Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 47 - Suất điện động cảm ứng

SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Nêu được khái niệm suất điện động cảm ứng.

• Phát biểu được nội dung của định luật Faraday.

• Chỉ ra được sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ.

2. Kĩ năng

• Giải được các bài toán cơ bản về suất điện động cảm ứng

3. Thái độ

• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Các hình 24.1; 24.2; 24.3 SGK.

2. Học sinh: Xem lại nội dung bài 23 và chuẩn bị học bài mới; ôn lại khái niệm suất điện động của một nguồn điện.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>

2. Kiểm tra bài cũ <3’>

1. Phát biểu định luật cảm ứng điện từ? dòng điện cảm ứng là gì?

2. Dòng điện Foucault phát sinh khi nào? Tác dụng của dòng Foucault?

3. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào? Hãy là một thí nghiệm chứng tỏ điều nhận nhận xét của em.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 47 - Suất điện động cảm ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47 Ngày soạn: 15/02/2009 SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG A. Mục tiêu 1. Kiến thức Nêu được khái niệm suất điện động cảm ứng. Phát biểu được nội dung của định luật Faraday. Chỉ ra được sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Kĩ năng Giải được các bài toán cơ bản về suất điện động cảm ứng 3. Thái độ Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Các hình 24.1; 24.2; 24.3 SGK. 2. Học sinh: Xem lại nội dung bài 23 và chuẩn bị học bài mới; ôn lại khái niệm suất điện động của một nguồn điện. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Phát biểu định luật cảm ứng điện từ? dòng điện cảm ứng là gì? Dòng điện Foucault phát sinh khi nào? Tác dụng của dòng Foucault? Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào? Hãy là một thí nghiệm chứng tỏ điều nhận nhận xét của em. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Làm thế nào để tính được cường độ dòng điện cảm ứng? Suất điện động cảm ứng là gì? b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về suất điện động cảm ứng trong một mạch điện kín GV: Suất điện động cảm ứng? HS: Trả lời. HS: Hoàn thành câu C1. a.; b. uAB = ξ; c. uCD = - ξ ; d. uAB = ξ – ri ; e. ΔA = ξiΔt. GV: Yêu cầu hs thảo luận xây dựng định luật Farađây theo tiến trình như sgk. HS: Thảo luận và rút ra định luật. HS: Phát biểu định luật Faraday và ý nghĩa từng đại lượng trong biểu thức? HS: Hoàn thành câu C2. I. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín 1. Định nghĩa Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. 2. Định luật Faraday (1) Độ lớn: (2) : tốc độ biến thiên từ thông Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ GV: Yêu cầu hs nói ý nghĩa của dấu trừ trong biểu thức (1). HS: Trả lời. GV: Yêu cầu học sinh nhận xét về mối quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ. HS: Trả lời. HS: Hoàn thành câu C3. a. chiều dương; b. chiều âm. GV: Mở rộng thêm cho hs trường hợp thanh kim loại chuyển động trong từ trường đều vuông góc với đường sức từ trên một thanh ray kín và cố định, xác định chiều của dòng điện trên thanh bằng quy tắc nắm tay phải. HS: Nghe và ghi nhớ. II. Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ Dấu ‘-’ trong công thức là để phù hợp với định luật Len-xơ. - Ф↑ → ec < 0: Chiều của suất điện động cảm ứng ngược với chiều dương của mạch. - Ф↓ → ec > 0: Chiều của suất điện động cảm ứng ngược với chiều dương của mạch. Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ GV: Phân tích sự chuyển hóa năng lượng trong quá trình sau: Đun sôi nước làm hơi nước thổi quay tua bin máy phát điện và phát ra dòng điện. GV: Mối quan hệ giữa hiện tượng cảm ứng điện từ và định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng? HS: Trả lời. III. Sự chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ Hiện tượng cảm ứng điện từ thực chất là sự chuyển hóa từ cơ năng thành điện năng. 4. Củng cố - Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi ở cuối bài. 5. Dặn dò - Học bài cũ và làm các bài tập ở sgk. - Chuẩn bị bài mới: Tự cảm: Hiện tượng tự cảm là gì? Hiện tượng này được giải thích như thế nào? Tác dụng?

File đính kèm:

  • doctiet 47.doc