Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 52 - Bài tập

BÀI TẬP

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng làm một số bài tập.

2. Kĩ năng

• Vận dụng tổng hợp kiến thức bài “Khúc xạ ánh sáng”.

• Làm được các bài tập đơn giản, tương tự.

• Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.

3. Thái độ

• Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu.

B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: Ôn lại bài khúc xạ ánh sáng.

D. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số <1’>

2. Kiểm tra bài cũ <3’>

1. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Định luật khúc xạ ánh sáng.

2. Chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối của môi trường. Viết lại biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 52 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52 Ngày soạn: 07/03/2009 BÀI TẬP A. Mục tiêu 1. Kiến thức Vận dụng định luật khúc xạ ánh sáng làm một số bài tập. 2. Kĩ năng Vận dụng tổng hợp kiến thức bài “Khúc xạ ánh sáng”. Làm được các bài tập đơn giản, tương tự. Giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. 3. Thái độ Độc lập, chủ động trong học tập, nghiên cứu. B. Phương pháp giảng dạy: Phát vấn đàm thoại, hoạt động nhóm. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Giáo án. 2. Học sinh: Ôn lại bài khúc xạ ánh sáng. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Định luật khúc xạ ánh sáng. Chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối của môi trường. Viết lại biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng. 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Chúng ta đã học xong bài “Khúc xạ ánh sáng”, hôm nay chúng ta sẽ làm một số bài tập. b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Làm một số bài tập TNKQ GV: Yêu cầu hs làm các bài tập TNKQ ở sgk, bài tập 26.2, 26.3, 26.4, 26.5, 26.6, 26.7 sbt, giải thích vì sao lại chọn phương án đó. HS: Thảo luận trả lời. Đáp án: 6:B, 7:A, 8:D, 26.2:A, 26.3:B, 26.4:A, 26.5:B, 26.6:D, 26.7:B. Hoạt động 2: Vận dụng làm một số bài tập GV: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt đề bài 9. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs lên bảng vẽ hình. HS: Trả lời. GV: Gọi 1 hs nhận xét hình vẽ, đại lượng đã biết, đại lượng cần tìm, nêu pp giải bài toán. HS: Trả lời. GV: Gọi 1 hs lên bảng giải, các hs còn lại theo dõi, nhận xét. HS: Làm theo yêu cầu của GV. GV: Nhận xét bài làm của hs, cho điểm. GV: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt đề bài tập 10 sgk. HS: Trả lời. GV: Yêu cầu hs nhận xét bài toán và vẽ hình. HS: Trả lời. GV: Để góc khúc xạ lớn nhất ta cần phải có điều kiện gì? HS: Góc khúc xạ lớn nhất khi tia khúc xạ qua đỉnh của mặt đáy. GV: Yêu cầu hs tính góc khúc xạ, áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng để tính góc tới. HS: Trả lời. Bài 9 (167 sgk): Tóm tắt: AB = 4 cm BI = 4 cm CA’ = 8 cm n = 4/3 BC = ? Giải: * Ta có: tani = = 1 => i = 450. * Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng: = = n sin r = = 0,53 = sin320 r = 320 * Ta lại có: tanr = => IH = » 6,4cm Bài 10 (167 sgk): Tóm tắt: n = 1,5 imax = ? Để tia khúc xạ vào trong khối còn gặp mặt đáy của khối. Giải: * Góc khúc xạ lớn nhất khi tia khúc xạ qua đỉnh của mặt đáy, do đó: sinrm = * Mặt khác áp dụng định luật khúc xạ: = = n sinim = nsinrm = 1,5.== sin600 => im = 600. 4. Củng cố GV: Yêu cầu hs rút ra pp giải bài toán về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. HS: Trả lời: - Vẽ hình, tìm góc tới và góc khúc xạ. - Áp dụng định luật khúc xạ và pp hình học để tìm các giá trị mà bài toán yêu cầu. 5. Dặn dò - Học bài cũ, làm bài tập 26.8, 26.9 sbt. - Chuẩn bị bài mới: Phản xạ toàn phần: + Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần. + Khi nào thì xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

File đính kèm:

  • doctiet 52.doc
Giáo án liên quan