GIÁO ÁN
BÀI 45. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được 2 trường hợp góc tới giới hạn và góc khúc xạ giới hạn.
- Biết được trường hợp nào thì xãy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Nêu được tính chất của phản xạ toàn phần.
2. Về kĩ năng: giải thích được một số hiện tượng phản xạ toàn phần: sợi quang và cáp quang.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên:
- Bán trụ thủy tinh, đèn lazer, thước đo góc, bảng từ
- Giáo án
2. Học sinh: Cần nắm vững hiện tượng khúc xạ ánh sáng với 2 trường hợp: Mội trường tới chiết quang hơn môi trường khúc xạ và ngược lại
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Các hoạt động:
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 NC - Bài 45 - Phản xạ toàn phần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
BÀI 45. PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được 2 trường hợp góc tới giới hạn và góc khúc xạ giới hạn.
- Biết được trường hợp nào thì xãy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Nêu được tính chất của phản xạ toàn phần.
2. Về kĩ năng: giải thích được một số hiện tượng phản xạ toàn phần: sợi quang và cáp quang.
CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên:
- Bán trụ thủy tinh, đèn lazer, thước đo góc, bảng từ
- Giáo án
Học sinh: Cần nắm vững hiện tượng khúc xạ ánh sáng với 2 trường hợp: Mội trường tới chiết quang hơn môi trường khúc xạ và ngược lại
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Làm thí nghiệm: cho tia sáng đi từ bán trụ thủy tinh sang không khí, y/c HS nêu hiện tượng xảy ra?
Hỏi: Cho biết mối liên hệ giữa i và r? Có trường hợp đặc biệt nào không?
Hỏi: Vậy nếu i > igh thì điều gì xãy ra?
Y/c rút ra định nghĩa phản xạ toàn phần trong trường hợp n1 > n2
Làm thí nghiệm cho tia sáng đi từ không khí vào bán trụ thủy tinh ( n1 < n2)
Hỏi: vậy trong trường hợp n1 < n2 có xãy ra hiện tượng phản xạ toàn phần không?
Y/c HS rút ra kết luận về hiện tượng khúc xạ khi n1<n2
Y/c học sinh nhắc lại biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng:
Y/c dựa vào biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng, tìm igh: (gợi ý khi i=igh thì r=90º)
Tổng kết điều kiện xãy ra PXTP: n1 > n2, i ≥ igh với sinigh=n2n1
Đọc phần 1 SGK. Thảo luận với nhau và trả lời: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 < n1 thì sẽ xãy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng và phản xạ ánh sáng
Đọc và nghiên cứu SGK: khi i tăng thì r cũng tăng nhưng r > i
i= igh lớn nhất thì r = 90°.
-Trả lời: nếu i > igh thì toàn bộ ánh sáng sẽ bị phản xạ, không có tia khúc xạ vào môi trường thứ 2
Rút ra kết luận theo SGK
n1 < n2 : khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r cũng tăng dần nhưng luôn nhỏ hơn i. Khi i=90º thì r đạt giá trị lớn nhất bằng igh ở trên
Khi n1 < n2 thì góc khúc xạ đạt giá trị lớn nhất = igh < 90º ở trên nên không xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
Trả lời: trong trường hợp ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ hơn sang môi trường có chiết suất lớn hơn, ta luôn có tia khúc xạ trong môi trường thứ 2
Trả lời: n1sini = n2sinr
n1.sinigh=n2.sin90°=n2
Suy ra: sinigh=n2n1
igh: góc khúc xạ giới hạn
- Nghe GV tổng kết
HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN:
Xét trường hợp n1 > n2:
i tăng thì r tăng
i = igh thì r = 90º
khi i ≥ igh thì xảy ra
hiện tượng phản xạ
toàn phần
Xét trường hợp n1 < n2 :
không có xảy ra hiện tượng phả xạ toàn phần
3.Điều kiện xảy ra hiện tượng PXTP:
+ n1 > n2
+ i ≥ igh với sinigh=n2n1
Hoạt động 2: Tìm hiểu một và ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung chính
Y/c HS đọc phần 2 SGK
Y/c HS thảo luận nhóm và tìm những ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
Trình chiếu hình ảnh cụ thể cho học sinh xem
Đọc phần 2 SGK
Thảo luận nhóm và đại diện mỗi nhóm trả lời câu hỏi
ỨNG DỤNG CỦA HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Sợi quang học có ứng dụng trong thực tế rất nhiều như: Phương pháp nội soi, truyền thông tin,
Củng cố - dặn dò:
Câu 1: Khi chiếu tia sáng từ thủy tinh (n=1,5) sang nước (n=4/3) và góc tới I = 70º thì xãy ra hiện tượng gì?
A. Khúc xạ. B. Phản xạ toàn phần C. vừa khúc xạ vừa phản xạ D. Không có hiện tượng gì
Câu 2: Cho tia sáng đi từ nước (n=4/3) sang không khí. Sự phản xạ toàn phần này xảy ra khi góc tới:
A. i 42º C. i >49º D. i >43º
- Nắm được góc giới hạn và điều kiện xãy ra phản xạ toàn phần
- Học bài và làm bài tập SGK
- Đọc và chuẩn bị bài 46
Phê duyệt của GV hướng dẫn Tp.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 2 năm 2012
Người soạn giáo án
Trần Thị Thu Cúc Tạ Lê Duy
File đính kèm:
- bai Phan xa toan phan chtrinh NC.docx