Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 45 - Từ thông. Cảm ứng điện từ (t2)

TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (T2)

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Nêu được dòng Fu-cô là gì? Giải thích được các tính chất và công dụng của dòng Fu-cô

2. Kĩ năng

• Trình bày được các thí nghiệm và giải thích được các thí nghiệm.

• Lấy được các ví dụ về dòng Fu-cô có lợi và có hại trong thực tế.

3. Thái độ

• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Các thí nghiệm 23.6, 23.7.

2. Học sinh: Ôn lại bài cảm ứng điện từ.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>

2. Kiểm tra bài cũ <3’>

1. Từ thông là gì? Đặc điểm của từ thông? Khi nào thì từ thông thay đổi?

2. Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Phát biểu định luật Len-xơ về chiều của dòng điện cảm ứng?

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 45 - Từ thông. Cảm ứng điện từ (t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45 Ngày soạn: 08/02/2009 TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (T2) A. Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu được dòng Fu-cô là gì? Giải thích được các tính chất và công dụng của dòng Fu-cô 2. Kĩ năng Trình bày được các thí nghiệm và giải thích được các thí nghiệm. Lấy được các ví dụ về dòng Fu-cô có lợi và có hại trong thực tế. 3. Thái độ Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Các thí nghiệm 23.6, 23.7. 2. Học sinh: Ôn lại bài cảm ứng điện từ. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Từ thông là gì? Đặc điểm của từ thông? Khi nào thì từ thông thay đổi? Thế nào là hiện tượng cảm ứng điện từ? Phát biểu định luật Len-xơ về chiều của dòng điện cảm ứng? 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Chúng ta đã biết về hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong dây dẫn mang dòng điện. Còn đối với khối kim loại thì hiện tượng này như thế nào? Và nó có tác dụng gì đối với cuộc sống? b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm dòng Fu-cô IV. DÒNG ĐIỆN FU-CÔ 1. Khái niệm Dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian. Hoạt động 2: Tìm hiểu thí nghiệm về dòng Fu-cô GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận: Nhóm 1: Trình bày thí nghiệm 1 - Hiện tượng xảy ra? - Giải thích nguyên nhân. - Muốn làm cho bánh xe lâu dừng hơn thì phải làm thế nào? Giải thích nguyên nhân. - Ứng dụng của hiện tượng này trong thực tế? HS: Thảo luận trả lời. Nhóm 2: Trình bày thí nghiệm 2 - Hiện tượng xảy ra? - Giải thích nguyên nhân. - Muốn cho khối kim loại lâu dừng hơn, ta làm thế nào? - Ứng dụng của hiện tượng này trong thực tế. HS: Thảo luận trả lời. GV: Rút ra các kết luận cần thiết. 2. Thí nghiệm a. Thí nghiệm 1 b. Thí nghiệm 2 3. Giải thích Do dòng Fu-cô, còn gọi là lực hãm điện từ tác dụng lên các khối kim loại, làm các khối kim loại đó nhanh chóng bị dừng lại trong từ trường. Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất và công dụng của dòng Fu-cô GV: Dòng Fu-cô cónhững tínhchất gì? HS: Trả lời. GV: Dòng Fu-cô có lợi haycó hại? Nếu có hại thì ta phải làm như thế nào? HS: Trả lời. 4. Tính chất và công dụng của dòng Fu-cô a. Tính chất - Mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của lực hãm điện từ. - Hiệu ứng tỏa nhiệt. b. Ứng dụng * Có lợi: Dụng cụ đếm điện năng; hãm chuyển động của xe, nấu chảy kim loại, bếp điện từ * Có hại: Làm nóng các máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp à tăng hao phí điện năng khi sử dụng. 4. Củng cố - Nêu lại các tác dụng của dòng Fu-cô. - Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong một số trường hợp đơn giản. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Làm các bài tập 23.8, 23.9 sbt, tiết sau học tiết bài tập.

File đính kèm:

  • docTIET 45.doc