Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông

I.Mục tiêu

1.Kiến thức

 - Trả lời được các câu hỏi : có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện hay không Điện tích là gì ? Điện tích điểm là gì ? Có những loại điện tích nào ? Tương tác giữa các điện tích xảy ra như thế nào ?

 - Hằng số điện môi của chất cách điện cho ta biết điều gì ?

 2.Kỹ năng

 - Phát biểu được định luật Cu–lông và vận dụng định luật đó để giải được những bài tập đơn giản của hệ điện tích

II.Chuẩn bị

1.Gíáo viên

- Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát như: một túi nhựa mỏng , các mẩu giấy

- Một chiếc điện nghiệm

- Hình vẽ to cân xoắn Cu- lông trên khổ giấy A2

2.Học sinh

- Học sinh xem lại kiến thức về điện tích trong sách giáo khoa vật lí lớp 7

- Một túi nhựa mỏng, các mẩu giấy

 

doc4 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Bài 1: Điện tích. Định luật Cu-lông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : ĐIỆN TÍCH . ĐIỆN TRƯỜNG Bài 1 : ĐIỆN TÍCH . ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG I.Mục tiêu 1.Kiến thức - Trả lời được các câu hỏi : có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện hay không Điện tích là gì ? Điện tích điểm là gì ? Có những loại điện tích nào ? Tương tác giữa các điện tích xảy ra như thế nào ? - Hằng số điện môi của chất cách điện cho ta biết điều gì ? 2.Kỹ năng - Phát biểu được định luật Cu–lông và vận dụng định luật đó để giải được những bài tập đơn giản của hệ điện tích II.Chuẩn bị 1.Gíáo viên Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát như: một túi nhựa mỏng , các mẩu giấy Một chiếc điện nghiệm Hình vẽ to cân xoắn Cu- lông trên khổ giấy A2 2.Học sinh Học sinh xem lại kiến thức về điện tích trong sách giáo khoa vật lí lớp 7 Một túi nhựa mỏng, các mẩu giấy III.Tổ chức họat động dạy và học 1.Hoạt động 1 : (5 phút) Kiểm tra bài cũ , giới thiệu bài mới Trợ giúp của giáo viên a.Giữa các vật mang điện có lực tác dụng giữa chúng hay không ? Lực đó là lực gì ? b.Cho biết hai điện tích cùng dấu, khác dấu thì hút hay đẩy nhau ? - Giới thiệu bài mới (trang 6 SGK) Hoạt động của học sinh - Có lực tác dụng giữa chúng .Lực đó là lực hút và lực đẩy - Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau ,khác dấu thì hút nhau - Ghi tiêu đề vào vở 2. Hoạt động 2 : (15 ph út) Tìm hiểu về sự nhiễm điện của các vật . Điện tích - tương tác điện Trợ giúp của giáo viên - Trình bày thí nghiệm đơn giản: lấy một túi nhựa cọ xát vào mép bàn rồi sau đó cho lại gần những mẩu giấy - Hãy cho biết điều gì đã xảy ra khi cho túi nhựa lại gần mẩu giấy ? - Thông báo cho học sinh thấy đây là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát . - Thế nào được gọi là vật bị nhiễm điện ? - Điện tích điểm là gì ? -Tương tác giữa hai loại điện tích xảy ra như thế nào ? A N M B CH1: Trên hình cho thấy AB và MN là hai thanh đã được nhiễm điện. Mũi tên chỉ chiều quay của đầu B khi đưa đầu M đến gần .Hỏi đầu B và đầu M nhiễm điện cùng dấu hay trái dấu ? Họat động của học sinh - Các nhóm học sinh cùng làm thí nghiệm. - Túi nhựa đã hút các mẩu giấy - Học sinh tự tìm hiểu SGK rồi trả lời những câu hỏi - Học sinh tự trả lời như trong SGK - Là sự đẩy hay hút nhau -Hai đầu M và B được nhiễm điện cùng dấu ,vì đầu M đẩy đầu B Phần ghi chép của học sinh I.Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích.Tương tác điện 1.Sự nhiễm điện của các vật Khi cọ xát những vật như thanh thuỷ tinh, thanh nhựa vào dạ hoặc lụa..thì những vật đó cỏ thể hút được những vật nhẹ như mẩu giấy ,sợi bông Chứng tỏ những vật đó đã bị nhiễm điện 2. Điện tích . Điện tích điểm - Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện ,vật tích điện hay là một điện tích - Điện tích điểm là một vật tích điện ở kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét 3.Tương tác điện .Hai loại điện tích - Sự tương tác điện là sự đẩy hay hút nhau giữa các điện tích - Các điện tích cùng loại (dấu ) thì đẩy nhau, các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau 3. Hoạt động 3 : (15 ph út) Tìm hiểu về định luật CuLông .Hằng số điện môi Trợ giúp của giáo viên - Đây là nội dung chính của bài học Tuy không có điều kiện thí nghiệm nhưng cần phải cho học sinh nắm được nguyên tắc và kết quả thí nghiệm của cân xoắn - Cho học sinh quan sát tranh và phân tích rõ về nguyên tắc hoạt động của cân xoắn CH2 : Nếu tăng khoảng cách giữa hai quả cầu lên ba lần thì lực tương tác giữa chúng tăng hay giảm bao nhiêu lần ? q2 r q2 q1 -Từ các kết quả thí nghiệm thông báo định luật CuLông - Từ công thức hãy suy ra đơn vị của hệ số tỉ lệ k ? -CH3 : Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây a.Không khí khô b.Nước tinh khiết c.Thuỷ tinh d.Đồng - Chú ý rằng hằng số điện môi lớn chưa chắc là chất cách điện tốt hơn chất có hằng số điện môi nhỏ .Sự dẫn điện tốt hay kém phụ thuộc vào các hạt tải điện tự do trong của môi trường .Không có khái niệm hằng số điện môi của môi trường dẫn điện Họat động của học sinh - Các Học sinh tham khảo SGK và rút ra kết quả thí nghiệm - Lực tương tác giảm đi 9 lần - Học sinh ghi định luật CuLông vào trong vở - - Chọn câu D Phần ghi chép của học sinh II. Định luật CuLông. Hằng số điện môi Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng Với F(N) , r (m), q1,q2(C) k = 9.109 : hệ số tỉ lệ 2.Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính .Hằng số điện môi a.Điện môi là môi trường cách điện b.Khi đặt các điện tích điểm trong điện môi đồng tính thì lực tương tác sẽ yếu đi e lần so với khi đặt trong chân không -Đối với chân không e=1 c.Hằng số điện môi cho biết khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không 4.Hoạt động 4 : (5 phút ) Củng cố và mở rộng kiến thức Trợ giúp của giáo viên - Khi nào hai điện tích đẩy nhau và hút nhau ? - Công thức tính lực tương tác giữa hai điện tích là gì ? - H ướng dẫn và nhận xét Họat động của học sinh - Cùng dấu thì đẩy nhau , khác dấu thì hút nhau - Trả lời câu hỏi 5,6,7 SGK trang 10 5.Hoạt động 5 : (5 phút ) Giao nhiệm vụ về nhà Trợ giúp của giáo viên - Giao bài tập cho học sinh làm ở nhà - Yêu cầu học sinh chu ẩn bị bài sau Họat động của học sinh - Bài 8 trang 10 trong SGK v à bài 1.6 ; 1.7 trang 4 trong SBT - Xem trước bài 2 : “Thuyết electron. Định luật bào toàn điện tích ” từ trang 11 đến trang 14

File đính kèm:

  • docT1. Dtich -dluat Culong(CB).doc