BÀI 40: DÒNG ĐIỆN FU-CÔ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được dòng điện Fu-cô gì? Khi nào thì phát sinh dòng Fu-cô?
- Nêu lên được những cái lợi và cái hại của dòng Fu-cô.
2. Kỹ năng:
- Nắm đựoc khi nào dòng Fu-cô xuất hiện từ đó biết cách tăng cường hoặc hạn chế dòng Fu-cô
- Giải thích ứng dụng của dòng Fu-cô.
3. Thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
II. Phương pháp
- Kết hợp phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK.
- Thí nghiệm về. dòng Fu-cô.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - CT nâng cao - Tiết 62 - Dòng điện Fu-Cô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
62
Ngày soạn: / /2013
BÀI 40: DÒNG ĐIỆN FU-CÔ
Mục tiêu
Kiến thức:
- Hiểu được dòng điện Fu-cô gì? Khi nào thì phát sinh dòng Fu-cô?
- Nêu lên được những cái lợi và cái hại của dòng Fu-cô.
Kỹ năng:
- Nắm đựoc khi nào dòng Fu-cô xuất hiện từ đó biết cách tăng cường hoặc hạn chế dòng Fu-cô
- Giải thích ứng dụng của dòng Fu-cô.
Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động trong học tập, yêu thích môn học.
Phương pháp
Kết hợp phương pháp phát vấn và phương pháp thuyết trình và phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm.
Chuẩn bị
Giáo viên:
Giáo án, SGK.
Thí nghiệm về. dòng Fu-cô.
Học sinh:
Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp: Nắm sĩ số
Lớp 11A:
Kiểm tra bài củ:
Phát biểu định nghĩa từ thông? Nêu mối quan hệ giữa a và F?
Trình bày hiện tượng cảm ứng điện từ? Điều kiện để có hiện tượng cảm ứng điện từ là gì?
Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề:
Trong các bài học trước, chúng ta mới chỉ nói đến dòng điện cảm ứng được sinh ra trong các dây dẫn. Trong bài này ta sẽ nói về dòng điện cảm ứng được sinh ra trong vật dẫn dạng khối.
Triển khai bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng điện Fu-cô
GV: Trình bày TN1 hình 40.1
Gv: Gọi HS nêu các dụng cụ TN
GV: giới thiệu lại các dụng cụ dùng trong TN.
GV: Trong tr/h nào tấm kim loại Kdừng lại nhanh?
GV: Vì sao tấm kim loại K dao động giữa các cực của nam châm thì dừng lại nhanh hơn?
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và đưa ra khái niệm.
GV: Tiến hành thí nghiệm 2 hình 40.2.
HS: Quan sát nhận xét sự chuyển động của tấm kim loại.
GV: Tấm kim loại nào dao động lâu hơn? Vì sao?
HS: Tấm kim loại K có xẻ rãnh dao động lâu hơn, vì điện trở của nó tăng lên làm cho dòng Fu-cô giảm, khả năng chống lại sự chuyển động của các chất giảm, nên nó sẽ dao động chậm lại hơn.
Dòng điện Fu –cô:
TN: Hình 40.1/194.sgk
Giải thích: Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng trong tấm kim loại có tác dụng ngăn cản sự chuyển động của chính tấm kim loại đó. Do đó tấm kim loại nhanh chóng dừng lại.
Dòng điện Fu- cô: (sgk/ 194)
Tính chất: Đặc tính chung của dòng điện Fu –cô là tính chất xoáy.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng cảu dòng điện Fu-cô.
GV: Cho HS: Thảo luận theo nhóm.
+ Nhóm 1, 2, 3 tìm hiểu về trường hợp có lợi của dòng Fu-cô
+ Nhóm 4, 5, 6 tìm hiểu về trường hợp có hại của dòng Fu-cô
HS: Thảo luận nhóm sau đó lên bảng trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
GV: Giới thiệu một số trường hợp dòng Fucô có lợi.
GV : Tại sao dòng Phucô lại có hại?
HS: Tại vì nó làm nóng động cơ, hao phí điện năng và làm giảm công suất.
GV : Tại sao lõi thép của máy biến thế được làm bằng các lá thép kỹ thuật?
HS: Nhằm làm tăng điện trở để làm giảm dòng Fucô.
2. Tác dụng của dòng điện Fu-cô.
a. Một vài ví dụ ứng dụng của dòng điện Fu–cô.
- Dùng trong động cơ để đo điện năng tiêu thụ (công tơ điện)
- Dùng để nấu chảy kim loại
- Dùng trong các phanh từ của những ô tô hạng nặng.
b. Một vài ví dụ về trường hợp dòng Fu–cô có hại.
- Trong Rôto và Stato của máy phát điện và động cơ điện.
- Trong máy biến thế
* Giải thích:
- Dòng Fucô trong các lõi thép sinh ra trong các lõi thép làm nóng máy và giảm hiệu suất của maý
* Cách khắc phục: Các lõi thép được ghép bằng các lá thép kỹ thuật cách điện nhằm làm tăng điện trở để giảm dòng Fucô.
Củng cố:
Câu 1 Các thiết bị điện như quạt điện ,máy bơm ,máy biến thế, sau một thời gian vận hành thì vỏ ngoài của thiết bị thường bị nóng lên .Nguyên nhân này chủ yếu là do :
A.Nhiệt toả ra do ma sát giửa bộ phận quay và bộ phận đứng yên truyền ra vỏ máy
B Toả nhiệt trên điện trở R trong các cuộn dây của máy theo định luật Jun-Lenxơ
C.Do tác dụng của dòng điện Fucô chạy trong các lỏi sắt bên trong máy ,làm cho lỏi sắt nóng lên .#
D .Do các bức xạ điện từ khi có dòng điện chạy qua thiết bị tạo ra.
Câu 2 .Thiết bị điện nào sau đây ứng dụng tác dụng có lợi của dòng điện Fu-cô ?
A Công tơ điện # B .Quạt điện C .Máy bơm nước(chạy bằng điện) D.Biến thế .
Câu 3: Hãy giải thích nguyên nhân gây ra dòng điện Fu-cô?
5. Dặn dò
* Làm bài tập sách bài tập : 5.32, .5.33, SBT
Bài mới: “Hiện tượng tự cảm”
Thế nào là hiện tượng tự cảm?
Hãy viết biểu thức tính hệ số tự cảm và suất điện động tự cảm?
File đính kèm:
- TIET 62 DONG DIEN FUCO.docx