Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 đến 27

Phần I: ĐIỆN HỌC. ĐIỆN TỪ HỌC

 Chương I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

 Tiết 1: ĐIỆN TÍCH

 ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trả lời được các câu hỏi: Có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện hay không? Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữ a các loại điện tích xảy ra như thế nào?

- Phát biểu được định luật Cu – lông

- Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì?

2. Kĩ năng:

Vận dụng được định luật Cu – lông để giải được những bài tập đơn giản về cân bằng của hệ điện tích

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát

- Một chiếc điện nghiệm

- Hình vẽ to cân xoắn Cu – lông

2. Học sinh

Xem lại kiến thức về phần này trong SGK Vật lí 7

 

doc69 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 đến 27, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày lên lớp: Phần I: Điện học. Điện từ học Chương I: Điện tích. Điện trường Tiết 1: Điện tích Định luật Cu – lông I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trả lời được các câu hỏi: Có cách nào đơn giản để phát hiện xem một vật có bị nhiễm điện hay không? Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữ a các loại điện tích xảy ra như thế nào? - Phát biểu được định luật Cu – lông - Hằng số điện môi của một chất cách điện cho ta biết điều gì? 2. Kĩ năng: Vận dụng được định luật Cu – lông để giải được những bài tập đơn giản về cân bằng của hệ điện tích II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát - Một chiếc điện nghiệm - Hình vẽ to cân xoắn Cu – lông 2. Học sinh Xem lại kiến thức về phần này trong SGK Vật lí 7 III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên 1. Sự nhiễm điện của các vật - Trình bày cách nhiễm điện do cọ xát và tiến hành thí nghiệm. - Trả lời câu hỏi của giáo viên - Thảo luận + trả lời: ứng dụng để chống bụi trong các nhà máy - Hỏi: ở THCS ta đã biết có cách nhiễm điện nào cho vật? Làm thế nào chứng tỏ 1 vật đã bị nhiễm điện? - Hỏi: Hiện tượng nhiễm điện này được ứng dụng gì trong thực tế? 2. Điện tích. Điện tích điểm - Đọc SGK + Thảo luận: + Điện tích là số đo độ lớn của thuộc tính điện của vật. + Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét - Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết thế nào là điện tích? Điện tích điểm? - GV có thể lấy ví dụ minh hoạ về điện tích điểm. 3. Tương tác điện. Hai loại điện tích - Đưa ra khái niệm tương tác điện. - Đưa ra 2 loại điện tích và nêu sự tương tác giữa cácloại điện tích. - Hỏi: Tương tác là gì? Thế nào là tương tác điện? - Yêu cầu HS trả lời C1 - Hỏi: Có mấy loại điện tích? Chúng tương tác với nhau như thế nào? Hoạt động2: Tìm hiểu định luật Cu-lông. Hằng số điện môi. 1. Định luật Cu- lông - Đưa ra NX: + F tỉ lệ nghịch với r2 + F tỉ lệ thuận với - Vẽ hình - Thảo luận, đưa ra định luật Cu-lông và biểu thức - GV mô tả lại thí nghiệm bằng cân xoắn của Cu- lông trên hình vẽ. - Hỏi: r tăng lên 2 lần thì F giảm 4 lần r tăng lên 3 lần thì F giảm 9 lần r giảm đi 2 lần thì F tăng 4 lần r giảm đi 3 lần thì F tăng 9 lần NX mối quan hệ giữa r và F? - Yêu cầu HS đưa ra định luật Cu- lông - Yêu cầu HS xác định đơn vị của các đại lượng có trong công thức 2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi. - Đưa ra khái niệm điện môi và NX về sự thay đổi lực tương tác khi đặt các điện tích điểm trong điện môi đồng tính. - Thảo luận, đưa ra biểu thức của định luật Cu- lông. - Trả lời C3 - Hỏi: Điện môi là gì? - Hỏi: Khi đặt các điện tích điểm trong điện môi đồng tích thì lực tương tác giữa chúng thay đổi như thế nào? - Hỏi: Biểu thức của định luật Cu-lông trong trường hợp này? - Yêu cầu HS trả lời C3 Hoạt động 3: Củng cố bài Thảo luận +trả lời Có giải thích Yêu cầu HS làm bài tập 5, 6 SGK IV. Tự rút kinh nghiệm 1. Nội dung: 2. Phương pháp: 3. Thời gian: Ngày soạn: Ngày lên lớp: Tiết 2: Thuyết êlectron Định Luật bảo toàn điện tích I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết êlectron - Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện 2. Kĩ năng - Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích sơ lược các hiện tượng nhiễm điện II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Nhắc HS ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học ở lớp 7 và trong môn hoá học THCS và lớp 10 THPT - Những thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng 2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là điện tích? Điện tích điểm? Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Cu-lông? 3. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về thuyết êlectron, cấu tạo nguyên tử về phương diện điện, điện tích nguyên tố Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên 1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố. - Đưa ra mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ- dơ- fo và trình bày cấu tạo nguyên tử về phương diện điện - Đưa ra khái niệm điện tích nguyên tố , phân loại điện tích nguyên tố dương và điện tích nguyên tố âm - Yêu cầu HS trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-fo mà các em đã được học trong môn hoá học. - Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết thế nào là điện tích nguyên tố? Có mấy loại điện tích nguyên tố? 2. Thuyết êlectron - Thảo luận và đưa ra định nghĩa thuyết êlectron. - Trình bày nội dung của thuyết êlectron trên cơ sở các câu hỏi gợi mở của GV - Hỏi: Thế nào là thuyết êlectron? - Yêu cầu HS trả lời C1 - Hỏi: Thế nào là ion dương, ion âm? - Hỏi: Thế nào là vật nhiễm điện dương, nhiễm điện âm? Hoạt động 2: Vận dụng 1. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện. - Đưa ra khái niệm vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện. - Thảo luận và trả lời C2, C3 - Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết thế nào là vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện? - Yêu cầu HS trả lời C2,C3 2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc - Quan sát thí nghiệm, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận. - Trả lời C4 - Làm TN về hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc. - Hỏi: Hai vật nhiễm điện cùng dấu hay khác dấu? Giải thích - Yêu cầu HS trả lời C4 3. Sự nhiễm điện do hưởng ứng - Quan sát TN và giải thích hiện tượng, trả lời câu hỏi C5 - Vận dụng giải thích khi quả cầu A nhiễm điện âm. - Làm TN về sự nhiễm điện do hưởng ứng. - Yêu cầu HS giải thích sự nhiễm điện do hưởng ứng. - Yêu cầu HS vận dụng giải thích khi quả cầu A nhiễm điện âm. Hoạt động 3: Định luật bảo toàn điện tích - Chú ý lắng nghe + ghi chép - Thảo luận + Giải thích kế quả thí dụ - GV đưa ra định luật bảo toàn điện tích. - Đưa ra một số tình huống cụ thể để học sinh phân tích +áp dụng + Cho một quả cầu tích điện dương tiếp xúc với một quả cầu tích điện âm, người ta thấy sau đó cả 2 quả cầu đều tích điện âm. Hiện tượng này có mâu thuẫn gì với định luật bảo toàn điện tích không? giải thích. Hoạt động 4: Củng cố bài Thảo luận và trả lời bài 5, 6, 7 - Yêu cầu HS làm bài tập 5, 6, 7 trong SGK IV. Tự rút kinh nghiệm 1. Nội dung 2. Phương pháp 3. Thời gian Ngày soạn: Ngày lên lớp: Tiết 3: Điện trường và cường độ điện trường Đường sức điện I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm sơ lược về điện trường - Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường; viết được công thức tổng quát và nói rõ được ý nghĩa của các đại lượng Vật lý có trong công thức đó. Nêu được đơn vị cường độ điện trường - Nêu được các đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của vectơ cường độ điện trường. 2. Kĩ năng: - Tính được cường độ điện trường của một điện tích điểm tại một điểm bất kì. - Vẽ được vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Chuẩn bị một số thí nghiệm minh hoạ về sự mạnh, yếu của lực tác dụng của một quả cầu mang điện lên một điện tích thử. 2. Học sinh: ôn lại kiến thức về định luật Cu- lông III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung của thuyết electron? Phát niểu nội dung định luật Cu – lông? 3. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về điện trường Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên 1. Môi trường truyền tương tác điện - Đưa ra các phương án và rút ra kết luận: cần có môi trường truyền tương tác -Trả lời câu hỏi và Rút ra kết luận: cần có môi trường truyền tương tác giữa 2 điện tích đó là điện trường. - ĐVĐ: Làm thế nào để không dùng tay tác dụng trực tiếp vào vật mà vẫn có thể làm cho vật đổ? - Cho HS quan sát hình vẽ 3.1 trong SGK và mô tả hiện tượng. - Hỏi: Lực tương tác giữa các điện tích thay đổi ntn? Giải thích? 2. Điện trường - Đưa ra khái niệm điện trường? - Vận dụng khái niệm điện trường để giải thích. - Hỏi: Điện trường là gì? - Yêu cầu HS vận dụng khái niệm điện trường để giải thích sự tương tác giữa 2 điện tích ở hình 3.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu về cường độ điện trường 1. Khái niệm cường độ điện trường - HS vẽ hình 3.2 - Thảo luận và trả lời: càng xa Q thì điện trường càng yếu. - Đưa ra phương án trả lời - ĐVĐ về cường độ điện trường. - Hỏi: Nếu q càng xa Q thì F thay đổi ntn? Điều đó chứng tỏ gì? - Mục đích của việc đưa ra khái niệm cường độ điện trường là gì? 2. Định nghĩa: - Chú ý theo dõi SGK, lắng nghe và ghi chép - Hướng đãn HS đi đến định nghĩa cường độ điện trường. Chú ý nhấn mạnh: cường độ điện trường tại một điểm. 3. Vectơ cường độ điện trường - Đưa ra câu trả lời và niết biểu thức tương ứng - Xác định các đặc điểm của - Vận dụng các đặc điểm của để trả lời - Hỏi: Từ công thức (3.1), cường độ điện trường là đại lượng ntn? - Hỏi: Cân cứ vào biểu thức xác định các đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường ? - Nêu câu hỏi C1 4. Đơn vị đo cường độ điện trường - Đưa ra đơn vị cường độ điện trường - Ghi chép - Yêu cầu HS xác định đơn vị cường độ điện trường. - NX và đưa ra đơn vị chính xác của cường độ điện trường 5. Cường độ điện trường của một điện tích điểm - Đưa ra công thức (3.3) và nhận xét sự phụ thuộc của E vào q + M Q - Thảo luận và đưa ra các đặc điểm của - Yêu cầu HS từ (1.1) và (3.1) rút ra công thức tính cường độ điện trường của một điện tích điểm Q khi đặt trong chân không? - Từ việc trả lời C1, yêu cầu HS xác định véc tơ cường độ điện trường do 1 điện tích điểm Q gây ra tại điểm M? Gợi ý HS thông qua C1 Hoạt động 3: Củng cố bài M - Q - Yêu cầu HS vẽ hình và nêu đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại M? IV. Tự rút kinh nghiệm Ngày soạn: Ngày lên lớp: Tiết 4: Điện trường và cường độ điện trường Đường sức điện I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa của đường sức điện và một vài đặc điểm quan trọng của các đường sức điện. - Trình bày được khái niệm của điện trường đều 2. Kĩ năng: Vận dụng được các công thức về điện trường và nguyên lý chồng chất của điện trường để giải một số bài tập đơn giản về điện trường tĩnh II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Chuẩn bị hình vẽ các đường sức điện trên giấy khổ lớn 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Nêu những đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại một điểm? 3. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên lý chồng chất điện trường Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Xác định thông qua việc xác định và và vẽ hình Q2 + - M Q1 2 1 - Hỏi: Xác định do hai điện tích điểm Q1 và Q 2 gây ra tại M? - Hỏi: Tìm như thế nào? - Yêu cầu học sinh phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường? Hoạt động 2: Tìm hiểu đường sức điện 1. Hình ảnh các đường sức điện - Quan sát và nhận xét hình ảnh đường sức điện - Yêu cầu HS quan sát hình ảnh đường sức điện hình 3.5 và phân tích - Hỏi: Định nghĩa đường sức điện? 2. Định nghĩa - Nêu nội dung định nghĩa đường sức điện - Phân tích định nghĩa 3. Hình dạng đường sức của một số điện trường - Quan sát hình ảnh các đường sức điện và chú ý đặc điểm của một số đường sức - GV đưa ra hình ảnh một số đường sức điện (hình3.6, 3.7, 3.8, 3.9) và yêu cầu HS nhận xét 4. Các đặc điểm của đường sức điện - Trình bày các đặc điểm của đường sức điện và giải thích một số đặc điểm. - Trả lời C2 - Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày các đặc điểm của đường sức điện. - Yêu cầu HS trả lời C2 5. Điện trường đều - Thảo luận và trả lời - Đưa ra định nghĩa điện trường đều và vẽ hình 3.10 - Hỏi: Đặc điểm của vectơ cường độ điện trường tại các điểm trên đường sức điện ở hình 3.8, 3.9? - Hỏi: Điện trường đều là gì? Hoạt động 5: Củng cố bài - Thảo luận và đưa ra đáp án, vẽ hình minh hoạ - Yêu cầu HS làm bài tập 9,10,11 (SGK 21) IV. Tự rút kinh nghiệm Tiết 5: Bài tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Định luật Cu – lông, hằng số điện môi của một chất cách điện - Viết được công thức tổng quát và nói rõ được ý nghĩa của các đại lượng Vật lý có trong công thức đó. Nêu được đơn vị cường độ điện trường - Nêu được các đặc điểm về phương, chiều, độ lớn của vectơ cường độ điện trường. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được định luật Cu – lông để giải được những bài tập đơn giản về cân bằng của hệ điện tích - Tính được cường độ điện trường của một điện tích điểm tại một điểm bất kì. - Vẽ được vectơ cường độ điện trường của một điện tích điểm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị bài tập phù hợp với trình độ HS 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Định nghĩa cường độ điện trường? Các đặc điểm của đường sức điện? 3. Các họat động Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Cu - lông - Nêu khái niệm điện trường, tính chất của điện trường - Nêu khái niệm cường độ điện trường tại 1 điểm. Đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M. - Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý chồng chất điện trường - Yêu cầu HS phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Cu - lông? - Yêu cầu HS nêu khái niệm điện trường? Tính chất của điện trường? - Yêu cầu HS nêu khái niệm cường độ điện trường tại 1 điểm? Đặc điểm của vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm M? - Yêu cầu Phát biểu và viết biểu thức của nguyên lý chồng chất điện trường Hoạt động 2: Ra bài tập cho HS Bài 8(SGK10) - Tóm tắt - Xác định q - Yêu cầu HS tóm tắt - Yêu cầu HS lên bảng làm Bài 12(SGK21) - Tóm tắt - Phân tích bài toán ở: + Cùng phương + Ngược chiều + Cùng độ lớn - Xác định vị trí theo yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS tóm tắt - Từ yêu cầu bài toán, phân tích bài toán Bài 13 (SGK21) -Tóm tắt và vẽ hình - Đưa ra biểu thức tính - Vận dụng nguyên lý chồng chất điện trường tính - Yêu cầu HS đọc bài và tóm tắt - Yêu cầu HS xác định cường độ điên trường tổng hợp tại điểm C - Yêu cầu HS căn cứ vào biểu thức đưa ra cách tính Hoạt động 3: Củng cố bài - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Những sự chuẩn bị cho bài sau - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau IV. Tự rút kinh nghiệm : Tiết 6: Công của lực điện I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Trình bày được công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều. - Nêu đặc điểm của công của lực điện - Nêu được mối liên hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường. - Nêu được thế năng của điện tích thử q trong điện trường luôn tỉ lệ thuận với q 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập có liên quan II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên Vẽ trên giấy khổ lớn Hình 4.2 SGK và hình vẽ bổ trợ trường hợp di chuyển điện tích theo một đường cong từ M đến N. 2. Học sinh: Ôn lại cách tính công của trọng lực và đặc điểm công của trọng lực III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Điện trường đều là gì? Đặc điểm của đường sức điện? 3. Các họat động Hoạt động 1: Tìm hiểu về công của lực điện Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của gaío viên 1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều - Trả lời và chứng minh lực điện không đổi - Vẽ hình 4.1 - Thảo luận và trả lời - Hỏi: Tính công của lực trong điều kện nào? - Yêu cầu HS nêu các đặc điểm của - Hỏi: Dưới tác dụng của lực thì điện tích dương sẽ dịch chuyển như thế nào? Điện tích âm sẽ dịch chuyển như thế nào trong điện trường? 2. Công của lực điện trong điện trường đều - Vẽ hình 4.2 - Tính công khi điện tích q di chuyển theo đường MN. - Thảo luận + trả lời. - Tính công của lực điện làm di chuyển điện tích theo đường MNP - So sánh công trong 2 trường hợp và rút ra kết luận - Trả lời C1 - Yêu cầu HS tính công của lực điện khi điện tích di chuyển theo các đường khác nhau? - Yêu cầu HS xác định lực , hướng của và đưa ra biểu thức tính công trong trường hợp tổng quát - Yêu cầu HS đưa ra quy ước về dấu của d? - Yêu cầu HS tính công của lực điện khi điện tích di chuyển theo đường MNP? - Yêu cầu HS so sánh công trong 2 trường hợp và khái quát công của lực điện lamg điện tích di chuyển theo đường bất kì? - Yêu cầu HS trả lời C1 3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì. - Thảo luận và trả lời trường tĩnh điện là trường thế. - Trả lời C2 - Yêu cầu HS đọc SGK. - Hỏi: Tính chất chung của điện trường tĩnh là gì? - Yêu cầu HS trả lời C2 Hoạt động 2: Tìm hiểu thế năng của một điện tích trong điện trường 1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện truờng - Đưa ra đặc điểm thế năng của điện tích q trong điện trường - Nêu cách xác định thế năng - Viết biểu thức tính thế năng trong 2 trường hợp - Yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời một số câu hỏi: + Thế năng của điện tích q trong điện trường có đặc điểm gì? + Thế năng này được xác định như thế nào? + Xác định thế năng của điện tích q đặt tại điểm M trong điện trường đều và trong điện trường bất kì? 2. Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q - Thảo luận và đưa ra công thức xác định sự phụ thuộc của thế năng WM phụ thuộc vào điện tích q - Hỏi: Thế năng WM phụ thuộc vào điện tích q? 3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường - Chú ý lắng nghe và trả lời C3 - Đưa ra kết luận Hoạt động 3: Củng cố bài Thảo luận và làm bài tập 4, 5, 6 trong SGK - yêu cầu Hs làm bài tập 4, 5 ,6 IV. Tự rút kinh nghiệm 1. Nội dung 2. Phương pháp 3. Thời gian Ngày soạn Ngày lên lớp: Tiết 7: Điện thế. Hiệu điện thế I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa và viết được công thức tính điện thế tại một điểm trong điện trường - Nêu được định nghĩa hiệu điện thế và viết được công thức liên hệ giữa hiệu điện thế với công của lực điện và cường độ điện trường của một điện trường đều. 2. Kĩ năng: Giải được một số bài tập đơn giản về điện thế và hiệu điện thế II. Chuẩn bị 1. Giáo viên Các dụng cụ minh hoạ cách đo hiệu điện thế tĩnh điện, gồm: - Một tĩnh điện kế - Một tụ điện có điện dung vài chục microfara - Một acquy để tích điện cho tụ điện 2. Học sinh: ôn kĩ lý thuyết đã học III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm cảu công của lực điện tác dụng lên điện tích thử q khi cho q di chuyển trong điện trường? - Thế năng của điện tích q trong điện trường phụ thuộc vào q như thế nào? 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu điện thế Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của thầy 1. Khái niệm điện thế - Nêu sự phụ thuộc và viết biểu thức - Trả lời: VM phụ thuộc vào điện trường tại M. - Đưa ra công thức tính điện thế - Hỏi: - Thế năng của điện tích q trong điện trường phụ thuộc vào q như thế nào? Viết biểu thức? - Hỏi: VM phụ thuộc vào yếu tố nào? - Hỏi: Điện thế tại M đặc trưng cho cái gì và được xác định như thế nào? 2. Định nghĩa - Trình bày định nghĩa và biểu thức -Hỏi: Định nghĩa điện thế và đưa ra biểu thức? 3. Đơn vị điện thế - Lắng nghe + ghi chép - Nêu đơn vị của điện thế 4. Đặc điểm của điện thế - Từ biểu thức suy ra điện thế là đại lượng đại số - Biết cách xác định mốc điện thế - Hỏi: Từ công thức tính điện thế, suy ra điện thế có đặc điểm gì? - Đưa ra mốc điện thế Hoạt động 2: Tìm hiểu về hiệu điện thế - Quan sát hình 5.1 và đưa ra biểu thức xác định hiệu điện thế giữa hai điểm M và N - Hỏi hiệu điện thế giữa hai điểm M và N được xác định như thế nào? 2. Định nghĩa - Tìm mối liên hệ giữa UMN và AMN , viết biểu thức và phát biểu định nghĩa hiệu điện thế. - Đơn vị điện thế? định nghĩa Vôn? - Hỏi: Giữa UMN và AMN có mối liên hệ gì không? Hãy tìm mối liên hệ đó? - Hỏi: Đơn vị hiệu điện thế là gì? ý nghĩa của nó? 3. Đo hiệu điện thế - Học sinh quan sát hình 5.2 - Nêu cấu tạo và cách đo hiệu điện thế - Hỏi: Để xác định hiệu điện thế tĩnh điện thì sử dụng đụng cụ nào? - Trình bày về cấu tạo của tụ điện 4. Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường - Tính AMN - Tìm biểu thức nêu mối quan hệ giữa U và E - Giải thích - Lắng nghe và ghi chép - Yêu cầu HS quan sát hình 5.3 - Hỏi: Viết biểu tính công của lực điện làm dịch chuyển điện tích q từ M đến N? - Yêu cầu HS xác định UMN thông qua AMN? - Hỏi: Giải thích đơn vị của E là V/m? - Nhấn mạnh: công thức biểu diễn mối quan hệ giữa U và E còn đúng cho trường hợp điện trường không đều Hoạt động 3: Củng cố bài Thảo luận và làm bài tập 5, 6 SGK Yêu cầu HS làm bài tập 5, 6 SGK VI. Tự rút kinh nghiệm 1. Nội dung 2. Phương pháp 3. Thời gian Ngày soạn Ngày lên lớp Tiết 8: Bài tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều, đặc điểm của công của lực điện, mối liên hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường. - Định nghĩa và viết được công thức tính điện thế tại một điểm trong điện trường, định nghĩa hiệu điện thế và viết được công thức liên hệ giữa hiệu điện thế với công của lực điện và cường độ điện trường của một điện trường đều 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập có liên quan II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị bài tập phù hợp với trình độ HS 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Điện thế tại một điểm trong điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là gì? 3. Các họat động Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên - Viết công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều và nêu đặc điểm công của lực điện tác dụng lên điện tích thử q khi cho q di chuyển trong điện trường - Nêu sự phụ thuộc của thế năng của điện tích q trong một điện trường vào q - Nêu khái niệm Điện thế tại một điểm trong điện trường - Nêu định nghĩa hiệu điện thế - Viết hệ thức liên hệ hiệu điện thế giữa 2 điểm với công của lực địên sinh ra khi di chuyển đện tích q giữa 2 điểm đó - Viết hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường - Yêu cầu HS viết công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều và nêu đặc điểm công của lực điện tác dụng lên điện tích thử q khi cho q di chuyển trong điện trường - Yêu cầu HS nêu khái niệm điện trường? Tính chất của điện trường? - Thế năng của điện tích q trong một điện trường phụ thuộc vào q ntn? - Điện thế tại một điểm trong điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? - Hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường là gì? - Viết hệ thức liên hệ hiệu điện thế giữa 2 điểm với công của lực địên sinh ra khi di chuyển đện tích q giữa 2 điểm đó? - Viết hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường, nói rõ điều kiện áp dụng hệ thức? Hoạt động 2: Ra bài tập cho HS Bài 8(SGK10) - Tóm tắt - Xác định q - Yêu cầu HS tóm tắt - Yêu cầu HS lên bảng làm Bài 12(SGK21) - Tóm tắt - Phân tích bài toán ở: + Cùng phương + Ngược chiều + Cùng độ lớn - Xác định vị trí theo yêu cầu bài toán - Yêu cầu HS tóm tắt - Từ yêu cầu bài toán, phân tích bài toán Bài 13 (SGK21) -Tóm tắt và vẽ hình - Đưa ra biểu thức tính - Vận dụng nguyên lý chồng chất điện trường tính - Yêu cầu HS đọc bài và tóm tắt - Yêu cầu HS xác định cường độ điên trường tổng hợp tại điểm C - Yêu cầu HS căn cứ vào biểu thức đưa ra cách tính Hoạt động 3: Củng cố bài - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà - Những sự chuẩn bị cho bài sau - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau IV. Tự rút kinh nghiệm 1. Nội dung 2. Phương pháp 3. Thời gian Ngày soạn: Ngày lên lớp: Tiết 9: Tụ điện I. Mục tiêu: 1. Kiến thức - Trả lời được câu hỏi “tụ điện là gì?” và nhận biết được một số tụ điện trong thực tế - Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện - Nêu được điện trường trong tụ điện có dự trữ năng lượng 2. Kĩ năng: Giải một số bài tập đơn giản về tụ điện II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Một tụ điện giấy đã được bóc vỏ - Một số laọi tụ điện trong đó có cả tụ xoay 2. Ôn lại kiến thức về tụ điện III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Điện thế tại một điểm trong điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào? Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là gì? 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu về tụ điện Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên 1. Tụ điện là gì? - Nêu định nghĩa tụ điện - Đọc SGK và nêu: + Nhiệm vụ của tụ điện + Cấu tạo của tụ điện phẳng - Chú ý lắng nghe và quan sát thực tế - Kí hiệu tụ điện trong mạch điện - GV cho HS xem một tụ giấy đã được bóc lớp vỏ để lộ 2 lớp giấy thiếc, xen giữa là một lớp giấy tẩm parafin. GV phân tích thêm cho HS. - Hỏi: Định nghĩa tụ điện? Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: - Hỏi: Tụ điện có tác dụng gì? - Hỏi: Nêu cấu tạo của tụ điện phẳng? - GV mở rộng khái niệm tụ điện cho các trường hợp khác. Cho HS quan sát một số tụ điện trong kĩ thuật - Đưa ra kí hiệu tụ điện trong mạch điện 2. Cách tích điện

File đính kèm:

  • docGiao an 11 co banco chinh sua.doc
Giáo án liên quan