BÀI 3: ĐIỆN TRƯỜNG (T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bài được khái niệm điện trường, nêu được tính chất cơ bản của điện trường.
- Nêu được khái niệm điện tích thử.
- Phát biểu được định nghĩa về cường độ điện trường, viết được biểu thức định nghĩa và nêu được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức.
- Nêu được đặc điểm về phương và chiều của vectơ cường độ điện trường, vẽ được vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm.
- Phát biểu được định nghĩa đường sức điện trường.
2. Kỹ năng:
- Xác định được phương chiều của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra.
- Vận dụng được công thức tính điện trường để giải một số bài tập đơn giản về điện trường tĩnh.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 4 - Điện trường (t1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
4
Ngày soạn: 10/09/2007
BÀI 3: ĐIỆN TRƯỜNG (T1)
Mục tiêu
Kiến thức:
Trình bài được khái niệm điện trường, nêu được tính chất cơ bản của điện trường.
Nêu được khái niệm điện tích thử.
Phát biểu được định nghĩa về cường độ điện trường, viết được biểu thức định nghĩa và nêu được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức.
Nêu được đặc điểm về phương và chiều của vectơ cường độ điện trường, vẽ được vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm.
Phát biểu được định nghĩa đường sức điện trường.
Kỹ năng:
Xác định được phương chiều của vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra.
Vận dụng được công thức tính điện trường để giải một số bài tập đơn giản về điện trường tĩnh.
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập.
Phương pháp
Kết hợp phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Giáo án, SGK, SBT
Học sinh:
Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: Nắm sĩ số
Kiểm tra bài củ:
Không
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Tại sao hai điện tích ở trong chân không lại có thể tương tác với nhau? Theo thuyết tương tác gần thì mọi vật trong không gian tương tác với nhau thông qua môi trường trung gian vậy môi trường giữa hai điện tích là gi? Nó có đặc điểm ra sao hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu điều đó.
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiễu về điện trường
GV: Làm thế nào để một vật tác dụng lực hấp dẫn lên vật khác?
HS: Xung quanh vật có trường hấp dẫn
GV: Giới thiệu lại thuyết tương tác gần từ đó đưa ra khái niệm điện trường. Để hai điện tích tương tác được với nhau thì giữa chúng phải có một môi trường truyền tương tác người ta gọi môi trường đó là điện trường.
GV: Điện trường là gì?
GV: Điều gì xãy ra nếu đặt một điện tích vào trong điện trường?
HS: Bị tác dụng lực.
GV: Vậy tính chất cơ bản của điện trường là gì?
GV: Giới thiệu khái niệm điện tích thử.
Điện trường
Khái niệm điện trường
Điện trường là dạng môi trường vật chất tồn tại xung quanh điện tích.
Tính chất cơ bản của điện trường
Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó.
Điện tích thử: Một vật có kích thước nhỏ dùng để phát hiện lực điện gọi là điện tích thử.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cường độ điện trường
GV: Hãy xác định lực điện tác dụng lên các điện tích đó
HS: Lên bảng viết biểu thức.
GV: Có nhận xét gì về các lực đó và thường số F/q.
GV: Hãy phát biểu định nghĩa cường độ điện trường?
GV: Từ biểu thức (1) hãy nêu các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường?
HS: Suy nghỉ trả lời
GV: Từ biểu thức (2) có nhận xét gì về phương và chiều của lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường
Cường độ điện trường
Đặt lần lượt các điện tích thử q1, q2, q3... tại một điểm nhất định trong điện trường.
, ,
Ta thấy thương số F/q tại một điểm nhất định trong điện trường là không đổi và dùng để đặc trưng cho sự mạnh yếu của điện trường gọi là cường độ điện trường.
Định nghĩa: SGK
Biểu thức: (1)
Nếu biết thì (2)
Nhận xét: Nếu q>0 thì
Nếu q<0 thì
Đơn vị của cường độ điện trường: (V/m)
Hoạt động 3: Tìm hiểu định nghĩa đường sức điện trường
GV: Giới thiệu khái niệm mới.
HS: Chú ý theo dõi và ghi bài
Đường sức điện trường
Đường sức điện trường là những đường cong được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cong cũng trùng với vectơ cường độ điện trường tại điểm đó
Củng cố:
Điện trường là gì? Cường độ điện trường là gì?
Hãy nêu các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường?
Nêu biểu thức tính cường độ điện trường và đơn vị của cường độ điện trường?
Làm nhanh bài tập 3.
Dặn dò:
Về nhà học bài cũ trả lời các câu hỏi 1, 2 sgk.
Soạn bài mới: Độ lớn cường độ điện trường của một điện tích điểm?
Nêu các đặc điểm của dường sức điện trường?
Thế nào là điện trường đều?
Phát biểu nguyên lý chồng chất trường?
File đính kèm:
- TIET 4.docx