Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Tiết 12 - Dòng điện không đổi. Nguồn điện

Tiết 12 DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN

Lớp 11C Thứ Ngày

Lớp 11E Thứ Ngày

Lớp 11H Thứ Ngày

* Tiến trình bài học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ( p):

Cường độ dòng điện là gì? Cường độ dòng điện được xác địng bằng công thức nào? Bằng những cách nào để biết có dòng điện chạy qua một vật dẫn?

3. Bài mới

Hoạt động 1( p): Tìm hiểu suất điện động của nguồn điện

 

doc2 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 cơ bản - Tiết 12 - Dòng điện không đổi. Nguồn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/ Tiết 12 DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN Lớp 11C Thứ Ngày Lớp 11E Thứ Ngày Lớp 11H Thứ Ngày * Tiến trình bài học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ( p): Cường độ dòng điện là gì? Cường độ dòng điện được xác địng bằng công thức nào? Bằng những cách nào để biết có dòng điện chạy qua một vật dẫn? 3. Bài mới Hoạt động 1( p): Tìm hiểu suất điện động của nguồn điện Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh *Nêu câu hỏi. - Thế nào là công của nguồn điện? - Suất điện động của nguồn điện là gì? Biểu thức suất điện động? - Biểu thức và đơn vị? * Tổng kết, khẳng định nội dung kiến thức. - Đọc SGK, trả lời câu hỏi GV - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Tiếp thu kết luận của GV Hoạt động 2( p): Tìm hiểu Pin và Acquy Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Giáo viên làm thí nghiệm H7.5 SGK-41. *Nêu câu hỏi: - Pin điện hóa có cấu tạo như thế nào? - Nêu cấu tạo và hoạt động của pin vôn – ta? Dùng hình vẽ 7.6; 7.7 SGK - 42 hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi * GV nhận xét đưa ra kết luận cuối cùng * Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C10. * Nêu câu hỏi: - Nêu cấu tạo và hoạt động của acquy chì? Dùng hình vẽ 7.9 và 7.10 SGK- 43 hướng dẫn học sinh trả lời * Nhận xét , đưa ra kết luận * Đọc SGK mục V.1, V.2 trả lời câu hỏi GV: - Pin điện hóa có cấu tạo gồm hai kim loại khác nhau được ngâm trong dung dịch điện phân. - Pin volta có cấu tạo từ một cực đồng và một cực kẽm được ngâm vào cùng dung dịch axit sunfuric loãng. Ion kẽm (Zn2+) bị gốc axit tác dụng và tan vào dung dịch làm cho cực kẽm thừa electron mang điện âm. Ion H+ bám vào cực đồng và thu lấy electron trong thanh đồng. Do đó, thanh đồng thiếu electron nên trở thành cực dương. Giữa 2 cực kẽm và đồng xuất hiện một suất điện động. * Tiếp thu kết luận của GV - Thảo luận, trả lời C10. - Trả lời câu hỏi của GV * Tiếp thu kết luận của giáo viên 4. Củng cố ( p): - Nêu lại nội dung chính của bài. Bài tập: 1. Cấu tạo pin điện hóa là A. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân. B. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân. C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi. D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi. 2. Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa? A. Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối; B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất; C. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi; D. Hai cực nhựa khác nhau nhúng vào dầu hỏa. 3. Nhận xét không đúng trong các nhận xét sau về acquy chì là: A. Ác quy chì có một cực làm bằng chì vào một cực là chì đioxit. B. Hai cực của acquy chì được ngâm trong dung dịc axit sunfuric loãng. C. Khi nạp điện cho acquy, dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương. D. Ác quy là nguồn điện có thể nạp lại để sử dụng nhiều lần. 4. Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là A. 20 J. A. 0,05 J. B. 2000 J. D. 2 J * 5. Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10-4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là A. 1,8 A. B. 180 mA * C. 600 mA. D. 1/2 A. 5. Củng cố( p) Làm bài tập 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 15 trong SGK và SBT Ôn lại định luật Jun-Len-xơ đã học THCS * Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • docGA 11 CB T12.doc
Giáo án liên quan