Tiết 61 . Bài tập
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
• Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa từ thông.
• Nắm được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng.
• Trình bày được định luật Faraday, định luật Lentz.
• Nắm được quy tắc bàn tay phải, công thức xác định SĐĐ cảm ứng trong đoạn dây.
2. Kĩ năng:
• Phân biệt được hiện tương cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng trong mạch kín.
• Vận dụng được định luật Lentz xác định chiều dòng điện cảm ứng.
• Vận dụng được công thức xác định suất điện động cảm ứng.
• Vận dụng được quy tắc bàn tay phải để xác định chiều từ cực âm sang cực dương của SĐĐ cảm ứng trong đoạn dây.
• Vận dụng công thức xác định độ lớn SĐĐ cảm ứng trong đoạn dây để giải bài tập.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 - Tiết 61 - Bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61 . Bài tập
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa và ý nghĩa từ thông.
Nắm được hiện tượng cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng.
Trình bày được định luật Faraday, định luật Lentz.
Nắm được quy tắc bàn tay phải, công thức xác định SĐĐ cảm ứng trong đoạn dây.
2. Kĩ năng:
Phân biệt được hiện tương cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng trong mạch kín.
Vận dụng được định luật Lentz xác định chiều dòng điện cảm ứng.
Vận dụng được công thức xác định suất điện động cảm ứng.
Vận dụng được quy tắc bàn tay phải để xác định chiều từ cực âm sang cực dương của SĐĐ cảm ứng trong đoạn dây.
Vận dụng công thức xác định độ lớn SĐĐ cảm ứng trong đoạn dây để giải bài tập.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
a. Kiến thức :Nội dung câu hỏi trắc nghiệm chương V ( đã có )
2. Học sinh: Ôn lại những kiến thức tiết 58-60
III. Tổ chức hoạt động dạy-học:
Hoạt động 1: ( phút): Bài cũ
Hđộng của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nêu câu hỏi :
1/ Phát biểu định luật Lenxo về chiều dòng điện cảm ứng ?
2/ Định luật Fa ra day về suất điện động cảm ứng ?
3/ Nắm được quy tắc bàn tay phải, công thức xác định SĐĐ cảm ứng trong đoạn dây chuyển động trong từ trường đều ?
Nghe câu hỏi
Trả lời
HS khác góp ý nhận xét
2. Hoạt động 2: ( phút) : Bài tập trắc nghiệm
Hđộng của giáo viên : Gv nêu câu hỏi từ5.1 đến 5.22
H động của học sinh : Học sinh trả lời
5.1 Chọn: B Hướng dẫn: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và cectơ pháp tuyến là α . Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức Ф = BS.cosα
5.2 Chọn: C Hướng dẫn: Đơn vị của từ thông là Vêbe (Wb).
5.3 Chọn: A Hướng dẫn: Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì từ thông trong qua khung không biến thiên, trong khung không xuất hiện dòng điện cảm ứng.
5.4 Chọn: D Hướng dẫn: Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì từ thông qua khung biến thiên, trong khung có xuất hiện dòng điện cảm ứng.
5.5 Chọn: C Hướng dẫn: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Khi từ thông tăng thì từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra ngược chiều với từ trường đã sinh ra nó, và ngược lại khi từ thông giảm thì từ trường do dòng điện cảm ứng sinh ra cùng chiều với từ trường đã sinh ra nó
5.6 Chọn: A Hướng dẫn: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức
5.7 Chọn: C Hướng dẫn: Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như hình vẽ 5.7. Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động dọc theo hai đường xx’, yy’. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi khung đang chuyển động ở ngoài vào trong vùng NMPQ vì khi đó từ thông qua khung biến thiên.
5.8 Chọn: B Hướng dẫn: áp dụng công thức
5.9 Chọn: B Hướng dẫn: áp dụng công thức
5.10 Chọn: B Hướng dẫn: Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức Ф = BS.cosα
5.11 Chọn: A Hướng dẫn: áp dụng công thức Ф = BS.cosα
5.12 Chọn: BHướng dẫn: áp dụng công thức và Ф = BS.cosα
5.13 Chọn: C Hướng dẫn: áp dụng công thức và Ф = BS.cosα
5.14 Chọn: A Hướng dẫn: áp dụng định luật Lenxơ để xác định chiều dòng điện cảm ứng.
5.15 Chọn: B Hướng dẫn: Nguyên nhân gây ra suất điện động cảm ứng trong thanh dây dẫn chuyển động trong từ trường là lực Lorenxơ tác dụng lên các êlectron làm các êlectron dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của thanh.
5.16 Chọn: B Hướng dẫn: Quy tắc bàn tay phải để xác định chiều của suất điện động trong thanh: Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón tay cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của đoạn dây, khi đó đoạn dây dẫn đóng vai trò như một nguồn điện, chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện đó.
5.17 Chọn: C Hướng dẫn: Một thanh dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ của một từ trường đều sao cho thanh luôn vuông góc với đường sức từ thì trong thanh xuất hiện một điện trường cảm ứng.
5.18 Chọn: B Hướng dẫn: Máy phát điện hoạt động theo nguyên tắc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
5.19 Chọn: D Hướng dẫn: áp dung công thức e = B.v.l.sinθ
5.20 Chọn: A Hướng dẫn:
- áp dung công thức e = B.v.l.sinθ
- áp dung công thức
5.21 Chọn: A Hướng dẫn: áp dung công thức e = B.v.l.sinθ
5.22 Chọn: C Hướng dẫn: áp dung công thức e = B.v.l.sinθ
5. Hoạt động 3: ( phút): Củng cố và vận dụng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hệ thống kiến thức
Ghi nhớ và ghi chép.
5. Hoạt động 4: ( phút) Hướng dẫn về nhà
Đọc trước dòng điện Fu cô và trả lời các câu hỏi trong SGK
File đính kèm:
- Tiết 61 Bài tập .doc