định luật Fa-ra-đây. Ghi nhận khái niệm. Thực hiện C1. a) Trả lời SGK b) UAB = ξ c) UCD = -ξ d) UCD = ξ - ri e) ΔA = ξiΔt Ghi nhận công thức xác định suất điện động cảm ứng. Viết biểu thức xác định độ lớn của eC và phát biểu định luật. I. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín 1. Định nghĩa Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. 2. Định luật Fa-ra-đây Suất điện động cảm ứng: eC = - Nếu chỉ xét về độ lớn của eC thì: |eC| = || Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó. Hoạt động 3: Tìm hiểu quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bản 15’ ¸ Sự xuất hiện dấu (-) trong biểu thức của eC là phù hợp với định luật Len-xơ. Trước hết mạch kín (C) phải được định hướng. Dựa vào chiều đã chọn trên (C), ta chọn chiều pháp tuyến dương để tính từ thông qua mạch kín. ™Yêu cầu học sinh xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong (C) khi F tăng và khi F giảm. Nắn được cách định hướng cho (C) và chọn chiều dương của pháp tuyến. Xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong (C) khi F tăng và khi F giảm. II. Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ Nếu F tăng thì eC < 0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược chiều với chiều của mạch. Nếu F giảm thì eC > 0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) cùng chiều với chiều của mạch. Hoạt động 4: Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bản 5’ ¸ Xét mạch kín (C) đặt trong từ trường không đổi, để tạo ra sự biến thiên của từ thông qua mạch (C), phải có một ngoại lực tác dụng vào (C) để thực hiện một dịch chuyển nào đó của (C) và ngoại lực này đã sinh một công cơ học. Công cơ học này làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch, nghĩa là tạo ra điện năng. ™ Vậy bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ đã nêu ở trên là gì? Nắm được bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ. Từng cá nhân trả lời III. Chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ Vậy bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ đã nêu ở trên là quá trình chuyển hóa cơ năng thành điện năng. IV.Củng cố: Qua bài này chúng ta cần nắm được: 4’ - Công thức tính suất điện động cảm ứng. - Mối quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và các định luật Len-xơ V. Dặn dò: 1’ -Trả lời câu 1, 2 và làm các bài tập 3, 4, 5 sgk trang 152 - Xem trước bài 25 VI. RÚT KINH NGHIỆM Giáo sinh được đánh giá (Họ tên, chữ ký) Hồng Ngự 2, ngày. tháng. năm 2012 Giáo viên hướng dẫn (Họ tên, chữ ký) Xác nhận của Hiệu trưởng (Ký tên, đóng dấu)

File đính kèm:

  • docBai 24 suat dien dong cam ung.doc