Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 2 - Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích

THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.

• Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết êlectron.

• Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích.

2. Kĩ năng

• Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích sơ lược các hiện tượng nhiễm điện.

3. Thái độ

• Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể.

B. Phương pháp giảng dạy: Thảo luận nhóm, phát vấn đàm thoại.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát.

2. Học sinh: Ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 2 - Thuyết êlectron. Định luật bảo toàn điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 2 Ngày soạn:24/08/2008 THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH A. Mục tiêu 1. Kiến thức Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện. Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết êlectron. Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn điện tích. 2. Kĩ năng Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích sơ lược các hiện tượng nhiễm điện. 3. Thái độ Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể. B. Phương pháp giảng dạy: Thảo luận nhóm, phát vấn đàm thoại. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát. 2. Học sinh: Ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Phát biểu, viết biểu thức của định luật Cu-lông, ý nghĩa từng đại lượng trong biểu thức và biểu diễn bằng hình vẽ lực tương tác giữa các điện tích điểm. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề GV: Có những cách nào làm cho vật nhiễm điện: HS: Trả lời. GV: Dựa trên cơ sở nào để giải thích các hiện tượng nhiễm điện? b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HĐ1: Nghiên cứu thuyết electron về sự nhiễm điện của các vật GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm: - Hãy trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-fo? HS: Gồm hai phần vỏ electron và hạt nhân. GV: Lưu ý: vỏ electron có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình dẫn điện của vật. GV: Vẽ hình minh họa sự di chuyển của các electron. GV: Giới thiệu điện tích, khối lượng của electron, prôtôn và nơtron. HS: Nghe. GV: Thế nào là điện tích nguyên tố? HS: Trả lời. GV: Thuyết trình về sự ra đời thuyết êlectron. HS: Nghe GV: Yêu cầu hs trình bày những nội dung chính của thuyết. HS: Nêu những nội dung cơ bản của thuyết electron. GV: Làm thí nghiệm cọ xát thanh thuỷ tinhvào dạ. Yêu cầu hs hoàn thành câu C1 HS: Trả lời. HĐ2: Giải thích các hiện tượng nhiễm điện bằng thuyết electron GV: Thế nào là vật (chất) dẫn điện?Cách điện? HS: Trả lời dựa vào thuyết êlectron. HS:Hoàn thành câu C2. GV: Chia hs thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm trả lời câu hỏi: Nhóm 1,2: Thế nào là nhiễm điện do tiếp xúc? Khi vật nhiễm điện do tiếp xúc thì có những tính chất gì? Hoàn thành câu C4. Nhóm 3,4: Thế nào là nhiễm điện do hưởng ứng? Khi vật nhiễm điện do hưởng ứng thì có những tính chất gì? Hoàn thành câu C5. HS: Trả lời. GV: Rút ra những kết luận cần thiết. HĐ3: Tìm hiểu định luật bào toàn điện tích GV: Hãy nêu định luật bảo toàn điện tích. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm trả lời: - Một quả cầu tích diện dương cho tiếp xúc vớimột quả cầu tích điện âm, người ta thấy sau đó cả hai quả cầu đều tích điện âm. Hiện tượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn điện tích không? Vì sao? - Đưa một quả cầu A tích điện âm lại gần một thanh MN không nhiễm điện, thấy trên thanh MN xuất hiện những điện tích trái dấu. Hỏi điều này có vi phạm định luật bảo toàn điện tích không, vì sao? HS: Thảo luận nhóm, vận dụng điều đã học trả lời. I. Thuyết electron 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố a. Câu tạo nguyên tử:gồm: - Hạt nhân mang điện dương ở trung tâm và các electron chuyển động xung quanh. - Hạt nhân gồm nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương. - Bình thường số prôtôn trong hạt nhân bằng số êlectron quay quanh hạt nhân nên nguyên tử trung hoà về điện. b. Điện tích nguyên tố: là điện tích của electron và điện tích của proton. Đây là điện tích nhỏ nhất mà ta có được (vật lý THPT). 2. Thuyết electron: Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật. a. Electron có thể rời nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nguyên tử mất electron trở thành ion dương. b. Nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron, nguyên tử nhận electron trở thành ion âm. c. Vật nhiễm điện âm: số electron > số proton. Vật nhiễm điện dương thì ngược lại. II. Vận dụng 1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện - Vật (chất) dẫn điện: chứa các điện tích tự do. - Vật (chất) cách điện: không có các điện tích tự do. 2. Nhiễm điện do tiếp xúc: - Hiện tượng: Vật A nhiễm điện tiếp xúc với vật B không nhiễm điện thì vật B sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật A. - Nếu A, B cùng nhiễm điện tiếp xúc với nhau: tổng điện tích trước và sau tiếp xúc là như nhau. 3. Nhiễm điện do hưởng ứng - Sự nhiễm điện của MN gọi là nhiễm điện do hưởng ứng. (A hút các electron chuyển từ N → M là M nhiễm điện âm, N nhiễm điện dương) – nếu A mang điện dương thì cơ chế cũng tương tự. - Khi đưa quả cầu A ra xa, MN trở về trạng thái trung hoà về điện. III. Định luật bảo toàn điện tích Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi. 4. Củng cố - Nội dung cơ bản của thuyết electron - Vận dụng thuyết để giải thích các hiện tượng nhiễm điện. 5. Dặn dò - Làm toàn bộ bài tập sách giáo khoa. - Chuẩn bị bài mới: Điện trường và cường độ điện trường.

File đính kèm:

  • docTIET 2-6.doc
Giáo án liên quan