Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Tiết 11 - Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

 Tiết 11: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

Lớp 11C Thứ Ngày

Lớp 11E Thứ Ngày

Lớp 11H Thứ Ngày

 A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phát biểu lại được khái niệm dòng điện, quy ước về chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện.

- Trình bày được khái niệm cường độ dòng điện, dòng điện không đổi, đơn vị cường độ dòng điện và đơn vị điện lượng.

- Nêu được điều kiện để có dòng điện.

- Trình bày được cấu tạo chung của nguồn điện, khái niệm suất điện động của nguồn điện.

- Nêu được cấu tạo cơ bản của pin và acquy.

2. Kĩ năng: - Nhận ra ampe kế và vôn kế.Nhận ra được cực của pin và acquy.

 - Dùng ampe kế và vôn kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế.

3. Thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Tiết 11 - Dòng điện không đổi. Nguồn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:22/9/08 Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Tiết 11: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN Lớp 11C Thứ Ngày Lớp 11E Thứ Ngày Lớp 11H Thứ Ngày A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phát biểu lại được khái niệm dòng điện, quy ước về chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện. - Trình bày được khái niệm cường độ dòng điện, dòng điện không đổi, đơn vị cường độ dòng điện và đơn vị điện lượng. - Nêu được điều kiện để có dòng điện. - Trình bày được cấu tạo chung của nguồn điện, khái niệm suất điện động của nguồn điện. - Nêu được cấu tạo cơ bản của pin và acquy. 2. Kĩ năng: - Nhận ra ampe kế và vôn kế.Nhận ra được cực của pin và acquy. - Dùng ampe kế và vôn kế đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. 3. Thái độ: Tích cực tham gia xây dựng bài B. CHUẨN BỊ: 1 Giáo viên: Một số loại pin, ác quy, vôn kế, ampe kế, thước kẻ, phấn màu. 2. Học sinh: - Đọc lại SGK vật lý lớp 7 và lớp 9 để ôn lại kiến thức. - Đọc SGK, chuẩn bị bài ở nhà. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Dòng điện là gì? Làm thế nào để có dòng điện trong mạch? - Biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có R 3. Bài mới: Hoạt động 1( p): Ôn tập kiến thức về dòng điện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh .- Hướng dẫn trả lời. - Củng cố lại các ý HS chưa nắm chắc - Đọc SGK trang 39, mục I, trả lời các câu hỏi 1 đến 5. Hoạt động 2( p): Xây dựng khái niệm cường độ dòng điện – Dòng điện không đổi. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV đặt câu hỏi: +Cường độ dòng điện là gì? + Biểu thức của cường độ dòng điện? - Yêu cầu trả lời câu hỏi C1. - GV nêu câu hỏi: + Thế nào là dòng điện không đổi? + Đơn vị cường độ dòng điện là gì? + Người ta định nghĩa đơn vị của điện lượng thế nào? - Nêu câu hỏi C2; C3. - Đọc SGK mục II ý 1, 2 thu thập thông tin trả lời - Trả lời C1. - Trả lời câu hỏi GV - Trả lời C2; C3 Hoạt động 3( p): Tìm hiểu nguồn điện. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Nêu câu hỏi. - Điều kiện để có dòng điện là gì? - Nguồn điện có chức năng gì? - Nêu cấu tạo cơ bản và cơ chế hoạt động chung của nguồn điện. * Hỏi C5, C6, C7, C8, C9. - (Có thể dùng mô phỏng hoạt động bên trong nguồn điện, để hướng dẫn HS tìm hiểu về nguồn điện). * Đánh giá và đưa ra kết luận * Đọc SGK mục III ý 1,2 trả lời câu hỏi GV: - Phải có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn. - Nguồn điện có chức năng tạo ra và duy trì một hiệu điện thế. - Nguồn điện bao gồm cực âm và cực dương. Trong nguồn điện phải có một loại lực tồn tại và tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron hay ion về các cực của nguồn điện. Lực đó gọi là lực lạ. Cực thừa electron là cực âm. Cực còn lại là cực dương. * Trả lời C5, C6, C7, C8, C9. * Nhận xét câu trả lời của bạn. * Tiếp thu đánh giá, kết luận của GV 4. Củng cố( p): - Nêu lại nội dung chính của bài - Bài tập: Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2C. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó sau 50s. 5. Hướng dẫn về nhà( p) Học bài cũ, làm BT 13,14 SGK- 45 - Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của pin, acquy.

File đính kèm:

  • docGA 11CB T11@.doc