Giáo án Vật lý 11 - Bài 53 - Kính hiển vi

BÀI 53. KÍNH HIỂN VI

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu kiến thức:

Trình bày được tác dụng của kinh hiển vi, cấu tạo của kính hiển vi. Cách ngắm chừng và cách sử dụng kính hiển vi.

Tư duy :

Tham gia xây dựng được biểu thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực.

2. Mục tiêu kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng vẽ ảnh của vật qua kính hiển vi và kỹ năng vận dụng các công thức về kính để tính toán xác định các đại lượng liên quan đến việc sử dụng kính hiển vi.

II. CHUẨN BỊ

GIÁO VIÊN

– Một vài kính hiển vi có số bội giác khác nhau.

– Mô hình tạo kính hiển vi gồm các thấu kính hội tụ tiêu cự khác nhau để lắp thành kính hiển vi.

– Phần mềm mô phỏng kính hiển vi, máy vi tính, máy chiếu.

– Nội dung ghi bảng (HS tự ghi chép theo sự ghi bảng của GV)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Bài 53 - Kính hiển vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 53. KÍNH HIỂN VI I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu kiến thức: Trình bày được tác dụng của kinh hiển vi, cấu tạo của kính hiển vi. Cách ngắm chừng và cách sử dụng kính hiển vi. Tư duy : Tham gia xây dựng được biểu thức số bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. 2. Mục tiêu kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ ảnh của vật qua kính hiển vi và kỹ năng vận dụng các công thức về kính để tính toán xác định các đại lượng liên quan đến việc sử dụng kính hiển vi. II. CHUẨN BỊ GIÁO VIÊN – Một vài kính hiển vi có số bội giác khác nhau. – Mô hình tạo kính hiển vi gồm các thấu kính hội tụ tiêu cự khác nhau để lắp thành kính hiển vi. – Phần mềm mô phỏng kính hiển vi, máy vi tính, máy chiếu. – Nội dung ghi bảng (HS tự ghi chép theo sự ghi bảng của GV) NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Nguyên tắc cấu tạo kính hiển vi Muốn tăng góc trông của kính để nhìn rõ các vật rất nhỏ (không thấy được bằng mắt thường) thì trước hết phải tạo được một ảnh thật của vật rất nhỏ đó ở gần nhờ linh kiện quang học thứ nhất (TKHT). Sau đó nhìn ảnh này qua linh kiện quang học thứ hai (TKHT) để thấy ảnh cuối cùng dưới góc trông lớn hơn. Định nghĩa và mô hình cấu tạo kính hiển vi. + Định nghĩa : (SGK) + Mô hình kính hiển vi (sơ đồ hình vẽ SGK hay chiếu bằng đèn chiếu) 2. Cấu tạo và cách ngắm chừng – Cấu tạo : Kính hiển vi chủ yếu gồm 2 thấu kính hội tụ. Vật kính có tiêu cự rất ngắn (vài mm), thị kính có tiêu cự ngắn (vài cm) đồng vai trò kính lúp. Hai kính được lắp đồng trục ở hai đầu một ống hình trụ. Khoảng cách giữa chúng không thay đổi được. – Ngắm chừng : Muốn nhìn rõ ảnh cuối cùng A2B2, ta cần điều chỉnh khoảng cách giữa vật cần quan sát và vật kính (bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống) sao cho ảnh này nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Khi đó, khoảng cách từ ảnh A2B2 đến thị kính cũng thay đổi theo. Để đỡ mỏi mắt, cần điều chỉnh để ngắm chừng ảnh A2B2 ở vô cực. – Độ dài kính : O1O2 = f1 + f2 + F’1F2 = f1 + f2 + d d : độ dài quang học 3. Số bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực (Đ = OCC) HỌC SINH Ôn tập về tạo ảnh qua kính hội tụ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Trả lời câu hỏi của giáo viên Cách ngắm chừng qua kính lúp như thế nào ? Đặt câu hỏi cho HS - Nêu công dụng của kính lúp. - Ngắm chừng qua kính lúp. - Kính lúp có thể quan sát các vật rất nhỏ được không ? Nhận xét câu trả lời Hoạt động 2 (15 phút): Nghiên cứu nguyên tắc cấu tạo của kính hiển vi Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - ý thức được nhiệm vụ nhận thức do GV đề ra. - Cá nhân suy nghĩ. Trao đổi trong nhóm, thống nhất chọn các cách giải quyết. - HS quan sát vật qua mô hình kính hiển vi. - Đặt vấn đề như SGK. - Gợi ý cách giải quyết vấn đề : Muốn tăng góc trông vật trực tiếp ...ta dùng ... kết quả... trực tiếp.(SGK) - Trong các linh kiện quang học: linh kiện nào có thể tạo ảnh thật của vật rất nhỏ ? - Linh kiện nào tạo được ảnh của ảnh thật từ linh kiện trên dưới một góc trông lớn hơn. - Gợi ý để học sinh trả lời C1. - Tổ chức thảo luận cả lớp để đưa ra cấu tạo của kính hiển vi. - Sử dụng máy chiếu để mô phỏng cho HS thấy mô hình kính hiển vi. - Lắp đặt (trên phần mềm mô phỏng) các loại kính đỏ để kiểm tra tính đúng đắn của các mô hình học sinh đưa ra, sau đó thống nhất chọn 1 mô hình. Hoạt động 3 (10 phút): trình bày và mô phỏng cấu tạo và cách ngắm chừng Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Tìm hiểu, ghi nhớ cấu tạo kính hiển vi. - Quan sát mô tả cấu tạo kính hiển vi. - Quan sát hình ảnh mô phỏng - Nhắc lại khái niệm ngắm chừng ở vô cực - Quan sát hình ảnh mô phỏng bằng phần mềm - Thông báo cấu tạo của kính hiển vi và nhấn mạnh các điểm chi tiết hơn so với mô hình. - Cho học sinh xem kính hiển vi (trong Phòng thí nghiệm) - Thông báo và mô phỏng bằng phần mềm cách điều chỉnh kính khi ngắm chừng. - Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm “ngắm chừng ở vô cực” và đưa ra khái niệm độ dài quang học, độ dài kính. - Mô phỏng bằng phần mềm cách ngắm chừng ở vô cực. Hoạt động 4 (10 phút): Xây dựng biểu thức “số bội giác” của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Tự lực xây dựng biểu thức - Đưa ra nhận xét sự phụ thuộc của G¥ phụ thuộc f1 và f2 - Hướng dẫn và yêu cầu học sinh xây dựng biểu thức số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực. - Mô phỏng bằng phần mềm sự phụ thuộc của G vào f1 và f2. Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố và vận dụng Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên - Tự lực làm việc - Trả lời câu hỏi SGK và làm bài tập. - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK - Dặn hs làm bài tập 1, 2, 3,4 cuối bài học.

File đính kèm:

  • docKinh hien vi.doc
Giáo án liên quan