Giáo án Vật lý 11 nâng cao - GV Hồ Đăng Sơn

GIÁO ÁN VẬT LÝ 11 NÂNG CAO Hồ Đăng Sơn

169

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN VẬT LÝ LỚP 11

CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO

HỌC KỲ I

Chương I: ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG

Tiết 1. Định luật Culông

Tiết 2. Bài tập

Tiết 3. Thuyết êlêctrôn. Định luật bảo toàn điện tích

Tiết 4. Điện trường

Tiết 5. Bài tập

Tiết 6. Công của lực điện. Hiệu điện thế

Tiết 7. Bài tập

Tiết 8. Bài tập về định luật Culông, điện trường

Tiết 9. Vật dẫn và điện môi trong điện trường

Tiết 10. Tụ điện

Tiết 11. Năng lượng điện trường. Bài tập

Tiết 12. Bài tập

Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

Tiết 13. Dòng điện không đổi, nguồn điện

Tiết 14. Pin và ăcquy

Tiết 15. Điện năng và công suất điện. Đinh luật Jun-Lenxơ

Tiết 16. Bài tập

Tiết 17. Định luật Ôm đối với toàn mạch

Tiết 18. Bài tập

Tiết 19+20 Định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch. Mắc các nguồn thành bộ

Tiết 21. Bài tập

Tiết 22. Bài tập về định luật Ôm và công suất điện

Tiết 23. Bài tập

Tiết 24+25 Thực hành: xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa

Tiết 26. Kiểm tra

Chương III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG

Tiết 27. Dòng điện trong kim loại

Tiết 28. Hiện tượng nhiệt điện. Hiện tượng siêu dẫn

Tiết 29+30 Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Faraday

Tiết 31. Bài tập về dòng điện trong kim loại và chất điện phân

Tiết 32+33. Bài tập

Tiết 34. Dòng điện trong chân không

Tiết 35. Kiểm tra học kỳ I

 

doc162 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 11 nâng cao - GV Hồ Đăng Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân phối chương trình môn vật lý lớp 11 Chương trình nâng cao Học kỳ I Chương I: Điện tích, điện trường Tiết 1. Định luật Culông Tiết 2. Bài tập Tiết 3. Thuyết êlêctrôn. Định luật bảo toàn điện tích Tiết 4. Điện trường Tiết 5. Bài tập Tiết 6. Công của lực điện. Hiệu điện thế Tiết 7. Bài tập Tiết 8. Bài tập về định luật Culông, điện trường Tiết 9. Vật dẫn và điện môi trong điện trường Tiết 10. Tụ điện Tiết 11. Năng lượng điện trường. Bài tập Tiết 12. Bài tập Chương II: Dòng điện không đổi Tiết 13. Dòng điện không đổi, nguồn điện Tiết 14. Pin và ăcquy Tiết 15. Điện năng và công suất điện. Đinh luật Jun-Lenxơ Tiết 16. Bài tập Tiết 17. Định luật Ôm đối với toàn mạch Tiết 18. Bài tập Tiết 19+20 Định luật Ôm đối với các loại đoạn mạch. Mắc các nguồn thành bộ Tiết 21. Bài tập Tiết 22. Bài tập về định luật Ôm và công suất điện Tiết 23. Bài tập Tiết 24+25 Thực hành: xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa Tiết 26. Kiểm tra Chương III: Dòng điện trong các môi trường Tiết 27. Dòng điện trong kim loại Tiết 28. Hiện tượng nhiệt điện. Hiện tượng siêu dẫn Tiết 29+30 Dòng điện trong chất điện phân. Định luật Faraday Tiết 31. Bài tập về dòng điện trong kim loại và chất điện phân Tiết 32+33. Bài tập Tiết 34. Dòng điện trong chân không Tiết 35. Kiểm tra học kỳ I Học kỳ II Tiết 36+37. Dòng điện trong chất khí Tiết 38+39. Dòng điện trong chất bán dẫn Tiết 40. Linh kiện bán dẫn Tiết 41. Bài tập Tiết 42+43. Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito Chương IV: Từ trường Tiết 44. Từ trường Tiết 45. Phương và chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện. Cảm ứng từ. Định luật Ampe Tiết 46. Từ trường của dòng điện trong các dây dẫn có hình dạng đơn giản Tiết 47. Bài tập về từ trường. Tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song. Định nghĩa đơn vị ampe Tiết 48. Bài tập Tiết 49. Lực Lorenxơ Tiết 50. Bài tập Tiết 51. Khung dây có dòng điện đặt trong từ trường Tiết 52. Sự từ hóa các chất. Sắt từ Tiết 53. Từ trường Trái đất Tiết 54. Bài tập về lực từ Tiết 55+56. Thực hành: Xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái đất Chương V: Cảm ứng điện từ Tiết 57. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng Tiết 58. Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động Tiết 59. Bài tập Tiết 60. Dòng điện Phucô Tiết 61. Hiện tượng tự cảm Tiết 62. Năng lượng từ trường Tiết 63. Bài tập về cảm ứng điện từ Tiết 64. Bài tập Tiết 65. Kiểm tra 1 tiết Chương VI: Khúc xạ ánh sáng Tiết 66. Khúc xạ ánh sáng Tiết 67. Bài tập Tiết 68. Phản xạ toàn phần Tiết 69+70. Bài tập Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học Tiết 71. Lăng kính Tiết 72. Bài tập Tiết 73. Thấu kính mỏng Tiết 74. Bài tập về lăng kính và thấu kính mỏng Tiết 75. Bài tập Tiết 76+77. Mắt. Các tật của mắt và cách khắc phục Tiết 78. Bài tập Tiết 79. Kiểm tra 1 tiết Tiết 80+81. Kính lúp. Kính hiển vi. Kính thiên văn Tiết 82. Bài tập về các dụng cụ quang học Tiết 83+84. Bài tập Tiết 85+86. Thực hành: Xác định chiết suất của nước và tiêu cự của thấu kính phân kỳ Tiết 87. Kiểm tra học kỳ II. Chương trình tự chọn bám sát Chương I: Điện tích, điện trường Tiết 1: Điện tích. Định luật cu lông I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhắc lại một số khái niệm đã học ở lớp dưới và bổ sung một số khái niệm mới: hai loại điện tích và lực tương tác giữa hai điện tích điểm. - Trình bày được khái niệm điện tích điểm và cấu tạo của điện nghiệm. - Trình bày được phương, chiều, độ lớn của lực tương tác giữa các điện tích điểm trong chân không 2. Kỷ năng - Vận dụng được công thức xác định lực Culông. - Biết cách biểu diễn lực tương tác giữa các điện tích bằng các vectơ. - Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Một số dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc. - Điện nghiệm. 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức về điện tích ở lớp 7. III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 ( phút): Tìm hiểu về hai loại điện tích. Sự nhiệm điện của các vật YC: Đọc SGK phần 1 và trả lời các câu hỏi: H: Có những loại điện tích nào? Sự tương giữa các loại điện tích? H: Đơn vị điện tích là gì? - Nêu điện tích nguyên tố. H: Trong tự nhiên có các hạt mang điện tích 0,8.10-16C; 2. 10-16C; 3,2.10-16C hay không? Tại sao? H: Điện nghiệm dùng để làm gì? Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của điện nghiệm? H: Có những cách nào làm cho một vật nhiễm điện? So sánh các cách đó? + Đọc SGK phần 1 + Từng HS trả lời câu hỏi của giáo viên. - Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng loại đẩy nhau, các điện tích khác loại hút nhau. Đơn vị điện tích là Culông(C). + Trao đổi nhóm để đưa ra câu trả lời về các điện tích có thể. + Nêu được tác dụng của điện nghiệm, cấu tạo và hoạt động của nó. + Nêu được các cách nhiễm điện của các vật, so sánh các cách đó. Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu định luật Culông YC: Đọc SGK đoạn 2 và trả lời các câu hỏi H: Nêu cấu tạo và cách sử dụng cân xoắn để xác định lực tương tác giữa hai điện tích? Nhớ lại cân xoắn đã sử dụng để đo lực nào trong chương trình lớp 10? + Nêu khái niệm điện tích điểm, yêu cầu HS so sánh với khái niệm chất điểm đã học ở lớp 10. + Nêu sơ lược các bước TN của Culông để tìm ra định luật: khảo sát sự phụ thuộc của lực vào khoảng cách, khảo sát sự phụ thuộc của lực vào độ lớn điện tích. + Nêu định luật Culông. YC: Xác định các đặc điểm của lực do điện tích điểm q1 tác dụng lên điện tích điểm q2 đặt cách nhau một đoạn r (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn) YC: 1 HS lên biểu diễn lực , và 1 HS khác biểu diễn trong hai trường hợp các điện tích cùng dấu và các điện tích trái dấu. YC: Trả lời câu hỏi C2 + Đọc SGK, tìm hiểu về cân xoắn Culông. + Nêu được các bộ phận chính của cân xoắn và cách xác định lực tương tác giữa hai điện tích. + Tiếp nhận thông tin về cách làm TN của Culông và các kết quả đạt được. + Phát biểu định luật Culông. Lực do q1 tác dụng lên q2: - Điểm đặt: tại q2. - Phương: là đường thẳng nối hai điện tích. - Chiều: Cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu hút nhau. - Độ lớn: + Trả lời câu hỏi C2. Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu lực tương tác của các điện tích đặt trong điện môi. Hằng số điện môi H: Điện môi là gì? So sánh lực tương tác điện giữa các điện tích khi đặt trong điện môi với lực tương tác điện giữa các điện tích khi đặt trong chân không? H: Hằng số điện môi? Hằng số điện môi cho biết điều gì? + Giới thiệu hằng số điện môi của một số chất, lưu ý đến hằng số điện môi của chân không và hằng số điện môi của không khí. - Điện môi là chất cách điện. - Trong điện môi lực tương tác giữa các điện tích giảm đi e lần so với trong chân không. - Hằng số điện môi của 1 môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó giảm đi bao nhiêu lần so với trong chân không. Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng, củng cố, giao nhiệm vụ về nhà YC: Trả lời các câu hỏi SGK, làm bài tập 1, 2. Về nhà: học lý thuyết, làm bài tập trong SGK và SBT, tiết sau chữa bài tập. + Trả lời câu hỏi và làm bài tập. + Ghi nhiệm vụ về nhà. Rút kinh nghiệm: Tiết 2. Bài tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Qua bài tập học sinh hiểu sâu hơn kiến thức, nắm chắc hơn về định luật Culông, lực tương tác giữa các điện tích. 2. Kỷ năng - Rèn luyện kỷ năng giải bài tập về định luật Culông. - Vận dụng được định luật Culông để giải các bài tập về lực tương tác giữa các điện tích. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Một số bài tập về định luật Culông. 2. Học sinh - Ôn lại định luật Culông, lực tương tác giữa các điện tích điểm. - Làm các bài tập trong SGK và SBT. III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ YC: HS lên bảng để trả lời câu hỏi: H: Phát biểu định luật Culông, nêu các đặc điểm của lực tương tác giữa các điện tích. Biểu diễn véc tơ lực tương tác điện giữa các điện tích. + Trả lời câu hỏi của giáo viên, biểu diễn các véc tơ lực Hoạt động 2 ( phút): Hướng dẫn bài tập Bài 1: 3/9 SGK HD: - Tìm số nguyên tử hiđrô chứa trong 1 cm3 khí hiđrô. - Điện tích dương, điện tích âm của một nguyên tử hiđrô? - Từ đó suy ra điện tích dương và điện tích âm chứa trong 1 cm3 khí hiđrô. Bài 2: 4/9 SGK HD:- điện tích của êlectron và của prôtôn? - áp dụng định luật Culông, đổi đơn vị. Bài 3: 1.20 SBT HD: áp dụng định luật Culông cho hai điện tích trong không khí. Từ đó tìm được độ lớn của các điện tích. - Khi đặt trong dầu, khoảng cách thay đổi, lực không đổi. Từ đó tìm được hằng số điện môi của dầu. Bài 4: Hai điện tích điểm đặt cách nhau 1 m trong không khí thì đẩy nhau một lực F = 1,8N. Điện tích tổng cộng của chúng là 3.10-5 C. Tính điện tích của mỗi vật HD: - Từ định luật Culông rút ra q1q2. - Theo bài ra thì q1 + q2 = 3.10-5. - Từ hai phương trình đó tìm ra q1 và q2. YC: giải lại bài toán khi cho hai điện tích hút nhau. - 1cm3 khí hiđrô có chứa: nguyên tử. Tổng điện tích dương: Q = n.e = 0,5375.1020.1,6.10-19=8,6 C áp dụng định luật Culông: = - Khi đặt trong không khí ta có: Khi đặt trong dầu: - Theo định luật Culông, chú ý hai điện tích đẩy nhau nên q1q2 >0 (1) Theo bài ra thì: q1 + q2 = 3.10-5 (2) Giải hệ (1) và (2) ta được: q1 = 2.10-5(C); q2 = 10-5 (C) hoặc: q1 = 10-5(C); q2 = 2.10-5 (C) Hoạt động 4 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà Về nhà: học lý thuyết, xem lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử, nhiễm điện do cọ xát, chất dẫn điện, chất cách điện đã học. + Ghi nhiệm vụ về nhà. Rút kinh nghiệm: Tiết 3. Thuyết êlêctrôn. Định luật bảo toàn điện tích I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết êlectron, cấu tạo nguyên tử. Từ đó trình bày được ý nghĩa của các khái niệm hạt mang điện, vật nhiễm điện. - Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn điện tích. 2. Kỷ năng - Vận dụng thuyết êlectron để giải thích được tính dẫn điện, tính cách điện của các vật; - Giải thích được ba hiện tượng nhiễm điện. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Một số dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát. - Điện nghiệm. 2. Học sinh - Ôn lại kiến thức cấu tạo nguyên tử, chất dẫn điện, chất cách điện đã học ở lớp 7. III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ H: Phát biểu định luật Culông, nêu các đặc điểm của lực tương tác giữa các điện tích. Biểu diễn véc tơ lực tương tác điện giữa các điện tích. + Trả lời câu hỏi của giáo viên, biểu diễn các véc tơ lực Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu thuyết êlectron YC: Đọc SGK phần 1 và trả lời các câu hỏi: H: Tại sao gọi là thuyết êlectron? H: Nêu các nội dung cơ bản của thuyết êlectron? H: Nguyên tử, một vật trung hòa về điện có nghĩa là gì? H: Iôn dương là gì? iôn âm là gì? nguyên nhân tạo ra các iôn đó? H: Em hiểu như thế nào về từ “thừa êlectron”, “thiếu êlectron”. H: Vật nhiễm điện âm khi nào? nhiễm điện dương khi nào? YC: Trả lời C1, C2 + Đọc SGK phần 1 - Thuyết dựa vào sự có mặt và di chuyển của êlectron để giải thích các hiện tượng và tính chất điện của các vật gọi là thuyết êlectron. + Nêu được các nội dung cơ bản của thuyết êlectron. Nêu được iôn âm, iôn dương. + Giải thích được tại sao một vật nhiễm điện tích âm, hay điện tích dương. + Trả lời C1, C2. Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện YC: Đọc SGK đoạn 2 và trả lời các câu hỏi H: Vật dẫn điện là gì? tại sao gọi là vật dẫn điện? H: Điện tích tự do là gì? Nêu điện tích tự do trong kim loại, trong các chất điện phân? H: Ta nói điện tích tự do trong kim loại là các êlectron có đúng không? H: Chất cách điện là gì? Tại sao gọi là chất cách điện. H: Nêu một số vật dẫn điện và một số vật cách điện có trong phòng học? + Đọc SGK + Nêu được vạt dẫn điện. + Nêu được điện tích tự do là gì. Hiểu sâu khái niệm “tự do” ở đây là gì? + Nêu được chất cách điện. + Lấy một số ví dụ về vạt dẫn điện, vật cách điện. Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu định luật bảo toàn điện tích YC: Đọc SGK đoạn 4 và phát biểu định luật bảo toàn điện tích. H: Nêu điều kiện áp dụng định luật? + Lấy một số ví dụ cụ thể về định luật bảo toàn điện tích như tính điện tích của các vật khi nhiễm điện do tiếp xúc, hưởng ứng, cọ xát; tính điện tích của các vật đã tích điện sau khi cho tiếp xúc. + Phát biểu định luật bảo toàn điện tích. Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố, giao nhiệm vụ về nhà YC: Trả lời các câu hỏi SGK, làm bài tập 1, 2. Về nhà: học lý thuyết + Trả lời câu hỏi và làm bài tập. + Ghi nhiệm vụ về nhà. Rút kinh nghiệm: Tiết 4. Điện trường I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được định nghĩa điện trường và tính chất cơ bản của điện trường. - Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường, đơn vị. - Nêu được khái niệm đường sức điện, ý nghĩa của đường sức điện, các tính chất của đường sức điện. - Phát biểu được định nghĩa điện trường đều. - Phát biểu được nội dung của nguyên lý chồng chất điện trường. 2. Kỷ năng - Giải thích được tại sao các điện tích tác dụng được lực điện lên điện tích khác. - Vận dụng được công thức tính cường độ điện trường của một điện tích điểm II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Thiết bị thí nghiệm về điện phổ. 2. Học sinh - Xem lại khái niệm đường sức từ, từ phổ đã học ở THCS. III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ H: Trình bày nội dung thuyết êlectron và giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? H: Phát biểu định luật bảo toàn điện tích và giải thích hiện tượng xẩy ra khi cho hai quả cầu tích điện tiếp xúc với nhau? HS trả lời câu hỏi của giáo viên. Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu khái niệm điện trường H: Các điện tích tác dụng lực điện lên nhau bằng cách nào? + Nêu và phân tích khái niệm điện trường. So sánh với trường hợp lực hấp dẫn. H: Nêu tính chất cơ bản của điện trường? H: Giải thích vì sao điện tích q1 tác dụng lực điện được lên điện tích q2 và ngược lại? H: Điện tích thử là gì? được dùng để làm gì? + Nghe và ghi nhận khái niệm điện trường. + Đọc SGK và trả lời các câu hỏi của giáo viên từ đó hình thành khái niệm điện trường, tính chất cơ bản của điện trường. + Giải thích được cơ chế tác dụng lực điện giữa các điện tích. + Nêu được khái niệm điện tích thử. Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu khái niệm cường độ điện trường YC: Đọc SGK và trả lời câu hỏi H: Nếu đặt tại một điểm lần lượt các điện tích khác nhau thì lực điện tác dụng lên các điện tích đó có giống nhau không? H: Thương số tại một điểm trong điện trường có phụ thuộc vào q không? có thay đổi không? Thương số đó tại các điểm khác nhau trong điện trường có đặc điểm gì? + Nêu và phân tích đặc điểm của thương số + Từ đó đưa ra được định nghĩa cường độ điện trường. H: Nêu đặc điểm của véctơ cường độ điện trường tại một điểm? H: Đơn vị của cường độ điện trường? + Đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên. - Nếu đặt các điện tích khác nhau lần lượt vào cùng 1 điểm trong điện trường thì lực tác dụng lên các điện tích đó là khác nhau. - Thương số tại một điểm trong điện trường không phụ thuộc vào q. - Thương số đó tại các điểm khác nhau trong điện trường là khác nhau. + Ghi nhận định nghĩa cường độ điện trường. + Nêu được các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường. - Đơn vị cường độ điện trường là V/m. Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu về đường sức điện + Nêu và phân tích định nghĩa đường sức điện, đặc biệt phân tích chiều của đường sức điện. + Nêu các tính chất của đường sức điện. YC: HS giải thíc các tính chất của đường sức điện. + Nêu nhận xét các câu trả lời của HS. + Nêu khái niệm điện phổ. + Ghi nhận khái niệm đường sức điện. + Nêu và giải thíc các tính chất của đường sức điện. + Ghi nhận khái niệm điện phổ, so sánh với khái niệm từ phổ đã học ở THCS. Hoạt động 5: Tìm hiểu về điện trường đều, điện trường của một điện tích điểm, nguyên lý chồng chất điện trường. YC: Nêu định nghĩa điện trường đều. H: Đường sức của điện trường đều có các đặc điểm gì? Tại sao? H: Có thể tạo ra điện trường đều ở đâu? + Hướng dẫn HS tự tìm ra công thức xác định cường độ điện trường của một điện tích điểm. YC: Xác định: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm Q đặt tại A gây ra tại điểm M trong 2 trường hợp Q>0 và Q<0. + Nêu và giải thích ý nghĩa của nguyên lý chồng chất điện trường. + Đọc SGK, nêu định nghĩa điện trường đều. + Nêu và giải thích được các đặc điểm của đường sức của điện trường đều. + Từ định luật Culông và khái niệm cường độ điện trường tìm ra được công thức xác định cường độ điện trường của một điện tích điểm. + Nêu được các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra. + Ghi nhận nguyên lý chồng chất điện trường. Hoạt động 6 ( phút): Vận dụng, củng cố, giao nhiệm vụ về nhà YC: Trả lời các câu hỏi SGK Về nhà: học lý thuyết, làm bài tập trong SGK và SBT + Trả lời câu hỏi và làm bài tập. + Ghi nhiệm vụ về nhà. Rút kinh nghiệm: Tiết 5. Bài tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về điện trường, cường độ điện trường, điện trường đều, điện trường của một điện tích điểm, nguyên lý chồng chất điện trường. 2. Kỷ năng - Rèn luyện kỷ năng giải bài tập về điện trường. - Vận dụng nguyên lý chồng chất điện trường, đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra để giải bài tập. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Một số bài tập và hướng dẫn giải. 2. Học sinh - Ôn lại các kiến thức về điện trường. - Làm các bài tập trong SGK và SBT. III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ YC: HS lên bảng để trả lời câu hỏi: H: Nêu khái niệm điện trường, tính chất cơ bản của điện trường? H: Định nghĩa cường độ điện trường, các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra? Phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường? + Trả lời câu hỏi của giáo viên, biểu diễn vectơ cường độ điện trường, nguyên lý chồng chất điện trường. Hoạt động 2 ( phút): Hướng dẫn bài tập Bài 1: 3/18 SGK HD: - áp dụng công thức định nghĩa cường độ điện trường để xác định q. Bài 2: 4/18 SGK HD:- áp dụng công thức xác định cường độ điện trường của điện tích điểm. Bài 3: 5/18 HD: a) Xác định vị trí điểm M - Xác định cường độ điện trường , do q1, q2 gây ra tại M. - áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường xác định cường độ điện trường tại M. b) Tương tự câu a) xác định , rồi áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường để xác định . Cần lưu ý đến chiều của các vetơ. Bài 4: 6/18 HD: - Xác định các vectơ cường độ điện trường - áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường và vận dụng quy tắc hình bình hành để xác định . Từ công thức: áp dụng công thức: = :- phương AM - chiều: từ A đến M - = : - Phương BM - Chiều từ M đến B = Vì , cùng phương, cùng chiều, nên M q2 q1 EM = E1 + E2 = 36000 (V/m), có hướng về phía q2. EM = E1 - E2 = 16000 (V/m), hướng từ q2 đến q1. Bài 6/18: Các vectơ được vẽ trên hình. A B C EA = 2E1Acos300 = (V/m) b) Khi đó: (V/m) Hoạt động 4 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà Về nhà: học lý thuyết, xem lại khái niệm công, công của lựa thế, thế năng đã học. + Ghi nhiệm vụ về nhà. Rút kinh nghiệm: Tiết 6. Công của lực điện. Hiệu điện thế I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được định nghĩa điện trường và tính chất cơ bản của điện trường. - Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường, đơn vị. - Nêu được khái niệm đường sức điện, ý nghĩa của đường sức điện, các tính chất của đường sức điện. - Phát biểu được định nghĩa điện trường đều. - Phát biểu được nội dung của nguyên lý chồng chất điện trường. 2. Kỷ năng - Giải thích được tại sao các điện tích tác dụng được lực điện lên điện tích khác. - Vận dụng được công thức tính cường độ điện trường của một điện tích điểm II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Thiết bị thí nghiệm về điện phổ. 2. Học sinh - Xem lại khái niệm đường sức từ, từ phổ đã học ở THCS. III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ H: Trình bày nội dung thuyết êlectron và giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? H: Phát biểu định luật bảo toàn điện tích và giải thích hiện tượng xẩy ra khi cho hai quả cầu tích điện tiếp xúc với nhau? HS trả lời câu hỏi của giáo viên. Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu khái niệm điện trường H: Các điện tích tác dụng lực điện lên nhau bằng cách nào? + Nêu và phân tích khái niệm điện trường. So sánh với trường hợp lực hấp dẫn. H: Nêu tính chất cơ bản của điện trường? H: Giải thích vì sao điện tích q1 tác dụng lực điện được lên điện tích q2 và ngược lại? H: Điện tích thử là gì? được dùng để làm gì? + Nghe và ghi nhận khái niệm điện trường. + Đọc SGK và trả lời các câu hỏi của giáo viên từ đó hình thành khái niệm điện trường, tính chất cơ bản của điện trường. + Giải thích được cơ chế tác dụng lực điện giữa các điện tích. + Nêu được khái niệm điện tích thử. Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu khái niệm cường độ điện trường YC: Đọc SGK và trả lời câu hỏi H: Nếu đặt tại một điểm lần lượt các điện tích khác nhau thì lực điện tác dụng lên các điện tích đó có giống nhau không? H: Thương số tại một điểm trong điện trường có phụ thuộc vào q không? có thay đổi không? Thương số đó tại các điểm khác nhau trong điện trường có đặc điểm gì? + Nêu và phân tích đặc điểm của thương số + Từ đó đưa ra được định nghĩa cường độ điện trường. H: Nêu đặc điểm của véctơ cường độ điện trường tại một điểm? H: Đơn vị của cường độ điện trường? + Đọc SGK và trả lời câu hỏi của giáo viên. - Nếu đặt các điện tích khác nhau lần lượt vào cùng 1 điểm trong điện trường thì lực tác dụng lên các điện tích đó là khác nhau. - Thương số tại một điểm trong điện trường không phụ thuộc vào q. - Thương số đó tại các điểm khác nhau trong điện trường là khác nhau. + Ghi nhận định nghĩa cường độ điện trường. + Nêu được các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường. - Đơn vị cường độ điện trường là V/m. Hoạt động 4 ( phút): Tìm hiểu về đường sức điện + Nêu và phân tích định nghĩa đường sức điện, đặc biệt phân tích chiều của đường sức điện. + Nêu các tính chất của đường sức điện. YC: HS giải thíc các tính chất của đường sức điện. + Nêu nhận xét các câu trả lời của HS. + Nêu khái niệm điện phổ. + Ghi nhận khái niệm đường sức điện. + Nêu và giải thíc các tính chất của đường sức điện. + Ghi nhận khái niệm điện phổ, so sánh với khái niệm từ phổ đã học ở THCS. Hoạt động 5: Tìm hiểu về điện trường đều, điện trường của một điện tích điểm, nguyên lý chồng chất điện trường. YC: Nêu định nghĩa điện trường đều. H: Đường sức của điện trường đều có các đặc điểm gì? Tại sao? H: Có thể tạo ra điện trường đều ở đâu? + Hướng dẫn HS tự tìm ra công thức xác định cường độ điện trường của một điện tích điểm. YC: Xác định: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm Q đặt tại A gây ra tại điểm M trong 2 trường hợp Q>0 và Q<0. + Nêu và giải thích ý nghĩa của nguyên lý chồng chất điện trường. + Đọc SGK, nêu định nghĩa điện trường đều. + Nêu và giải thích được các đặc điểm của đường sức của điện trường đều. + Từ định luật Culông và khái niệm cường độ điện trường tìm ra được công thức xác định cường độ điện trường của một điện tích điểm. + Nêu được các đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do điện tích điểm gây ra. + Ghi nhận nguyên lý chồng chất điện trường. Hoạt động 6 ( phút): Vận dụng, củng cố, giao nhiệm vụ về nhà YC: Trả lời các câu hỏi SGK, làm bài tập 1, 2, 3. Về nhà: học lý thuyết, làm bài tập trong SGK và SBT + Trả lời câu hỏi và làm bài tập. + Ghi nhiệm vụ về nhà. Rút kinh nghiệm: Tiết 7. Bài tập I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về công của lực điện, điện thế, hiệu điện thế. 2. Kỷ năng - Rèn luyện kỷ năng giải bài tập về công của lực điện, hiệu điện thế. - Giải được các bài toán về chuyển động của điện tích trong điện trường, cân bằng của điện tích trong điện trường. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Một số bài tập và hướng dẫn giải. 2. Học sinh - Ôn lại các kiến thức về điện trường, lực điện trường, công của lực điện, hiệu điện thế. - Làm các bài tập trong SGK và SBT. III. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ YC: HS lên bảng để trả lời câu hỏi: H: Viết công thức công của lực điện và nêu đặc điểm của công của lực điện? H: Nêu định nghĩa hiệu điện thế? + Trả lời câu hỏi của giáo viên. Hoạt động 2 ( phút): Hướng dẫn bài tập Bài tập 4/23 HD: Từ công thức định nghĩa công của lực điện, xác định E. Bài tập 5/23 HD: - Lực điện trong trường hợp này có tác dụng gì đối với e? - Công của lực điện thực hiện khi e dừng lại và động năng ban đầu của e? + Có thể dùng phương pháp động lực học: Xác định lực điện tác dụng lên e, xác định gia tốc của e và xác định s. Bài tập 6: - áp dụng công thức định nghĩa hiệu điện thế để tính AMN. H: Công của lực điện âm có nghĩa là gì? Bài tập 7/23 H: Quả cầu chịu tác dụng của những lực nào? H: Quả cầu nằm lơ lửng thì các lực tác dụng lên quả cầu đó như thế nào? Bài

File đính kèm:

  • docGA 11 nang cao.doc
Giáo án liên quan