BÀI TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố và vận dụng định luật Cu-Lông để giải các bài tập đơn giản và bài tập tương tự.
- Củng cố và vận dụng thuyết electron để giải thích một số hiện tượng điện trong thực tế.
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng vận dụng phân tích và tổng hợp kiến thức.
- Vận dụng biểu thức của định luật Cu-Lông trong môi trường chân không và trong môi trường đồng tính để giải bài tập.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc hợp tác trong học tập. Tích cực hoạt động giải bài tập.
II. Phương pháp
- Kết hợp phương pháp thực hành và phương pháp phát vấn.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 3 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
3
Ngày soạn: 08/09/2007
BÀI TẬP
Mục tiêu
Kiến thức:
Củng cố và vận dụng định luật Cu-Lông để giải các bài tập đơn giản và bài tập tương tự.
Củng cố và vận dụng thuyết electron để giải thích một số hiện tượng điện trong thực tế.
Kỹ năng:
Kỹ năng vận dụng phân tích và tổng hợp kiến thức.
Vận dụng biểu thức của định luật Cu-Lông trong môi trường chân không và trong môi trường đồng tính để giải bài tập.
Thái độ:
Nghiêm túc hợp tác trong học tập. Tích cực hoạt động giải bài tập.
Phương pháp
Kết hợp phương pháp thực hành và phương pháp phát vấn.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Giáo án, SBT, SGK.
Học sinh:
Chuẩn bị các bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: Nắm sĩ số
Kiểm tra bài củ:
Phát biểu nội dung thuyết electron và vận dụng giải thích hiện tượng nhiểm điện do hưởng ứng?
Giải thích hiện tượng nhiểm điện do tiếp xúc và nhiểm điện do cọ xát.
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Chúng ta đã học về các hiện tượng nhiễm điện của vật và sự tương tác của các điện tích hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng điện trong thực tế và một số bài tập đơn giản.
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhắc lại một số kiến thức cơ bản
GV: Phát biểu định luật Cu-Lông trong môi trường chân không? Viết biểu thức tính lực Cu-Lông?
GV: Phát biểu định luật Cu-Lông trong môi trường đồng tính? Viết biểu thức tính lực Cu-Lông?
Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết electron?
GV: Giới thiệu phương pháp giải bài tập mới cho học sinh.
HS: Tiếp thu ghi nhớ để vận dụng giải bài tập
Kiến thức cần nắm
Định luật Cu-Lông trong môi trường chân không
Định luật Cu-Lông trong môi trường đồng tính.
Thuyết electron
Þ electron có thể chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
Phương pháp giải bài toán tìm tổng hợp lực tác dụng lên một điện tích.
Áp dụng nguyên lý chồng chất ta tìm lực tác dụng tổng hợp
Nếu trường hợp có hai điện tích tác dụng lên một điện tích theo một tam giác thì vận dụng quy tắc HBH và định lý cosin ta có độ lớn lực tổng hợp
Hoạt động 2:Hướng dẫn giải bài tập
GV: Gọi hai học sinh lên giải bài tập 1.20, 1.24 SBT
HS: Lên bảng giải bài tập
GV: Phát vấn học sinh ở dưới một số câu hỏi và bài tập trắc nghiệm trong SGK và SBT.
GV: Hãy viết biểu thức định luật Cu-Lông cho tương tác của hai điện tích trên?
GV: Từ đó hãy tìm biểu thức tính q?
GV: Hãy viết biểu thức định luật Cu-Lông cho tương tác của hai điện tích trên khi đưa vào trong dầu? Từ đó tính e?
HS: Tóm tắt nội dung bài toán
GV: Yêu cầu học sinh biểu diễn lực tác dụng lên các điện tích
GV: Hãy vận dụng định luật Cu-Lông tính lực
Bài 1.20 SBT
TT: q1=q2=q
Trong kk: r=12cm=0,12m Fđ=10N
Trong dầu r=8cm Fđ=10N
Hỏi q=?, ed=?
Giải
Vận dụng biểu thức định luật Cu-Lông cho môi trường không khí ta có:
Vậy độ lớn của các điện tích là:
Vận dụng biểu thức định luật Cu-Lông cho môi trường đồng tính ta có:
Bài 1.24 SBT
TT:qA=2mC, qB=8mC, qC=-8mC
R=0,15m, DABC đều
Hỏi: Biểu diễn FA, FA=?
A
B
C
+
+
-
FBA
FCA
FA
Theo định luật Cu-Lông ta có:
Thay số vào ta được FBA=6,4N
Tương tự ta có FCA=6,4 N
Mặt khác DAFAFCA đều nên FA=FCA=6,4N
Củng cố:
Nhấn mạnh các đơn vị trong biểu thức của định luật Cu-Lông.
Nắm được ý nghĩa vật lý của hằng số điện môi.
Dặn dò:
Về nhà làm bài tập 1.8, 1.9 SBT
Soạn bài mới: Điện trường là gì?
Cường độ điện trường là gì? Biểu thức tính cường độ điện trường?
Hãy nêu các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường?
File đính kèm:
- TIET 3.docx