GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
BÀI 25 TỰ CẢM
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Mục tiêu về kiến thức
_Phát biểu được định nghĩa từ thông riêng và viết được công thức tính độ tự cảm của ống dây hình trụ
_phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm và giải thích được hiện tượng tự cảm khi đóng mạch và ngắt mạch
_Công thức tính suất điện động tự cảm
_Nêu được bản chất của năng lượng dự trữ trong ống dây, công thức tính năng lượng từ trường của ống dây tự cảm
2. Mục tiêu về kĩ năng
_Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng
_Vận dụng các công thức đã học để làm một số bài tập
II . CHUẨN BỊ
_Giáo viên : Bộ thí nghiệm hiện tượng tự cảm
_học sinh : Ôn lại phần cảm ứng điện từ và suất điện động cảm ứng
III . TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
_Suất điện động cảm ứng là gì? Biểu thức, đơn vị
_ Phát biểu định luật Farađây về hiện tượng cảm ứng điện từ
Đặt vấn đề: trong bài trước chúng ta đã biết để tạo ra sự biến thiên từ thông qua mạch kín phải có ngoại lực tác dụng lên mạch kín, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một loại hiện tượng cảm ứng điện từ mà sự biến thiên từ thông qua mạch do sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
5 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Bài 25 - Tự cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
Họ và tên sinh viên thực tập: Dương Thị Kiều Trinh
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Đặng thị Thu Huyền
Ngày soạn:
Ngày dạy:
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
BÀI 25 TỰ CẢM
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Mục tiêu về kiến thức
_Phát biểu được định nghĩa từ thông riêng và viết được công thức tính độ tự cảm của ống dây hình trụ
_phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm và giải thích được hiện tượng tự cảm khi đóng mạch và ngắt mạch
_Công thức tính suất điện động tự cảm
_Nêu được bản chất của năng lượng dự trữ trong ống dây, công thức tính năng lượng từ trường của ống dây tự cảm
2. Mục tiêu về kĩ năng
_Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng
_Vận dụng các công thức đã học để làm một số bài tập
II . CHUẨN BỊ
_Giáo viên : Bộ thí nghiệm hiện tượng tự cảm
_học sinh : Ôn lại phần cảm ứng điện từ và suất điện động cảm ứng
III . TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
_Suất điện động cảm ứng là gì? Biểu thức, đơn vị
_ Phát biểu định luật Farađây về hiện tượng cảm ứng điện từ
Đặt vấn đề: trong bài trước chúng ta đã biết để tạo ra sự biến thiên từ thông qua mạch kín phải có ngoại lực tác dụng lên mạch kín, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu một loại hiện tượng cảm ứng điện từ mà sự biến thiên từ thông qua mạch do sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch
Hoạt động 2 :Từ thông riêng của một mạch kín
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
_Gv vẽ một vòng dây kín (C) có dòng điện i chạy trong mạch mạch
i
i
Gv: Giả sử có một mạch kín (C ) có dòng điện i chạy trong mạch, dòng điện này gây ra xung quanh nó một từ trường,từ trường này gây ra từ thông F gọi là từ thông riêng của mạch
Gv : hãy xác định F , B của vòng dây tròn?
Gv :hãy cho nhận xét về mối quan hệ giữa F và i?
Gv: hệ số tỉ lệ này gọi là độ tự cảm
F = L.i
F: từ thông riêng của mạch kín (Wb)
L : hệ số tỉ lệ hay độ tự cảm:Henry (H)
Gv hướng dẫn Hs làm câu C1
.hãy nhắc lại công thức tính từ thông qua ống dây có N vòng , tiết diện S?
.Công thức tính B của ống dây hình trụ?
. Hãy thiết lập công thức tính L?
Gv chú ý cho Hs công thức (2) chỉ áp dụng đối với ống dây có chiều dài l >> d đường kính tiết diện
Gv: đối với ống dây có lõi sắt (3)
:độ từ thẩm
_
_
F tỉ lệ với B , B tỉ lệ với i F tỉ lệ với i
F=NBS ()
(2)
I.Từ thông riêng của mạch kín
Giả sử có mạch kín (C) có dòng điện i chạy trong mạch
i
F = L.i (1)
F: từ thông riêng của mạch kín (Wb)
L : hệ số tỉ lệ hay độ tự cảm:Henry (H)
Độ tự cảm phụ thuộc vào cấu tạo và kích thước của mạch kín (C)
- Đối với ống dây có N vòng, tiết diện S
(2)
Ống dây có độ tự cảm L gọi là ống dây tự cảm hay cuộn cảm
- Đối với ống dây có lõi sắt
(3)
:độ từ thẩm
Hoạt động 3: Hiện tượng tự cảm
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
Gv làm thí nghiệm 1 như trong sgk, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng
Gv: khi đóng khóa K hiện tượng gì xảy ra?
Gv giải thích hiện tượng cho Hs
Khi đóng khóa K, dòng điện tăng lên đột ngột, từ thông qua cuộn dây tăng xuất hiện dòng điện cảm ứng ,dòng điện này ngược chiều với dòng điện ban đầu qua ống dây nên dòng điện qua đèn 2 nhỏ hơn dòng điện ban đầuđèn 2 sáng lên từ từ
Gv tiến hành thí nghiệm 2 và yêu cầu Hs giải thích tương tự thí nghiệm 1
Gv: hiện tượng gì xảy ra khi ngắt K ra khỏi mạch?
Gv: hãy giải thích hiện tượng trên?
Gv: Qua 2 thí ngiệm trên ta thấy rằng hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi có sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch
Người ta gọi hiện tượng này là hiện tượng tự cảm
Gv: Hãy định nghĩa hiện tượng tự cảm?
Gv: trong các mạch một chiều, hiện tượng tự cảm thường xảy ra khi đóng mạch và ngắt mạch
Trong mạch điện xoay chiều luôn xảy ra hiện tượng tự cảm
Gv: hướng dẫn Hs làm câu C2
Đèn 1 sáng lên ngay
Đèn 2 sáng lên từ từ
Đèn lóe sáng rồi tắt ngay
Hs suy nghĩ trả lời
Khi ngắt K,dòng điện giảm đột ngột,từ thông qua ống dây giảm, xuất hiện dòng điện cảm ứng,dòng điện này có chiều chống lại sự giảm dòng điện nên cường độ dòng điện qua đèn lớn hơn dòng điện ban đầuđèn lóe sáng rồi tắt
Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên cường độ dòng điện trong mạch
II . Hiện tượng tự cảm
1.Thí nghiệm
a.Thí nghiệm 1
Mạch điện được mắc như hình 25.2 sgk
Đóng khóa K
Hiện tượng :đèn 1 sáng lên ngay, đèn 2 sáng lên từ từ
Giải thích: đóng K i tăng đột ngộttăng Xuất hiện dòng cảm ứngngược chiều với chiều dòng điện ban đầu nhỏ hơn dòng ban đầu đèn 2 sáng lên từ từ
b.Thí nghiệm 2 Mạch điện như hình 25.3 sgk
Hiện tượng : đèn lóe sáng rồi tắt
Giải thích: Ngắt K i giảm đột ngộtF giảm xuất hiện dòng cảm ứng có chiều cùng với chiều dòng điện ban đầu lớn hơn i ban đầuđèn lóe sáng rồi tắt
2.Định nghĩa (sgk)
- Trong các mạch một chiều, hiện tượng tự cảm thường xảy ra khi đóng mạch và ngắt mạch
- Trong mạch điện xoay chiều luôn xảy ra hiện tượng tự cảm
Dẫn dắt vấn đề: tương tự như hiện tượng cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm cũng sinh ra một suất điện động gọi là suất điện động tự cảm
Hoạt động 4: Suất điện động tự cảm
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv: Hãy định nghĩa suất điện động tự cảm?
Gv: hãy nhắc lại công thức tính suất điện động tổng quát?
Gv: giả sử sau khoảng thời gian cường độ dòng điện trong mạch biến thiên 1 lượng
Gv: hãy xác định từ thông riêng của mạch?
Gv: từ các công thức trên,hãy nêu biểu thức tính suất điện động tự cảm?
Gv: dựa vào biểu thức (4) hãy phát biểu về độ lớn của suất điện động tự cảm?
Suất điện động tự cảm là suất điện động sinh ra do hiện tượng tự cảm
(4)
Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch
III Suất điện động tự cảm
1.Suất điện động tự cảm
- là suất điện động sinh ra do hiện tượng tự cảm
(4)
Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch
Dẫn dắt vấn đề: trong thí nghiệm 2 , khi ngắt ngóa K đèn lóe sáng rồi tắt chứng tỏ đã có một năng lượng giải phóng trong đèn.Năng lượng này là gì? Chúng ta sang phần 2 Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm
Hoạt động 5. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm. Ứng dụng
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv: ta trở lại với thí nghiệm 2
Khi chưa ngắt K,trong mạch có dòng điện, dòng điện này gây ra từ trường trong ống dây
Sau khi ngắt K từ trường đó triệt tiêu nhưng đèn vẫn lóe sáng chứng tỏ đã có một năng lượng giải phóng trong đèn
Năng lượng này là năng lượng đã được tích lũy trong ống dây hay chính là năng lượng từ trường của ống dây
Gv: thế nào là năng lượng từ trường của ống dây tự cảm?
Gv:Năng lượng từ trường được tính bằng công thức gì?
-Gv yêu cầu Hs làm câu C3
Gv cho Hs tìm hiểu phần ứng dụng trong sgk về máy phát điện 1 chiều và xoay chiều
NLTT của ống dây tự cảm là năng lượng đã được tích lũy trong ống dây khi có dòng điện chạy qua
Hs tự tìm hiểu sgk
2.Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm
NLTT của ống dây tự cảm là năng lượng đã được tích lũy trong cuộn dây tự cảm khi có dòng điện chạy qua
IV . Ứng dụng (sgk)
Hoạt động 6 Củng cố bài học
_ cho Hs làm Bt trong phiếu học tập để củng cố bài học
PHIẾU HỌC TẬP
File đính kèm:
- bai 25 Tu cam 11 co ban.doc