Tiết 2. THUYẾT ELECTRON
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.
- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.
- Biết cách làm nhiễn điện các vật.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nhắc HS ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học ở lớp dưới.
- Chuẩn bị câu hỏi cho phần củng cố.
2. Học sinh:
Ôn lại kiến thức đã học về nguyên tử ở lớp dưới.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phương pháp diễn giảng, đàm thoại
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Tiết 2 - Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2. THUYẾT ELECTRON
ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích.
- Trình bày được cấu tạo sơ lược của nguyên tử về phương diện điện.
- Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện.
- Biết cách làm nhiễn điện các vật.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nhắc HS ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học ở lớp dưới.
- Chuẩn bị câu hỏi cho phần củng cố.
2. Học sinh:
Ôn lại kiến thức đã học về nguyên tử ở lớp dưới.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Phương pháp diễn giảng, đàm thoại
IV. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Phát biểu định luật Culông, viết biểu thức của định luật.
Hằng số điện môi của một chất cho ta biết điều gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu thuyết electron:
Nội dung lưu bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Thuyết electron:
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố:
a. Cấu tạo nguyên tử:
- Hạt nhân ở giữa mang điện dương. Gồm:
+ Nơtrôn không mang điện.
+ Prôtôn mang điện dương.
- Electron mang điện âm ch/đ xung quanh hạt nhân.
- E có điện tích -1,6.10-19C, khối lượng 9,1.10-31kg.
Proton: +1,6.10-19C
1,67.10-27kg
Khối lượng của notron xấp xỉ bằng khối lượng của proton.
- Bình thường nguyên tử ở trạng thái trung hòa về điện.
b. Điện tích nguyên tố:
Là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được.
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo nguyên tử.
GV nhận xét và nhắc lại.
- Giới thiệu điện tích, khối lượng của e, p, n.
- Tại sao bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
- Giới thiệu điện tích nguyên tố.
- Phát biểu.
- Ghi nhận.
- Ghi nhận.
- Giải thích.
- Ghi nhận.
2. Thuyết electron:
- Bình thường tổng số các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hòa về điện
- Nguyên tử mất e trở thành ion (+) và ngược lại.
- E có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật nhiễm điện.
- Vật nhiễm điện (-): thừa e.
Vật nhiễm điện (+): thiếu e.
- Giới thiệu thuyết e.
- Yêu cầu HS thực hiện câu C1.
- Khi nào nguyên tử không còn trung hòa về điện?
- Khi nào vật nhiễm điện (+), nhiễm điện (-)?
- Ghi nhận.
- Trả lời.
- Giải thích sự hình thành ion (+), ion (-).
- Trả lời.
Hoạt động 3: Vận dụng thuyết electron.
II. Vận dụng:
Vật dẫn điện và vật cách điện:
- Vật dẫn điện là vật có nhiều điện tíh tự do.
- Vật cách điện là vật không có hoặc có rất ít điện tích tự do.
Sự nhiễm điện do tiếp xúc:
Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó.
Sự nhiễm điện do hưởng ứng:
Đưa 1 quả cầu A nhiễm điện (+) lại gần đầu M của thanh KL MN trung hòa về điện thì e trong KL bị hút lại gần quả cầu. Kết quả:
Đầu M nhiễm điện (-).
Đầu N nhiễm điện (+).
- Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện?
- Vật nào dẫn điện tốt nhất? Tại sao?
- Định nghĩa lai vật dẫn điện, cách điện.
- Yêu cầu HS thực hiện câu C3.
- Giải thích sự nhiễm điện do tiếp xúc?
- YC HS thực hiện câu C4.
- YC HS thực hiện câu C5.
- Ghi nhận định luật.
- Vật dẫn điện: cho dđ chạy qua.
Vật cách điện: không cho dđ chạy qua.
- KL. Vì trong KL có nhiều e tự do.
- HS định nghĩa.
- Thực hiện câu C3.
- Giải thích.
- Thực hiện câu C4.
- Thực hiện câu C5.
Hoạt động 4: Nghiên cứu định luật bảo toàn điện tích.
III. Định luật bảo toàn điện tích:
Trong một hệ cô lập về điện, tỏng đại số của các điện tích là không đổi.
- Giới thiệu định luật bảo toàn điện tích.
- Ghi nhận.
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò.
Nói về sự nhiễm điện do hưởng ứng giữa 2 vật A và B, câu nào sau đây là đúng?
a. Điện tích truyền từ A sang B.
b. Điện tích truyền từ B sang A.
c. Không có sự truyền điện tích từ vật nọ sang vật kia, chỉ có sự sắp xếp lại các điện tích khác dấu nhau ở hai phần của vật nhiễm điện hưởng ứng.
d. Điện tích có thể truyền từ A sang B hoặc ngược lạị.
Có 4 vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng đẩy vật C. Vật C hút vật D. A nhiễm điện dương. Hỏi B, C, D nhiễm điện gì?
a. B âm, C âm, D dương. b. B âm, C dương, D dương.
c. B âm, C dương, D âm. d. B dương, C âm, D dương.
Chọn câu trả lời đúng. Môi trường nào sau đây không chứa điện tích tự do?
a. Nước biển. b. Nước sông.
c. Nước mưa. d. Nước cất.
Chọn câu trả lời đúng. Đưa một quả cầu KL A chứa một điện tích dương rất lớn lại gần quả cầu KL B chứa một điện tích âm rất nhỏ. Quả cầu B sẽ:
a. nhiễm thêm điện (+) lẫn điện (-). b. chỉ nhiễm thêm điện (+).
c. chỉ nhiễm thêm điện (-). d. không nhiễm thêm điện.
Chọn câu trả lời đúng. Cho quả cầu KL trung hòa điện tiếp xúc với vật nhiễm điện (+) thì quả cầu cũng bị nhiễm điện (+). Khi đó khối lượng của quả cầu:
a. tăng lên. b. giảm đi.
c. hầu như không đổi. d. lúc đầu tăng rồi sau đó giảm.
* Về nhà học bài, làm bài 5, 6, 7 trang 14 SGK.
Xem lại công thức của định luật Culông.
File đính kèm:
- TIET 2.doc
- phieu ht bai 2_11.doc