Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 9 - Tụ điện

TỤ ĐIỆN

A. Mục tiêu

1. Kiến thức

• Trả lời được câu hỏi “tụ điện là gì?” và nhận biết được một số tụ điện trong thực tế.

• Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện

• Nêu được điện trường trong tụ điện có dự trữ năng lượng.

2. Kĩ năng

• Nhận biết được một số loại tụ điện trong thực tế.

• Làm được một số bài tập về tụ điện.

3. Thái độ

• Có ý thức tìm hiểu về vai trò của tụ điện trong lĩnh vực khoa học và đời sống.

B. Phương pháp giảng dạy: Thảo luận nhóm, phát vấn đàm thoại, thuyết trình.

C. Chuẩn bị giáo cụ

1. Giáo viên: Một tụ điện đã được bóc ra, một số loại tụ điện khác nhau trong thực tế, vỉ điện tử.

2. Học sinh: Chuẩn bị một tổ một loại tụ điện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 CB - GV: Hoàng Hải Hà - Tiết 9 - Tụ điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 9 Ngày soạn:20/09/2008 TỤ ĐIỆN A. Mục tiêu 1. Kiến thức Trả lời được câu hỏi “tụ điện là gì?” và nhận biết được một số tụ điện trong thực tế. Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện Nêu được điện trường trong tụ điện có dự trữ năng lượng. 2. Kĩ năng Nhận biết được một số loại tụ điện trong thực tế. Làm được một số bài tập về tụ điện. 3. Thái độ Có ý thức tìm hiểu về vai trò của tụ điện trong lĩnh vực khoa học và đời sống. B. Phương pháp giảng dạy: Thảo luận nhóm, phát vấn đàm thoại, thuyết trình. C. Chuẩn bị giáo cụ 1. Giáo viên: Một tụ điện đã được bóc ra, một số loại tụ điện khác nhau trong thực tế, vỉ điện tử. 2. Học sinh: Chuẩn bị một tổ một loại tụ điện. D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số 11B1 11B2 11B3 11B4 11B5 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài mới a. Đặt vấn đề Trong quạt điện, tivi, tủ lạnh, stắcle của đèn ống ta thường thấy có tụ điện. Vậy tụ điện là gì? b. Triển khai bài dạy HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HĐ1: Tìm hiểu về tụ điện GV: Cho hs quan sát 1 tụ điện đã bóc vỏ. GV: Yêu cầu hs đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Định nghĩa tụ điện? - Tụ điện dùng để làm gì? - Thường dùng ở đâu? Nhiệm vụ? - Cấu tạo của tụ điện phẳng? - 2 bản làm bằng gì? Điện môi làm bằng gì? - Ký hiệu? - Làm thế nào để tích điện cho tụ? - Điện tích của 2 bản của tụ như thế nào? Vì sao? - Người ta gọi điện tích của tụ là điện tích của bản nào? HS: Thảo luận trả lời. GV: Rút ra kết luận. HS: Hoàn thành câu C1. HĐ2: Tìm hiểu điện dung của tụ điện GV: Thuyết trình về khả năng tích điện của tụ điện. Yêu cầu hs rút ra định nghĩa điện dung của tụ điện. HS: Trả lời. GV: Điện dung có đơn vị là gì? Ý nghĩa? HS: Là Fara, ký hiệu F. GV: Ngoài đơn vị F, còn dùng đơn vị nào để đo điện dung? HS: Trả lời. GV: Cho hs quan sát một số loại tụ điện, yêu cầu hs trình bày đặc điểm nhận dạng của các tụ điện đó. HS: Quan sát và trả lời. GV: Cho hs quan sát một bảng mạch điện tử, yêu cầu hs chỉ các tụ điện trên bảng mạch, cho biết đó là tụ gì? HS: Trả lời. HĐ3: Tìm hiểu về năng lượng điện trường trong tụ điện GV: Thuyết trình, chỉ cho hs thấy khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ sẽ dự trữ một năng lượng, đó là năng lượng điện trường. GV: Yêu cầu hs viết công thức năng lượng điện trường trong tụ điện. HS: Trả lời. I. TỤ ĐIỆN 1. Tụ điện là gì? - Là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. - Tụ điện dùng để chứa điện tích. - Được dùng phổ biến trong các mạch xoay chiều và các mạch vô tuyến điện. Nó có nhiệm vụ tích điện và phóng điện. - Cấu tạo của tụ phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi. Hai bản này gọi là hai bản của tụ điện. C - Ký hiệu của tụ điện trong mạch điện: 2. Cách tích điện cho tụ Điện tích của bản dương là điện tích của tụ điện. II. ĐIỆN DUNG CỦA TỤ ĐIỆN 1. Định nghĩa Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. (1) 2. Đơn vịcủa điện dung Nếu Q(C), U(V) thì C(F) Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế 1 V thì nó tích được điện tích 1 C. Dùng các ước của Fara: 3. Các loại tụ điện - sgk- 4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện (2) 4. Củng cố - Làm một số câu TNKQ ở sgk. - Mở rộng cho hs công thức tính điện dung của tụ ghép nối tiếp và song song, công thức tính điện dung của tụ phẳng. 5. Dặn dò - Học bài cũ và làm bài tập sgk, tiết sau học tiết bài tập.

File đính kèm:

  • doctiet 9-25.doc
Giáo án liên quan