Giáo án Vật lý 11- Bài 62 - Sự phóng điện trong khí kém tia catốt

Bài 62 SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ KÉM TIA CATỐT

Mục đích yêu cầu:

-Hiểu sự phóng điện trong khí kém, sự phóng điện thành miền.

-Hiểu được tính chất và bản chất của tia catôt.

-Hiểu ứng dụng sự phóng điện thành miền.

Kiểm tra bài cũ:

1. Bản chất dòng điện trong chất khí là gì?

2. So sánh sự dẫn điện của chất khí và chất điện phân.

3. Dòng điện trong chất khí có tuân theo định luật Ôm không? Giải thích.

Bài mới:

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11- Bài 62 - Sự phóng điện trong khí kém tia catốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 62 SỰ PHÓNG ĐIỆN TRONG KHÍ KÉM TIA CATỐT Mục đích yêu cầu: -Hiểu sự phóng điện trong khí kém, sự phóng điện thành miền. -Hiểu được tính chất và bản chất của tia catôt. -Hiểu ứng dụng sự phóng điện thành miền. Kiểm tra bài cũ: 1. Bản chất dòng điện trong chất khí là gì? 2. So sánh sự dẫn điện của chất khí và chất điện phân. 3. Dòng điện trong chất khí có tuân theo định luật Ôm không? Giải thích. Bài mới: NỘI DUNG 1. Sự phóng điện trong khí kém : a. Thí nghiệm với ống pháng điện nhưng áp suất thay đổi được p = pkk thì không có I Khi p giảm 100mmHg có dòng điện đi qua ống (một dãi sóng hồng giữa 2 điện cực). P giảm 0,01mmHg và hiệu điện thế vài trăm vôn thì sự phóng điện có hai miền chính: - Ở gần mặt catôt là miền tối. - Phần còn lại đến anôt là miền sángàCột sáng anod. àSự phóng điện thành miền. - Hiệu điện thế trong miền tối là lớn nhất. b. Giải thích sự hình thành miền tối catôt và cột sáng anod. - e bức ra từ catôt do ion dương đập vào khi có điện trường mạnh, e chuyển động về anod nhưng quãng đường đầu khá dài e không va chạm phân tử khí nàồtạo thành miền tối catôt. Sau khi vượt quang đoạn đường dài động năng e đủ lớn va chạm vào phân tử khí làm ion hóa các phân tử khí và kèm theo sự phát sáng tạo thành cột sáng anôt. *Bản chất phóng điện trong khí kém là sự ion hóa do va chạm và sự bắn e từ catôt khi cực này bị ion dương đập vào. c. Ứng dụng : Dùng chế tạo đèn ống. 2. Tia catôt : a. Chùm e bắn ra từ catôt bay về anôt gọi là tia catôt. b. Tính chất : - Truyền thẳng nếu không có điện trường và từ trường tác dụng. - Phát ra vuông góc với mặt catôt. - Tia catôt có năng lượng, xuyên qua các lá kim loại mỏng, tác dụng lên kính ảnh, ion hóa không khí. - Tia catôt đập vào một số chất có thể gây phát sáng. - Tia catôt bị lệch trong điện trường và từ trường. - Tia catôt có vận tốc lớn đập vào vật có nguyên tử lượng lớn bị hãm lạiàtia Rơnghen. Củng cố: - Sự phóng điện trong khí kém xảy ra trong những điều kiện nào? Những quá trình cơ bản duy trì sự phóng điện đó là gì? - Giải thích sự phóng điện thành miền trong khí kém. - Tia catôt là gì? Nêu những tính chất của tia catôt. Dặn dò: Xem trước bài “các dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường”.

File đính kèm:

  • docSu phong dien trong khi kem.Catot.doc
Giáo án liên quan