Giáo án Vật lý 11 NC - Chương II - Dòng điện không đổi

Chương II dòng điện không đổi.

10 - dòng điện không đổi. Nguồn điện.

A. Mục tiêu:

• Kiến thức

- Nêu đặc điểm điện không đổi là gì, quy ước về chiều dòng điện

- Nắm được cường độ dòng điện là gì và viết được hệ thức thể hiện định nghĩa cường độ dòng điện.

- Phát biểu được định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.

Nêu được vai tró của nguồn điện và suất điện động của nguồn điện là gì.

Vận dụng được công thức: I = q/t và công thức E = A/q

• Kỹ năng

- Nêu và giải thích tác dụng của dòng điện.

- Vận dụng công thức cường độ dòng điện và định luật Ôn cho đoạn mạch có điện trở thuần để giải các bài tập.

- Giải thích cần thiết của lực lạ trong nguồn điện.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 11 NC - Chương II - Dòng điện không đổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II dòng điện không đổi. 10 - dòng điện không đổi. Nguồn điện. A. Mục tiêu: Kiến thức - Nêu đặc điểm điện không đổi là gì, quy ước về chiều dòng điện - Nắm được cường độ dòng điện là gì và viết được hệ thức thể hiện định nghĩa cường độ dòng điện. - Phát biểu được định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở R. Nêu được vai tró của nguồn điện và suất điện động của nguồn điện là gì. Vận dụng được công thức: I = Dq/Dt và công thức E = A/q Kỹ năng - Nêu và giải thích tác dụng của dòng điện. - Vận dụng công thức cường độ dòng điện và định luật Ôn cho đoạn mạch có điện trở thuần để giải các bài tập. - Giải thích cần thiết của lực lạ trong nguồn điện. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: a) Kiến thức, dụng cụ: - Đọc phần tương ứng trong SGK Vật lí 7 để biết ở THCS HS đã học những gì liên quan tới nội dung bài này. - Thí nghiệm để vẽ đường đặc tuyến vôn - ampe. - Một số hình trong SGK. - Một số câu hỏi trắc nghiệm theo nội dung của bài. b) Phiếu học tập: P1: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. B. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương. D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích âm. P2: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm. B. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó. C. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó. D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó. P3: Đồ thị mô tả định luật Ôm là I o U A I o U B I o U C I o U D P4: 2.6 Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho A. khả năng tích điện cho hai cực của nó. B. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. C. khả năng thực hiện công của nguồn điện. D. khả năng tác dụng lực của nguồn điện. c) Đáp án các phiếu học tập: P1 (D); P2 (B); P3 (A); P4 (C). d) Dự kiến ghi bảng: Chương 2 - Dòng điện không đổi. Bài 10: Dòng điện không đổ. Nguồn điện 1) Dòng điện, các tác dụng của dòng điện: a) Dòng điện: SGK b) Chiền dòng điện: SGK c) Các tác dụng công thức dòng điện: * Đặc trưng là tác dụng từ. 2) Cường độ dòng điện, định luật Ôm: a) Định nghĩa: SGK * Dòng điện không đổi: b) Đơn vị: ampe (A) c) Đo dòng điện: nối tiếp ampe kế với vật dẫn. d) Định luật ôm cho đoạn mạch chỉ chứa điện trở R: SGK ; U = VA - VB = I.R. * Xác định điện trở: e) Đường đặc tuyến vôn - ampe: SGK 3) Nguồn điện: để duy trì và tạo hiệu điện thế a) Nguồn điện có hai cực: Dương và âm Trong nguồn có “lực lạ” tách các điện tích b) Khi nối 2 cực nguồn điện với mạch kín: c) Công tích các điện tích là công nguồn điện. 4) Suất điện động của nguồn điện: SGK. Công thức: E = ; Đơn vị: vôn (V) 2. Học sinh: - Ôn tập về cường độ dòng điện và hiệu điện thế, về ampe kế ở lớp 7 THCS. ôn tập công thức tính điện rở dây dẫn ở lớp 9 THCS. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT: GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về các tác dụng của dòng điện. C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi của thày. - Nhận xét bạn - Tình hình học sinh. - Yêu cầu: trả lời về dòng điện ở THCS. - Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em. Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Chương 2 - Dòng điện không đổi. Bài 10: Dòng điện không đổ. Nguồn điện. Phần 1: dòng điện, tác dụng của dòng điện. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm tìm hiểu về dòng điện. - Trình bày dòng điện. + Trả lời câu C1 + HD HS đọc phần 1.a. - Tìm hiểu khái niệm dòng điện. - Trình bày dòng điện. + Yêu cầu trả lời câu hỏi C1. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về chiều dòng điện. - Trình bày. khái niệm. - Nhận xét bạn. + Trả lời câu C2. + HD HS đọc phần 1.b. - Tìm hiểu quy ước chiều dòng điện. - Trình bày chiều dòng điện. - Nhận xét. + Yêu cầu trả lời câu hỏi C2. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về tác dụng dòng điện. - Trình bày . . . - Nhận xét bạn. + HD HS đọc phần 1.c. - Tìm hiểu về tác dụng của dòng điện. - Trình bày các tác dụng dòng điện. - Nhận xét Hoạt động 3 ( phút): Phần 2: Cường độ dòng điện. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về cường độ dòng điện. - Trình bày về cường độ dòng điện. - Trả lời câu C3. + HD HS đọc phần 2.a. - Tìm hiểu định nghĩa cường độ dòng điện. - Trình bày về cường độ dòng điện. + Yêu cầu trả lời câu hỏi C3. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về đơn vị cường độ dòng điện, và cách đo cường độ dòng điện. - Trình bày - Nhận xét bạn + HD HS đọc phần 2.b, c. - Tìm hiểu đơn vị cường độ dòng điện, và cách đo cường độ dòng điện. - Trình bày nội dung trên. - Nhận xét - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về định luật ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R. - Trình bày định luật. - Nhận xét bạn. + Trả lời câu C4. + HD HS đọc phần 2.d. - Tìm hiểu định luật ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R. - Trình bày định luật. - Nhận xét. + Yêu cầu trả lời câu hỏi C4. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm cách vẽ. - Trình bày vẽ. - Nhận xét bạn + HD HS đọc phần 2.e. - Tìm hiểu về đường đặc tuyến vôn - ampe. - Trình bày cách vẽ. - Nhận xét Hoạt động 4 ( phút): Phần 3: Nguồn điện, suất điện động nguồn điện. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về nguồn điện phải có tác dụng gì. - Trình bày về nguồn điện. - Nhận xét bạn + HD HS đọc phần 3. - Tìm hiểu nguồn điện, bên trong nguồn điện xảy ra hiện tượng gì? - Trình bày hiện tượng xảy ra trong nguồn điện. - Nhận xét - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về suất điện động nguồn điện. - Trình bày về suất điện động và công thức. - Nhận xét bạn + HD HS đọc phần 4. - Tìm hiểu suất điện động nguồn điện. - Trình bày định nghĩa, công thức. - Nhận xét. Hoạt động 5 ( phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận kiến thức. - Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Tóm tắt bài. Đọc “Em có biết” trang 57 - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 6 ( phút): Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Về làm bài và đọc SGK bài sau. - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. - Đọc bài sau chữa bài tập. 11 – Pin và acquy A. Mục tiêu: Kiến thức - Nêu được cấu tạo và và sự toạ thành suất điện động của pin vôn-ta. Nêu được cấu tạo của acquy chì và nguyên nhân vì sao ac-quy là pin điện hoá học có thể sử dụng được nhiều lần. - Giải thích sự suất hiện hiệu điện thế hoá học trong trường hợp thanh kém nhúng vào dung dịch axit sunfuric. Kỹ năng - Giải thích sự hình thành hiệu điện thế hoá học. - Trình bày được cấu tạo của Pin và ăc quy. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: a) Kiến thức, dụng cụ: - Pin von-ta, pin Lơ-clan-sê (pin tròn) đã được bóc vỏ ngoàiđể SH quan sát cấu tạo của nó. - Một acquy (dùng cho xe máy) còn mới, chưa đặc điểm axit, một acquy đã dùng. - Hình vẽ 11.1, 11.2, 11.3. - Có thể làm thí nghiệm pin điện hoá: dung dịch axit, mảnh kẽm, đồng, điện kế có chia 0,1V. b) Phiếu học tập: P1: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực còn lại là vật cách điện. B. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện. C. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất. D. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất. P2: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện. B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện. C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện. D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện. P3: Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng A. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện. B. làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện. C. làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện. D. làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện. P4: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi pin phóng điện, trong pin có quá trình biến đổi hóa năng thành điện năng. B. Khi acquy phóng điện, trong acquy có sự biến đổi hoá năng thành điện năng. C. Khi nạp điện cho acquy, trong acquy chỉ có sự biến đổi điện năng thành hoá năng. D. Khi nạp điện cho acquy, trong acquy có sự biến đổi điện năng thành hoá năng và nhiệt năng. c) Đáp án các phiếu học tập: P1 (D); P2 (B); P3 (B). P4 (C). d) Dự kiến ghi bảng: Bài 11: Pin và acquy 1) Hiệu điện thế điện hoá: (Hình vẽ SGK) + Kim loại nhúng trong điện chất điện phân (tác dụng hoá học) ® kim loại & dung dịch có điện tích trái dấu ® hiệu điện thế điện hoá. + 2 kim loại có bản chất khác nhau nhúng vào dung dịch điện phân ® hiệu điện thế khác nhau ® pin điện hoá => lực hoá học là lực lạ. 2) Pin vôn-ta: (Hình vẽ SGK) a) Cấu tạo: SGK b) Suất điện động: SGK. E = 1,1V 3) Acquy: (Hình vẽ SGK) a) Acquy chì (axit): + Cấu tạo: Hai thanh chì có phủ oxit chì PbO, nhúng trong dung dịch axit sunfuric H2SO4. + Nạp điện cho acquy: Nối hai cực với nguồn điện một chiều; suất điện động 2,1V. + Dùng suất điện động còn 1,88V thì nạp lại. b) Acquy kiềm: SGK. 2. Học sinh: - Ôn lại nguồn điện. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT: GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về cấu tạo và hoạt động của pin và acquy C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi của thày. - Nhận xét bạn - Tình hình học sinh. - Yêu cầu: trả lời về dòng điện, cường độ dòng điện, nguồn điện. - Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em. Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Bài 11: Pin và acquy. Phần 1: Hiệu điện thế hoá học. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về sự hình thành hiệu điện thế hoá học. - Trình bày nội dung trên. + Trả lời câu C1. + HD HS đọc phần 1. - Tìm hiểu sự hình thành hiệu điện thế hoá học. - Trình bày nh hiệu điện thế hoá học. + Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1. Hoạt động 3 ( phút): Phần 2: Pin vôn-ta và acquy. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về pin vôn ta. - Trình bày cấu tạo, suất điện động của pin vôn - ta. - Nhận xét bạn + Đọc phần pin Lơ-clan-sê. + HD HS đọc phần 2.a, b. - Tìm hiểu cấu tạo, suất điện động của pin vôn - ta. - Trình bày về pin vôn-ta. - Nhận xét. + Tìm hiểu pin lơ-clan-sê trong SGK. + Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về acquy. + Đọc SGK theo HD - Thảo luận về dử dụng acquy. - Trình bày về ac quy. - Nhận xét bạn + HD HS đọc phần 3.a. - Tìm hiểu acquy chì (axit) + HD HS đọc phần 3.b, c. - Tìm hiểu sử dụng acquy. - Trình bày về acquy. - Nhận xét. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm - Nghe giới thiệu. + HD HS đọc phần 3.d. - Tìm hiểu acquy kiềm (sắt – kền) - Giới thiệu về acquy kiềm. Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận kiến thức. - Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Tóm tắt bài. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 5 ( phút): Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Về làm bài và đọc SGK bài sau. - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. - Đọc bài mới và chuẩn bị bài sau. 12 – điện năng. Công suất điện. định luật Jun-Lenxơ A. Mục tiêu: Kiến thức - Hiểu được sự biến đổi năng lượng trong một mạch điện, từ đó hiểu công và công suất của dòng điện ở một mạch điện tiêu thụ điện năng (tức là bên ngoài nguồn điện), công và công suất của nguồn điện. - Ôn lại, nắm chắc để vận dụng được các công thức tính công và công suất của dòng điện, hiểu và vận dụng được công thức công và công suất của nguồn điện. - Ôn lại và vận dụng được công thức của định luật Jun-Lenxơ, chú ý đến các dạng Q = RI2t và Q = U2t/R. - Phân biết hai dạng dụng cụ tiêu thụ điện năng. Hiểu được suất phản điện của máy thu điện. Hiểu và vận dụng được các công thức về điện năng tiêu thụ và công suất tiêu thụ, công suất có ích của máy thu điện. - Hiểu và vận dụng được công thức tính hiệu suất của nguồn điện và của máy thu điện. Kỹ năng - Giải thích được sự biến đổi năng lượng trong mạch điện. - Vận dụng công thức tính công, công suất, định luật Jun-Lenxơ để giải các bài tập. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: a) Kiến thức, dụng cụ: - Đọc SGK Vật lí lớp 9 để biết ở THCS HS đã học những gì về công, công suất của dòng điện và về định luật Jun - lenxơ. - Một số dụng cụ điện toả nhiệt. b) Phiếu học tập: P1: A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. B. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. C. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật. D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đãn đó trong một đơn vị thời gian. P2: Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. B. tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. C. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. D. tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn. P3: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật. B. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật. C. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện cạy qua vật. D. Nhiệt lượng toả ra trên vật dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. P4: Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn. D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn. P5: Công của nguồn điện được xác định theo công thức: A. A = Eit. B. A = UIt. C. A = Ei. D. A = UI. P6: Hai bóng đèn Đ1( 220V – 25W), Đ2 (220V – 100W) khi sáng bình thường thì A. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 lớn gấp hai lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2. B. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1. C. cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1 bằng cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2. D. Điện trở của bóng đèn Đ2 lớn gấp bốn lần điện trở của bóng đèn Đ1. c) Đáp án các phiếu học tập: P1 (C); P2 (B); P3 (D); P4 (C); P5 (A); P6 (B). d) Dự kiến ghi bảng: Bài 12: Công và công suất điện định luật Jun-Lenxơ 1) Công và công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch: a) Công của dòng điện: A = qU = UIt. SGK b) Công suất của dòng điện: P = . SGK c) Định luật Jun-Lenxơ: A = I2Rt. SGK d) Công suất toả nhiệt ở 1 vật dẫn: SGK P = I2R 2) Công và công suất của nguồn điện: a) Công của nguòn điện: SGK A = qE = EIt. b) Công suất của nguồn điện: P = = EI. 3) Công suất của các dụng cụ tiêu thụ điện: a) Công suất của dụng cụ toả nhiệt: Các dụng cụ toả nhiệt chỉ chứa điện trở thuần R. A = UIt = I2Rt = . P = = UI = I2R = . b) Suất phản điện của máy thu: + Vì có điện trở r’; Q’ chuyển một phần công A của dòng điện thành nhiệt năng: Q’ = I2r’t + Phần công A cong lại chuyển hoá thành năng lượng A’ khác. A’ tỉ lệ với q => A’ = EP.q. + EP gọi là suất phản điện của máy thu. SGK. c) Điện năng và công suất tiêu thụ của máy thu: A = A’ + Q’ = EP.It + I2r’t = UIt. Với U = EP + Ir’ Công suất: P = = EP.I + I2r’. d) Hiệu suất của máy thu điện: e) Chú ý: + Trên dụng cụ tiêu thụ điện ghi Pđ và Uđ. + Cường độ dòng điện định mức: Iđ = Pđ /Uđ. 4) Đo công suất và điện năng tiêu thụ: SGK 1 số = 1KWh = 3.600.000 J. 2. Học sinh: - Ôn lại các kiến thức về công, công suất, định luật Jun-lenxơ ở THCS; nguồn điện. 3. Gợi ý ứng dụng CNTT: GV có thể chuẩn bị một số hình ảnh về các dụng cụ tiêu thụ điện. C. Tổ chức các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 ( phút) : ổn định tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Báo cáo tình hình lớp. - Trả lời câu hỏi của thày. - Nhận xét bạn - Tình hình học sinh. - Yêu cầu: trả lời về pin và acquy. - Kiểm tra miệng, 1 đến 3 em. Hoạt động 2 ( phút) : Bài mới: Bài 12: Công và Phần 1: Công và công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về công của dòng điện. - Trình bày công của dòng điện. - Nhận xét bạn. + HD HS đọc phần 1.a. - Tìm hiểu công của dòng điện. - Trình bày công của dòng điện là gì? - Nhận xét trình bày. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về công suất. - Trình bày công suất của dòng điện. - Nhận xét bạn + HD HS đọc phần 1.b. - Tìm hiểu công suất của dòng điện. - Trình bày công suất của dòng điện. - Nhận xét trình bày. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận về định luật Jun-lenxơ. - Trình bày định luật Jun-lenxơ. - Nhận xét bạn + Trả lời câu hỏi C1. + HD HS đọc phần 1.c. - Tìm hiểu định luật Jun-lenxơ. - Trình bày định luật Jun-lenxơ. - Nhận xét trình bày. + Yêu cầu trả lời câu hỏi C1. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về công suất toả nhiệt ở vật dẫn. - Trình bày công suất toả nhiệt ở vật dẫn. + HD HS đọc phần 1.d. - Tìm hiểu công suất toả nhiệt ở vật dẫn. - Trình bày công suất toả nhiệt ở vật dẫn. Hoạt động 3 ( phút): Phần 2: Công và công suất của nguồn điện, công suất của dụng cụ tiêu thụ điện năng. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về công của nguồn điện. - Trình bày công của nguồn điện. - Nhận xét bạn. + HD HS đọc phần 2.a. - Tìm hiểu công của nguồn điện. - Trình bày công của nguồn điện. - Nhận xét trình bày. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về công suất của nguồn điện. - Trình bày công của nguồn điện. - Nhận xét bạn. + HD HS đọc phần 2.a. - Tìm hiểu công suất của nguồn điện. - Trình bày công suất của nguồn điện. - Nhận xét trình bày. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về , công suất của dụng cụ tiêu thụ điện năng. - Trình bày , công suất của dụng cụ tiêu thụ điện năng. - Nhận xét bạn. + HD HS đọc phần 3.a. - Tìm hiểu , công suất của dụng cụ tiêu thụ điện năng. - Trình bày , công suất của dụng cụ tiêu thụ điện năng. - Nhận xét trình bày. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về suất phản điện. - Trình bày về suất phản điện. - Nhận xét bạn. + Trả lời câu hỏi C2, C3. + HD HS đọc phần 3. b. - Tìm hiểu về suất phản điện. - Trình bày về suất phản điện. - Nhận xét trình bày. + Yêu cầu trả lời câu hỏi C2, C3. - Đọc SGK theo HD - Thảo luận nhóm về sđiện năng và công suất tiêu thụ của máy thu điện. - Trình bày về điện năng và công suất tiêu thụ của máy thu điện. - Nhận xét bạn. + HD HS đọc phần 3. c. - Tìm hiểu về điện năng và công suất tiêu thụ của máy thu điện. - Trình bày về nội dung trên. - Nhận xét trình bày. - Đọc SGK theo HD - Trình bày về hiệu suất của máy thu. - Nhận xét bạn. + Trả lời câu hỏi C4. + Đọc, nghe phần chú ý. + HD HS đọc phần 3. d. - Tìm hiểu về hiệu suất của máy thu. - Nhận xét trình bày. + Yêu cầu trả lời câu hỏi C4. + HD HS phần “chú ý” - Đọc SGK theo HD - Trình bày về hiểu về đo công suất và điện năng tiêu thụ - Nhận xét bạn. + HD HS đọc phần 4. - Tìm hiểu về đo công suất và điện năng tiêu thụ và trình bày. - Nhận xét trình bày. Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK. - Trả lời câu hỏi. - Ghi nhận kiến thức. - Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. - Tóm tắt bài. - Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy. Hoạt động 5 ( phút): Hướng dẫn về nhà. Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Về làm bài và đọc SGK bài sau. - Trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK. - Đọc bài mới và chuẩn bị bài sau. 13 – định luật ôm cho toàn mạch A. Mục tiêu: Kiến thức - Phát biểu định luật Ôm đối với toàn mạch và viết được hệ thức biểu thị được này. Nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và độ giảm hiệu điện thế ở mạch ngoài và ở mạch trong. - Hiểu được hiện tượng đoản mạch là gì và giải thích được ảnh hưởng của điện trở trong nguồn điện đối với cường độ dòng điện khi đoản mạch. Kỹ năng - Vận dụng được định luật Ôm đói với toàn mạch để tính được các đại lượng có liên quan và tính được suất điện động của nguồn điện. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: a) Kiến thức, dụng cụ: - Thí nghiệm về định luật ôm cho toàn mạch. - Một số hình vẽ trong SGK. - Đọc SGK Vật lí lớp 9 và vật lí 10 để biết HS đã học và biết những gì về định luật bảo toàn năng lượng. b) Phiếu học tập: P1: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài A.tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch. B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng. C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng. D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch. P2: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R. B. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phàn của mạch. C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. D. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật. P3: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ù) được mắc với điện trở 4,8 (Ù) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là A. I = 120 (A). B. I = 12 (A). C. I = 2,5 (A). D. I = 25 (A). P4: Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ù). B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ù). C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ù). D. E = 9 (V); r = 4,5 (Ù). c) Đáp án các phiếu học tập: P1 (C); P2 (D); P3 (C); P4 (C). d) Dự kiến ghi bảng: Bài 13: Định luật ôm cho toàn mạch 1) Định luật Ôm cho toàn mạch: a) Mạch kín (đơn giản) có nguồn điện (E, r), điện trở R. Khi có q = It thì A = qE = Eit và Q = I2Rt + I2rt. Theo định luật bảo toàn năng lượng: A = Q => E = I(R + r) => I = E/(R + r) Nội dung SGK b) Chú ý: U = IR thì U = E - Ir. SGK 2) Hiện tượng đoản mạch: R = 0 => I = E/r. Dùng cầu chì (actomat) bảo vệ mạch điện. 3) Mạch ngoài có máy thu: Máy thu có EP,r’ thì công của máy thu là: A’= EP.It + I2r’t và nhiệt lượng : Q = I2Rt + I2rt. Mà: A = A’ + Q => E - EP = I(R + r + r’). Hay I = (E - EP)/(R + r + r’). 4) Hiệu suất của nguồn điện: SGK H = Aich/A = U/E (%)

File đính kèm:

  • docChương II dòng điện không đổi ( V k Phượng ).doc
Giáo án liên quan