Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 24 - Thực hành: đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện (t1)

THỰC HÀNH: ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ

ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA NGUỒN ĐIỆN (T1)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nghiệm lại định luật Ôm đối với mạch kín.

- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc đo suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa theo phương pháp dựng đặc tuyến Vôn-Ampe

- Học sinh biết được các sử dụng một cố dụng cụ thí nghiệm mới

- Hiểu rõ hơn về vai trò của điện trở trong và mối liên hệ của nó với mạch ngoài.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành.

- Rèn luyện kỹ năng láp ráp dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng đo đạc.

- Kỹ năng thu nhận và xữ lý số liệu và tính toán trên các số liệu thực tế.

3. Thái độ:

- Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, làm việc khoa học, cận thận trong quá trình sử dụng dụng cụ thí nghiệm.

- Rèn luyện tính trung thực, khách quan, cách nhìn nhận vấn đề có khoa học.

 

docx3 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 24 - Thực hành: đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện (t1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 24 Ngày soạn: 24/11/2007 THỰC HÀNH: ĐO SUẤT ĐIỆN ĐỘNG VÀ ĐIỆN TRỞ TRONG CỦA NGUỒN ĐIỆN (T1) Mục tiêu Kiến thức: Nghiệm lại định luật Ôm đối với mạch kín. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc đo suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa theo phương pháp dựng đặc tuyến Vôn-Ampe Học sinh biết được các sử dụng một cố dụng cụ thí nghiệm mới Hiểu rõ hơn về vai trò của điện trở trong và mối liên hệ của nó với mạch ngoài. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành. Rèn luyện kỹ năng láp ráp dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng đo đạc. Kỹ năng thu nhận và xữ lý số liệu và tính toán trên các số liệu thực tế. Thái độ: Rèn luyện cho học sinh thái độ học tập nghiêm túc, làm việc khoa học, cận thận trong quá trình sử dụng dụng cụ thí nghiệm. Rèn luyện tính trung thực, khách quan, cách nhìn nhận vấn đề có khoa học. Phương pháp Kết hợp phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình. Phương pháp thực nghiệm. Chuẩn bị Giáo viên: Giáo án, Bộ dụng cụ thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện. Tiến trình lên lớp Ổn định lớp: Nắm sĩ số Kiểm tra bài củ: - Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch? 3. Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng kiến thức về định luật Ôm cho toàn mạch để nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc đo suất điện động và điện trở trong của nguồn điện Triển khai bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết GV: Hãy dựa vào sơ đồ mạch điện viết biểu thức tính hiệu điện thế cho đoạn mạch chứa nguồn. HS: Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn để viết. HS: Suy nghỉ các phương án tiến hành thí nghiệm. Kết hợp nghiên cứu sách SGK. 1. Cơ sở lý thuyết * Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện để tìm điện trở trong của nguồn điện và suất điện động của nguồn điện. - Dựa vào mạch thí nghiệm ta có thế viết được các biểu thức của định luật Ôm như sau: U=x-Ir (1) Phườn án 1: Điều chỉnh biến trở tới hai vị trí của biến trở bất kì. Đọc các cặp số đo tương ứng của Vôn kế và Ampe kế. U1, I1 và U2, I2 Giải hệ phương trình ta được x và r Thực hiện đo 3 lần lấy sai số. Phương án 2: - Đóng K di chuyển đến những vị trí khác nhau đọc kết quả U và I. Thực hiện nhiều lần ghi vào bảng số liệu và và fvex đồ thị. - Đồ thị chính là đồ thị của phương trình U=x-Ir - kéo dài đồ thị cắt trục U tại x từ đó tính điện trở trong. Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm GV: Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm và nguyên tắc sử dụng dụng cụ. Giới thiệu cách sử dụng các dụng cụ trong quá trình tiến hành thí nghiệm. HS: Chú ý theo dõi. GV: Hướng dẫn học sinh mắc mạch điện bằng bảng lắp đặt mạch điện HS: Chú ý quan sát GV: Cho học sinh lấy sai số của các dụng cụ đo đa năng. 2. Giới thiệu dụng cụ - Pin điện hóa - Biến trở có nút xoay - Đồng hồ đo điện đa năng hiện số dùng làm chức năng miliAmpe kế một chiều. - Đồng hồ đo điện đa năng hiện số dùng làm chức năng vôn kế một chiều. - Điện trở mẫu R0 (Điện trở bảo vệ) - Bộ dây dẫn và bảng lắp mạch điện. - Khóa đóng nhắt mạch điện K 4. Củng cố: Một số chú ý trong quá trình nghiên cứu: * Vận dụng được công thức tính suất điện động của nguồn điện. * Vận dụng được định luật Ôm cho toàn mạch. * Chú ý lấy được sai số một cách chính xác của các dụng cụ đo đa năng để tiết sau tiến hành thực hành tính sai số 5. Dặn dò: 4 Soạn bài mới: “Thực hành: Xác định SĐĐ và điện trở trong của nguồn (T2)” Xem lại cơ sở lý thuyết một cách chắc chắn để có thể tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo thực hành một cách nhanh nhất. Xem lại cách sử dụng của đồng hồ hiện số đa năng.

File đính kèm:

  • docxTIET 24.docx