TIET 45 PHƯƠNG ,CHIỀU CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
I. Mục tiêu :
• Nắm được phương của lực từ tác dụng lên một đọan dòng điện là phương vuông góc với mặt phẳng chứa đọan dòng điện và vectơ cảm ứng từ .
• Phát biểu được quy tắc bàn tay trái và biết cách vận dụng quy tắc đó.
II. Phương Pháp Giảng Dạy : Phương pháp thực nghiệm và nêu vấn đề
III. Thiết bị , đồ dùng dạy học :
IV.Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: ( 10’) kiểm tra bài cũ
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Tiết 45 - Phương, chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIET 45 PHƯƠNG ,CHIỀU CỦA LỰC TỪ TÁC DỤNG LÊN DÒNG ĐIỆN
Mục tiêu :
Nắm được phương của lực từ tác dụng lên một đọan dòng điện là phương vuông góc với mặt phẳng chứa đọan dòng điện và vectơ cảm ứng từ .
Phát biểu được quy tắc bàn tay trái và biết cách vận dụng quy tắc đó.
II. Phương Pháp Giảng Dạy : Phương pháp thực nghiệm và nêu vấn đề
III. Thiết bị , đồ dùng dạy học :
IV.Nội dung tiết học :
Hoạt động 1: ( 10’) kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV nhận xét
Mở đầu: Như ta đã biết, trong chương I, đại lượng đặc trưng cho tác dụng của điện trường là cường độ điện trường. Vậy đại lượng đặc trưng cho tác dụngh của từ trường là gì ?
1 HS trả lời
Học sinh lên bảng ghi trả lời và vẽ hình
Các học sinh khác yên lặng, nghe bạn trả lời và nhận xét.
Cả lớp nghe GV tạo tình huống.
1) Nêu đặc tính cơ bản của từ trường ?
2) Từ phổ là gì ?
3) Đường sức từ là gì ?
4) Nêu quy tắc vẽ các đường sức từ
5) Từ trường đều là gì ?
Hoạt động :( phút) Lưc từ tác dụng lên dòng điện :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
cho học sinh quan sát thí nghiệm
Khi cho dòng điện qua khung dây đặt giữa hai cực nam châm chữ U các em thấy khung dây như thế nào ?
Quan sát trên hình vẽ các em cho biết phương của lực từ như thế nào ?
Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dây dẫn và đường cảm ứng từ
Khi cho dòng điện qua khung thì ngoài trọng lượng của khung còn có thêm lực từ tác dụng lên khung
1.Lưc từ tác dụng lên dòng điện
Thí nghiệm : ( Xem SGK Trang 141)
Khi cho dòng điện qua khung thì ngoài trọng lượng của khung còn có thêm lực từ tác dụng lên khung
2. Phương của lực từ
Qua Tn ta kết luận :
Lực từ tác dụng lên đọan dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa đoạn dòng điện và vectơ cảm ứng từ tại điểm khảo sát.
Hoạt động ( .phút ) Chiều lực từ , quy tắc bàn tay trái
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Chiều của lực từ tân theo quy tắc bàn tay trái
hướng dẫn HS áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực từ :
“ Lòng tay đâm thẳng từ trường
Ngón trỏ chỉ hướng chiều đường điện đi
Định chiều từ lực khó chi
Ngón cái vuông góc ta suy được liền”
Qua t n hs trả lời
Hs khác góp ý
2) Chiều lực từ , quy tắc bàn tay trái :
“Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ đâm xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều dòng điện, thì ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ t1c dụng lên dòng điện”.
Hoạt động củng cố :
Phương của lưc từ ? Chiều của lực từ tuân theo quy tắc nào ?
Phát biểu quy tắc bàn tay trái ?
Trả lời các câu hỏi sau :
1. Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ, chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không thay đổi khi
A. đổi chiều dòng điện ngược lại.
B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.
C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.
D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.
2. Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống.
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên.
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải.
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.
3. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện, thường được xác định bằng quy tắc:
A. vặn đinh ốc 1.
B. vặn đinh ốc 2.
C. bàn tay trái.
D. bàn tay phải.
Hoạt động : Hướng dẫn về nhà
*Làm các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa
*Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
4.12 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường cảm ứng từ.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện có phương tiếp thuyến với các đường cảm ứng từ.
4.13 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi đổi chiều đường cảm ứng từ.
C. Lực từ tác dụng lên dòng điện đổi chiều khi tăng cường độ dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên dòng điện không đổi chiều khi đồng thời đổi chiều dòng điện và đường cảm ứng từ.
IV . Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- Tiet 45 PHƯƠNG CHIEU CUA LUC TỪ .doc