BÀI 2: THUYẾT ELECTRON.
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh trình bày được nội dung cơ bản của thuyết electron.
- Trình bày được sơ lược cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện tích.
- Trình bày được nội dung của định luật bảo toàn điện tích .
- Lấy được ví dụ về các cách làm nhiểm điện.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiểm điện
- Biết cách làm nhiểm điện các vật
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế bài học.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tác phong là việc khoa học. Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
II. Phương pháp
- Kết hợp phương pháp vấn đáp và phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp thuyết trình.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 2 - Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
2
Ngày soạn: 06/09/2007
BÀI 2: THUYẾT ELECTRON.
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Mục tiêu
Kiến thức:
Học sinh trình bày được nội dung cơ bản của thuyết electron.
Trình bày được sơ lược cấu tạo của nguyên tử về phương diện điện tích.
Trình bày được nội dung của định luật bảo toàn điện tích .
Lấy được ví dụ về các cách làm nhiểm điện.
Kỹ năng:
Vận dụng được thuyết electron để giải thích các hiện tượng nhiểm điện
Biết cách làm nhiểm điện các vật
Rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tế bài học.
Thái độ:
Rèn luyện tác phong là việc khoa học. Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
Phương pháp
Kết hợp phương pháp vấn đáp và phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp thuyết trình.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Chuẩn bị giáo án. SGK, SBT
Học sinh:
Học bài củ và soạn bài theo yêu cầu của giáo viên.
Ôn lại chất cách điện và chất dẫn điện được học ở lớp 7.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: Nắm sĩ số
Kiểm tra bài củ:
Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-Lông cho các điện tích đặt trong môi trường chân không?
Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-Lông cho các điện tích đặt trong môi đồng tính?
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Các hiện tượng điện xãy ra trong tự nhiên hết sức phong phú và đa dạng. Các nhà khoa học đã tìm tòi để giải thích các hiện tượng đó một cách hợp lý nhất. Từ quan điểm chất điện đến thuyết electron là cả một quá trình. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách giải thích các hiện tượng nhiểm điện nhờ vào thuyết electron.
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thuyết electron
GV: Hãy nêu câu tạo của nguyên tử về phương diện điện?
HS: Quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi
GV: Tổng điện tích của nguyên tử bằng bao nhiêu?
HS: Không
GV: Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện và tính chất điện là gì?
HS: Do động thái cư trú hay di chuyển của electron.
GV: Nếu lấy bớt 1 electron từ nguyên tử khi đó tổng điện tích trong nguyên tử như thế nào?
GV: Thê nào là ion âm, ion dương?
GV: Thế nào là vật mang điện âm và vật mang điện dương?
Thuyết electron
Câu tạo nguyên tử:
- Electron:e= -1,6.10-19C, m=9,1.10-31kg
- Hạt nhân:
+Prôtôn: q=1,6.10-19C, m=1.67.10-27kg +Nơtrôn: Không mang điện, m=1.67.10-27kg
Nội dung thuyết electron:
Þ electron có thể chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Nguyên tử bị mất electron và trở thành hạt mang điện dương gọi là ion dương
Nguyên tử nhận thêm electron và trở thành hạt mang điện âm gọi là ion âm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật dẫn điện và vật cách điện
GV: Hãy nhắc lại khái niệm vật dẫn điện và vật cách điện đã được học ở lớp 7?
HS: Nghiên cứu SGK theo định hướng câu hỏi của giáo viên.
GV: Cách phân biệt môi trường dẫn điện và môi trường cách điện.
Điện tích từ do là gì? Cho ví dụ?
Thế nào là vật dẫn điện vật cách điện?
Vật dẫn điện và vật cách điện
Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do
Vật cách điện là vật không chứa các điện tích tự do
Chú ý: Sự phân biệt này chỉ là tương đối
Hoạt động 3: Giải thích các hiện tượng nhiểm điện
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm giải thích các hiện tượng nhiểm điện dực vào thuyết electron .
HS: Thảo luận nhóm và lần lượt các nhóm trình bày vấn đề
GV: Tổng hợp lại ý kiến của các nhóm và đưa ra kết luận cuối cùng.
Giải thích ba hiện tượng nhiểm điện
Nhiễm điện do cọ xát
Giải thích: Do ở chổ tiếp xúc một số electron chuyển động nhanh bứt ra khỏi thanh nhựa làm cho thanh nhựa thiếu electron nên nhiểm điện dương.
Nhiễm điện do tiếp xúc
Giải thích: Do ở chổ tiếp xúc mộ số electron truyền từ vật này sang vật khác làm cho hai vật nhiểm điện cùng dấu.
Nhiễm điện do hưởng ứng
Giải thích: Do các electron chịu tương tác với điện tích trong quả cầu di chuyển từ đầu này đến đầu kia của thanh kim loại làm cho hai đầu thanh kim loại nhiểm điện trái dấu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích
GV: Thông báo nội dung định luật bảo toàn điện tích. Giải thích hệ cô lập về điện.
HS: Công nhận nội dung định luật bảo toàn điện tích và ghi chép nội dung định luật.
Định luật bảo toàn điện tích
Định luật: Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số điện tích được bảo toàn.
Hệ cô lập về điện và hệ không trao đổi điện tích với bên ngoài.
Củng cố:
Phát biểu nội dung của thuyết electron?
Giải thích nhanh các hiện tượng nhiểm điện do hưởng ứng và nhiểm điện do tiếp xúc?
Phát biểu định luật bảo toàn điện tích?
Làm nhanh các bài tập trong SGK
Dặn dò:
Học bài củ, trả lời các câu hỏi ở SGK. BTVN: 1.30, 1.241.26 SBT
Chuẩn bị bài tập tiết sau luyện tập.
File đính kèm:
- TIET 2.docx