BÀI TẬP
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
• Vận dụng các kiến thức về từ trường, lực từ làm một số bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng
• Vận dụng, tổng hợp kiến thức của bài từ trường, lực từ.
3. Thái độ
• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành kiến thức.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Giáo án, một số bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về từ trường, lực từ.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>
2. Kiểm tra bài cũ <3’>
Nêu đặc điểm của từ trường chạy trong dây dẫn thẳng dài, dây dẫn uốn thành vòng tròn, ống dây hình trụ?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề <1’>
Chúng ta đã biết cách xác định từ trường cũng như lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện. Bài học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về những nội dung đã học.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 41 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41
Ngày soạn: 16/01/2009
BÀI TẬP
A. Mục tiêu
1. Kiến thức
Vận dụng các kiến thức về từ trường, lực từ làm một số bài tập đơn giản.
2. Kĩ năng
Vận dụng, tổng hợp kiến thức của bài từ trường, lực từ.
3. Thái độ
Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.
B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm, thực hành kiến thức.
C. Chuẩn bị giáo cụ
1. Giáo viên: Giáo án, một số bài tập.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về từ trường, lực từ.
D. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm của từ trường chạy trong dây dẫn thẳng dài, dây dẫn uốn thành vòng tròn, ống dây hình trụ?
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề
Chúng ta đã biết cách xác định từ trường cũng như lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện. Bài học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về những nội dung đã học.
b. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhắc lại các kiến thức liên quan
GV: Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn).
HS: Trả lời.
GV: Nêu đặc điểm của lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn).
H S: Trả lời.
I. LÝ THUYẾT
1. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt.
2. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện.
Hoạt động 2: Vận dụng làm một số bài tập đơn giản
GV: Yêu cầu hs đọc đề bài 6 (133) sgk.
HS: Đọc đề.
GV: Yêu cầu hs tóm tắt đề.
HS: Tóm tắt.
GV: Yêu cầu hs xác định cảm ứng từ do các dòng điện gây ra tại O2.
HS: Trả lời.
GV: Muốn tính cảm ứng từ tại O2 phải làm thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu 1 hs lên bảng tính cảm ứng từ B1, B2 và B. Các hs còn lại theo dõi, làm vào vở.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
GV: Nếu 2 dòng điện vuông góc với nhau thì cảm ứng từ B sẽ tính như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Rút ra các kết luận cần thiết.
GV: Yêu cầu hs đọc đề bài 7 (133) sgk.
HS: Đọc đề.
GV: Yêu cầu hs tóm tắt đề.
HS: Tóm tắt.
GV: Yêu cầu hs nêu cách giải, và gọi 1 hs lên bảng giải.
HS: Làm theo yêu cầu của GV.
- Xác định điểm M.
- Xác định vectơ cảm ứng từ do 2 dòng điện gây ra tại M.
- Áp dụng nguyên lí chồng chất từ trường, thay số vào tính toán.
Các hs còn lại theo dõi, nhận xét.
GV: Nếu 2 dòng điện ngược chiều nhau, thì điểm M nằm ở đâu?
HS: Trả lời.
GV: Tính lực tương tác giữa hai dòng điện trong các trường hợp.
HS: Trả lời (xác định lực tương tác, tính độ lớn lực tương tác).
II. BÀI TẬP
Bài 1: Tóm tắt
I1 = 2 A, r1 = 40 cm = 0,4 m
I2 = 2 A, r2 = 20 cm = 0,2 m
B(O2) = ?
I2
I1
O2
I2
Giải:
Với: T.
Và T.
* thì B = B1 + B2 = 7,28.10-6 T.
* thì B = B2 – B1 = 5,28.10-6 T.
* thì
Bài 2: Tóm tắt
I1 = 3 A, I2 = 2 A
r = 50 cm = 0,5 m
r1 = ? r2 = ?
Giải:
I1
I2
* Hai dòng điện cùng chiều.
Gọi M là điểm mà
hay
Nên điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dòng điện, ở giữa hai dòng điện.
Độ lớn: B1 = B2.
Với: và
và r1 + r2 = 0,5 m.
Giải hệ ta có: r1 = 0,3 m; r2 = 0,2 m.
Vậy quỹ tích điểm M là đường thẳng song song với hai dòng điện, cách dòng thứ nhất 0,3 m và cách dòng thứ hai 0,2 m.
* Hai dòng điện ngược chiều.
Tương tự ta có, điểm M nằm trong mặt phẳng chứa 2 dòng điện, ngoài 2 dòng điện, và ở gần dòng I2.
Có: và r1 = r2 + r
Giải hệ ta có: r1 = 1,5 m; r2 = 1 m.
Vậy quỹ tích điểm M là đường thẳng song song với hai dòng điện, cách dòng thứ nhất 1,5 m và cách dòng thứ hai 1 m.
* Lực tương tác trên mỗi đơn vị chiều dài của dây dẫn:
- 2 dòng điện cùng chiều: hút nhau.
- 2 dòng điện ngược chiều: đẩy nhau.
- Độ lớn: Với l = 1m.
4. Củng cố
- GV yêu cầu hs nhắc lại cách làm một bài tập về từ trường, lực tương tác từ
- HS: Trả lời.
5. Dặn dò
- Làm lại các bài tập đã ra, và làm bài 21.4, 21.5 sbt.
- Chuẩn bị bài mới: Lực Lo-ren-xơ.
Xem lại khái niệm lực từ (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn), lực hướng tâm, thuyết electrôn.
File đính kèm:
- TIET 41.doc