BÀI TẬP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Vận dụng được tính dẫn điện một chiều của lớp tiếp xúc p-n giải thích một số hiện tượng trong hoạt động cuat các điốt và Tranzio
- Vận dụng được sự phân cực thuận và phân cực ngược của lớp tiếp xúc p-n để giải thích hoạt động của Tranzito
2. Kỹ năng:
- Giải thích hoạt động của tranzito
- Phân biệt được Tranzito n-pn và p-n-p.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
II. Phương pháp
- Kết hợp phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình và thực hành giải bài tập
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, SBT.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 41 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
41
Ngày soạn: / /2013
BÀI TẬP
Mục tiêu
Kiến thức:
- Vận dụng được tính dẫn điện một chiều của lớp tiếp xúc p-n giải thích một số hiện tượng trong hoạt động cuat các điốt và Tranzio
- Vận dụng được sự phân cực thuận và phân cực ngược của lớp tiếp xúc p-n để giải thích hoạt động của Tranzito
Kỹ năng:
- Giải thích hoạt động của tranzito
- Phân biệt được Tranzito n-pn và p-n-p.
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
Phương pháp
Kết hợp phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình và thực hành giải bài tập
Chuẩn bị
Giáo viên:
Giáo án, SGK, SBT.
Học sinh:
Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: Nắm sĩ số
Lớp 11A:
Kiểm tra bài củ:
Vẽ mạch khuếch đại của Tranzito p-n-p và giải thích hoạt động của nó?
Vẽ mạch khuếch đại của Tranzito n-p-n và giải thích hoạt động của nó?
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Trong tiết trước chúng ta đã nghiên cứu về đặc tính chỉnh lưu của điốt và tính khuếch đại của Tranzito. Hôm nay chúng ta sẽ vân jdungj một sooa kiến thúc để giải một số bài tập
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Giải một số bài tập trắc nghiệm
1. Chọn câu đúng :
A. điện trở của lớp chuyển tiếp p-n là nhỏ, khi lớp chuyển tiếp được mắc vào nguồn điện theo chiều ngược.
B. nhiệt độ càng cao, tính chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n càng kém.
C. khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện chạy theo chiều từ bán dẫn loại p sang bán dẫn loại n, do sự khuếch tán của các hạt tải điện cơ bản mạnh hơn so với sự khuếch tán của các hạt tải điện không cơ bản.
D. Khi lớp chuyển tiếp p-n được hình thành thì luôn có dòng điện từ bán dẫn loại n sang bán dẫn loại p, do điện trường trong ở lớp chuyển tiếp thúc đẩy chuyển động của các hạt tải điện thiểu số.
2. Chọn câu sai :
A. với cùng một hiệu điện thế ngược vào một điôt chỉnh lưu, cường độ dòng điện ngược tăng khi nhiệt độ tăng.
B. có thể dùng điôt phát quang để làm thí nghiệm minh họa tính chỉnh lưu của điôt.
C. phôtôđiôt có thể tạo ra dòng điện, nếu lớp chuyển tiếp p-n của nó được chiếu bằng ánh sáng thích hợp, khi hai cực của phôtôđiôt được nối với một điện trở.
D. có thể thay thế một tranzito n-p-n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p.
3. Chọn câu đúng :
Qua thí nghiệm về điôt, một số bạn có phán đoán về trị số điện trở của điôt như sau :
A. không đổi, như dây dẫn kim loại.
B. biến đổi theo hiệu điện thế
C. luôn tăng theo hiệu điện thế.
D. luôn giảm theo hiệu điện thế.
4. Chọn câu đúng :
Người ta mắc hai đầu đèn LED với nguồn điện như hình 25.8. Khi đóng K thì :
A. D1 sáng, D2 tắt B. D1 tắt, D2 sáng
C. D1, D2 đều tắt D. D1, D2 đều sáng
5. Phát biểu nào dưới đây là chính xác :
Người ta gọi silic là chất bán dẫn vi :
A. nó không phải làm kim loại, cũng không phải là điện môi.
B. hạt tải điện trong đó có thể là electron và lỗ trống.
C. điện trở suất của nó rất nhạy cảm với nhiệt độ, tạp chất và các tác nhân ion hóa khác.
D. cả ba lí do trên.
6. Phát biểu nào dưới đây về tranzito là chính xác :
A. Một lớp bán dẫn loại p kẹp hai lớp bán dẫn loại n là tranzito n-p-n.
B. Một lớp bán dẫn loại n mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại p không thể xem là tranzito.
C. Một lớp bán dẫn loại p mỏng kẹp giữa hai lớp bán dẫn loại n luôn có khả năng khuếch đại.
D. Trong tranzito n-p-n bao giờ mật độ hạt tải điện miền êmitơ cũng cao hơn miền bazơ.
Củng cố:
GV: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
1. B, 2. D, 3. B, 4. C 5. D, 6. A
GV: Hướng dẫn học sinh giải thích các bài tập trong SBT: 3.20, 3.21, 3.22
5. Dặn dò
* Nghiên cứu kỉ tính chỉnh lưu của điốt chỉnh lưu.
* Bài mới: “Thực hành khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điốt”
Viết báo cáo thí nghiệm theo mẫu
Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của bài thực hành.
File đính kèm:
- TIET 41 BAI TAP.docx