Giáo án Vật lý 12 - Chương II

A/ Mục tiêu:

- Mô tả được từ tính của nam châm.

- Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cữu.

- Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau.

- Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn.

B/ Phương pháp:

PP nêu vấn đề.

C/ Chuẩn bị:

*GV cho mỗi nhóm HS:

- 2 thanh nam châm thẳng, 1 thanh nam châm được bọc kín.

- 1 ít vụ sắt lẫn vụn gổ, đồng.

- 1 nam châm hình chữ U, 1 kim nam châm, 1 la bàn.

*HS: ôn lại tính chất từ của nam châm ở lớp 7.

D/ Tiến trình lên lớp:

 

doc37 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 12 - Chương II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II ĐIỆN TỪ HỌC Tiết 23 NAM CHÂM VĨNH CỬU. Ngày soạn: 28/11/2007 A/ Mục tiêu: Mô tả được từ tính của nam châm. Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cữu. Biết được các từ cực loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau. Mô tả được cấu tạo và giải thích được hoạt động của la bàn. B/ Phương pháp: PP nêu vấn đề. C/ Chuẩn bị: *GV cho mỗi nhóm HS: 2 thanh nam châm thẳng, 1 thanh nam châm được bọc kín. 1 ít vụ sắt lẫn vụn gổ, đồng. 1 nam châm hình chữ U, 1 kim nam châm, 1 la bàn. *HS: ôn lại tính chất từ của nam châm ở lớp 7. D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định: II/ Bài củ: III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề:(2’) HS đọc phần mở đầu bài. GV: Bí quyết nào làm cho hình nhân trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ về hướng Nam? 2/ Triển khai bài: Hoạt động thầy và trò Nội dung HĐ 1(20’) HS: Trao đổi thảo luận đề xuất phương án TN để phát hiện xem 1 thanh kim loại có phải là 1 nam châm hay không? GV: đề nghị HS làm TN theo phương án đúng nhất. GV: yêu cầu HS làm việc với câu C2, nắm vững nhiệm vụ câu C2. Giao dụng cụ cho các nhóm HS, nhắc nhở HS theo dõi và ghi kết quả TN vào vở. GV: HS trả lời các câu hỏi sau: + NC đứng tự do, khi cân bằng nam châm chỉ hướng nào? + Bình thường có tìm thấy nam châm đứng tự do mà không chỉ hướng Nam-Bắc không? + Ta có kết luận gì về từ tính của nam châm. HS nghiên cứu và ghi nhớ: + Quy ước đặt tên, đánh dấu bằng sơn màu các cực của nam châm. + Tên các vật liệu từ. HS: quan để nhận biết các nam châm thường gặp. HĐ 2(10’) HS: Hoạt động nhóm thực hiện các TN mô tả trên hình 21.3sgk và các yêu cầu ghi trên C3,C4. HS: Rút ra kết luận về quy luật tương tác giữa các cực của 2 nam châm. GV: theo dõi nhắc nhở các nhóm làm TN, quan sát để nhận ra tương tác giữa 2 cực. HS: trình bày kết quả TN. HĐ3 (6’) GV hướng dẫn HS thảo luận và giải đáp các câu từ C5-C8. I/ Từ tính của nam châm. 1/ Thí nghiệm: C1: C2: 2/ Kết luận: Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam. Quy ước: + Nam châm ghi N là cực Bắc S là cực Nam + Vật liệu từ: Niken, Côban... II/ Tương tác giữa 2 nam châm. 1/ Thí nghiệm. 2/ Kết luận: Khi đặt 2 nam châm gần nhau, các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau. III/ Vận dụng IV/ Củng cố: (3’) Sau bài học hôm nay em biết gì về từ tính của nam châm ?. V/ Dặn dò: (3’) Học thuộc phần ghi nhớ ở sgk. Đọc phần có thể em chưa biết. BT 21.1-21.6 SBT Xem trước bài 22. Tiết 24 TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN - TỪ TRƯỜNG Ngày soạn: 26/11/2007 A/ Mục tiêu: Mô tả được TN về tác dụng từ của dòng điện. Trả lời được câu hỏi: Từ trường tồn tại ở đâu? Biết cách nhận biết từ trường. B/ Phương pháp: PP nêu vấn đề. C/ Chuẩn bị: * GV: 2 giá TN, 1 nguồn điện, 1 kim nam châm, 1 công tắc. 1 đoạn dây dẫn bằng đồng, dây nối. 1 biến trở, 1 ampe kế * HS: bài củ D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định. II/ Bài củ:(5’) Nêu kết luận về từ tính của nam châm? Nêu kết luận về tương tác giữa hai nam châm? III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề: (2’) Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng có tác dụng từ hay không? 2/ Triển khai bài: Hoạt động thầy và trò Nội dung HĐ1(10’) Phát hiện tính chất từ của dòng điện. GV: yêu cầu HS: + Nghiên cứu cách bố trí TN trong hình 22.1sgk. + Bố trí và tiến hành TN theo nhóm, trao đổi câu hỏi trong C1. + Cử đại diện trình bày kết quả, nhận xét kết quả TN. + Rút ra kết luận về tác dụng từ của dòng điện. HĐ2 (15’) GV: Trong TN trên, KNC dặt dưới dây dẫn thì chịu tác dụng của lực từ. Có phải chỉ vị trí đó mới có lực từ tác dụng lên KNC hay không? Làm TN để trả lời câu hỏi đặt ra. HS: làm TN, thực hiện C2,C3 HS: Rút ra kết luận về không gian xung quanh dòng điện, xung quanh nam châm. GV: Các TN nào đã làm với nam châm gợi cho ta phương pháp phát hiện ra từ trường. HS: Mô tả cách dùng KNC để phát hiện ra lực từ và nhờ đó phát hiện ra từ trường. HS: Rút ra cách nhận biết từ trường: HĐ3 (5’) Vận dụng: GV hướng dẫn HS làm C4,C5,C6 I/ Lực từ. 1/ Thí nghiệm: 2/ Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gay ra tác dụng lực gọi là lực từ. ta nói dòng điện có tác dụng từ. 2/ Kết luận: Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói không gian đó có từ trường. 3/ Cách nhận biết từ trường. Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có từ trường. III/ Vận dụng: C4: C5: C6: IV/ Củng cố: (5’) Căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ta từ trường? Dụng cụ đơn giản để nhận biết từ trường là gì? V/ Dặn dò: (3’) Học thuộc phần ghi nhớ ở sgk. Đọc phần Có thể em chưa biết. Làm BT 22.1-22.6 SBT. Hướng dẫn bài 22.2 SBT. Xem trước bài 23. Tiết 25 TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ Ngày soạn: 29/11/2007 A/ Mục tiêu: Biết các dùng mạt sắt để tạo ra từ phổ của thanh nam châm. Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều các đường sức từ của thanh nam châm. B/ Phương pháp: PP nêu vấn đề. C/ Chuẩn bị: * GV: Mỗi nhóm: 1 thanh nam châm thẳng, 1 tấm nhựa trong cứng chứa mạt sắt 1 bút dạ, 1 kim nam châm * HS: Bài củ D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định: II/ Bài củ:(5’) Căn cứ vào đặc tính nào của từ trường để phát hiện ra từ trường? Nêu cách nhận biết từ trường ? III/ Bài mới. 1/ Đặt vấn đề:(2’) Làm thế nào để hình dung ra từ trường, biểu diễn từ trường như thế nào? 2/ Triển khai bài: Hoạt động thầy và trò Nội dung HĐ1 (15’) GV chia nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu HS nghiên cứu sgk và làm TN. HS: trả lời C1. GV: Các đường cong do mạt sắt tạo thành đi từ đâu đến đâu? Mật độ của các đường mạt sắt ở xa nam châm như thế nào? HS: rút ra kết luận: HĐ2 (10’) HS: làm việc theo nhóm dựa vào hình ảnh các đường mạt sắt, vẽ các đường sức của nam châm thẳng. GV thông báo: Các đường liền nét mà các em vừa vẽ gọi là đường sức từ. Từng nhóm HS đặt KNC nối tiếp trên đường sức, trả lời C2. HS: Vận dụng quy ước về chiều đường sức từ, dùng mủi tên đánh dấu chiều các đường sức từ vừa vẽ, trả lời C3. HĐ3 (8’): Rút ra kết luận: GV: Qua việc thực hành vẽ và xác định chiều đường sức từ, hãy rút ra các kết luận và sự định hướng của các KNC trên đường sức từ, chiều của đường sức từ ở 2 đầu nam châm. HĐ4 (5’): Vận dụng GV: hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trả lời C4,C5,C6. I/ Từ phổ 1/ Thí ngiệm: 2/ Kết luận: Hình ảnh các đường mạt sắt trên hình 23.1 sgk gọi là từ phổ. Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường. II/ Đường sức từ 1/ Vẽ và xác định chiều đường sức từ. Đường sức từ cho phép ta biểu diễn từ trường. Người ta quy ước chiều đường sức từ là chiều đi từ cực Nam đến cực Bắc xuyên dọc kim nam châm được đặt cân bằng trên đường sức đó. 2/ Kết luận: + Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo 1 đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực Nam của kim kia. + Mỗi đường sức từ có một chiều xác định. Bên ngoài thanh nam châm các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc đi vào cực Nam của NC. + Từ trường mạnh: đường sức từ dày Từ trường yếu: đường sức từ thưa. III/ Vận dụng: C4: C5: C6: IV/ Củng cố: (5’) Làm thế nào để tạo ra từ phổ của thanh nam châm thẳng? Nêu quy ước chiều đường sức từ? V/ Dặn dò:(3’) Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc phần Có thể em chưa biết. Làm BT 23.1-23.5 SBT. HDẫn 23.4. Xem trước bài 24. Tiết 27 SỰ NHIỂM TỪ CỦA SẮT, THÉP - NAM CHÂM ĐIỆN Ngày soạn: 09/12/2007 A/ Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm về sự nhiểm từ của sắt và thép. Giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện. Nêu được hai cách làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật. B/ Phương pháp: PP nêu vấn đề. C/ Chuẩn bị: * GV: Cho mỗi nhóm HS: 1 ống dây 500-700 vòng, 1 la bàn. 1 giá thí nghiệm, 1 biến trở, 1 nguồn điện. 1 Ampe kế, 5 đoạn dây nối. 1 lõi sắt non, 1 lõi thép, 1 ít vụn sắt. * HS: bài cũ D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định: II/ Bài cũ:(5’) Phát biểu quy tắc nắm tay phải. Giải bài tập 24.4 SBT. III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề:(2’) Nam châm điện được tạo ra như thế nào? NCĐ có gì lợi hơn nam châm vĩnh cửu? 2/ Triển khai bài: Hoạt động thầy và trò Nội dung HĐ 1: (20’) GV: yêu cầu HS: + Làm việc cá nhân, quan sát H25.1Sgk. + Phát biểu mục đích của TN. + Làm việc theo nhóm để tiến hành TN. HS: Quan sát góc lệch của KNC khi cuộn dây không có lõi sắt và khi có lõi sắt bên trong ống dây. HS: Rút ra nhận xét: GV: yêu cầu học sinh: + Cá nhân làm việc với sgk, nghiên cứu hình 25.2. + Nêu mục đích của TN. + Làm việc theo nhóm, bố trí và thay nhau làm TN, tập trung quan sát chiếc đinh sắt. GV: Có hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ngắt dòng điện chạy qua ống dây? HS: Trả lời C1. HS: Rút ra kết luận về sự nhiểm từ của sắt và thép. HĐ 2(15’) HS: đọc sgk và thực hiện C2, nêu ý nghĩa các con số 1A-22? GV: Có những cách nào làm tăng lực từ của nam châm điện. HS: thảo luận trả lời câu C3. GV: thống nhất kết quả. HĐ 3(7’). GV: hướng dẫn HS làm C4,C5,C6 của phần vận dụng. I/ Sự nhiễm từ của sắt, thép. 1/ Thí nghiệm: Lõi sắt, thép làm tăng tác dụng từ của ống dây. 2/ Kết luận: + Lõi sắt, thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện. + Khi ngắt điện, lõi sắt non mất hết từ tính, còn lõi thép thì vẫn giữ được từ tính. II/ Nam châm điện: + Cấu tạo: gồm 1 ống dây dẫn bên trong có 1 lõi sắt non. + Có thể làm tăng lực từ bằng cách: -Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây. - Tăng số vòng của ống dây(n). III/ Vận dụng: C4: C5: C6: IV/ Củng cố: (5’) Nêu đặc tính nhiễm từ của sắt và thép? Nêu cách làm tăng lực từ của ống dây có dòng điện chạy qua? Tại sao phải dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện? V/ Dặn dò: (3’) Học thuộc phần Ghi nhớ. Đọc phần Có thể em chưa biết. BT 25.1-25.4 SBT. GV hướng dẫn BT 25.1,25.2. Xem trước bài ứng dụng của nam châm. Tiết 28 ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM. Ngày soạn: 10/12/2007 A/ Mục tiêu: Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện, tác dụng của nam châm trong Rơ le điện, chuông báo động. Kể được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và kỹ thuật. B/ Phương pháp: PP nêu vấn đề. C/ Chuẩn bị: * GV: cho mỗi nhóm học sinh. 1 ống dây, 1 giá TN, 1 biến trở, 1 nguồn điện, 1 Ampe kế. 1 nam châm chữ U, 1 công tắc, 7 đoạn dây nối. 1 loa điện. * HS: bài cũ. D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định: II/ Bài cũ:(5’) Nêu đặc tính nhiễm từ của sắt và thép, tại sao phải dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện? Làm thế nào để tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên 1 vật? III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề: (2’) Nam châm có những ứng dụng nào trong thực tế đời sống và kỹ thuật? 2/ Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ 1(10’) GV: Nêu nguyên tắc hoạt động của loa điện? GV: hướng dẫn HS mắc mạch điện theo sơ đồ H26.1sgk. Nhóm HS: Mắc mạch điện như hình vẽ, quan sát hiện tượng xảy ra đối với ống dây trong 2 trường hợp: + Khi cho dòng điên chạy qua ống dây. + Khi cường độ dòng điện trong ống dây thay đổi. HS: trao đổi thảo luận về kết quả TN và rút ra kết luận. GV: yêu cầu HS đọc mục 2, chỉ ra được bộ phận chính của loa điện trên hình vẽ. GV: Quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện xảy ra như thế nào? HS: nghiên cứu sgk để trả lời. HĐ 2:(5) GV: Rơ le điện từ là gì? Hãy chỉ ra các bộ phận chủ yếu và tác dụng của mỗi bộ phận của Rơle điện từ? HS:Trả lời câu C1, để hiểu rõ hoạt động của rơ le điện từ. HĐ 3:(10’) HS: làm cá nhân với sgk, nghiên cứu sơ đồ trên hình 26.4 sgk. GV: chỉ định 1 HS lên chỉ trên hình vẽ các bộ phận chính của chuông báo động. Học sinh khác lên mô tả hoạt động của chuông khi cửa mở, cửa đóng. HS: Trả lời C2. HĐ 4: (5) GV: hướng dẫn học sinh trả lời C3, C4 thống nhất kết quả trước lớp. I/ Loa điện: 1/ Nguyên tắc hoạt động: Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. a/ Thí nghiệm: b/ Kết luận: + Khi có dòng điện chạy qua ống dây chuyển động. + Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây chuyển động dọc theo khe hở giữa 2 cực của nam châm. 2/ Cấu tạo của loa điện: + Cấu tạo gồm: ống dây (L), nam châm (E), màng loa (M). + Hoạt động: Khi có dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây làm ống dây dao động, màng loa dao động theo và phát ra âm thanh đúng như âm thanh nó nhận được từ micrô. II/ Rơ le điện từ: 1/ Cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ: + Rơ le điện từ là thiết bị tự động đóng cắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện. + Cấu tạo: gồm nam châm điện và thanh sắt non. + Nguyên tắc hoạt động: Khi đóng công tắc mạch điện 1 thì động cơ M ở mạch điện 2 làm việc. 2/ Ví dụ về ứng dụng của rơ le điện từ-chuông báo động. + Bộ phận chính gồm 2 miếng kim loại của công tắc K, chuông điện C, nguồn điện P. + Rơ le điện từ có nam châm điện N, miếng thanh sắt non S. - Khi cửa đóng, chuông điện không kêu. - Khi cửa mở, chuông kêu. III/ Vận dụng: C3: C4: IV/Củng cố (5’) Nêu nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của loa điện? Quá trình biến đổi dao động diện thành âm thanh trong loa điện diễn ra như thế nào? Nêu cấu tạo và hoạt động của rơ le điện từ ? V/Dặn dò:(3’) Xem lại nội dung bài học. Đọc phần có thể em chưa biết. Làm BT 26.1-26.4 SBT. Hướng dẫn bài 26.2 Xem trước bài Lực điện từ. Tiết 29 LỰC ĐIỆN TỪ Ngày soạn: 13/12/2007 A/ Mục tiêu: Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ tác dụng của lực điện từ lên đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Vận dụng được quy tắc bàn tay trái biểu diễn lực điện từ tác dụng lên dòng điện thẳng đặt vuông góc với đường sức từ khi biết chiều đường sức từ, chiều dòng điện. B/ Phương pháp: PP nêu vấn đề. C/ Chuẩn bị: GV: cho mỗi nhóm HS: 1 nam châm chữ U, 1 nguồn điện 6V, 1 đoạn dây AB bằng đồng, dây nối. 1 biến trở , 1 công tắc, 1 giá TN, 1 Ampe kế 1 bản phóng to hình 27.2sgk. HS: Bài cũ. D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định: II/ Bài cũ: Nêu quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện? III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề: Nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không? 2/ Triển khai bài: Hoạt động thầy và trò Nội dung HĐ 1 (10’) HS: nghiên cứu sgk nêu dụng cụ cần thiết để làm TN. GV: giao dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu HS làm TN theo nhóm, quan sát hiện tượng trả lời câu C1. GV: Hướng dẫn HS mắc mạch điện theo hình vẽ. HS: Từ TN đã làm, rút ra kết luận: HĐ 2 (15’) GV nêu vấn đề: Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? HS: trao đổi thảo luận, nêu dự đoán, nêu cách tiến hành TN và tiến hành thí nghiệm kiểm tra. HS: trao đổi rút ra kết luận về sự phụ thuộc của chiều lực điện từ: HĐ 3 (7’) GV nêu vấn đề: Làm thế nào để xác định được chiều của lực điện từ khi biết được chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều đường sức từ? HS: Đọc sgk tìm hiểu quy tắc bàn tay trái. HS: kiểm tra chiều lực điện từ trên hình 27.2, đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn AB trong thí nghiệm H27.1. 2HS nhắc lại quy tắc bàn tay trái. HĐ 4 (5’) GV: hướng dẫn HS vận dụng quy tắc bàn tay trái để trả lời C2,C3,C4. + Xác định chiều dòng điện chạy trong dây dẫn khi biết chiều đường sức từ và chiều lực điện từ. + Xác định chiều đường sức từ khi biết chiều dòng điện và chiều lực điện từ. I/ Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện. 1/ Thí nghiệm: 2/ Kết luận: Từ trường tác dụng lên đoạn dây AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó gọi là lực điện từ. II/ Chiều của lực điện từ - Quy tắc bàn tay trái. 1/ Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chiều của lực điện từ phụ thuộc: Chiều dòng điện chạy trong dây dẫn. Chiều của đường sức từ. 2/ Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. III/ Vận dụng: C2: C3: C4: IV/ Củng cố: (5’) Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào? Phát biểu quy tắc bàn tay trái? Nếu đồng thời đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ thì chiều của lực điện từ có thay đổi không? V/ Dặn dò: (4’) Học thuộc phần ghi nhớ, đọc Có thể em chưa biết. BT: 27.1-27.4SBT. HD 27.4 Xem trước bài Động cơ điện 1 chiều. Tiết 30 ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU Ngày soạn: 17/12/2007. A/ Mục tiêu: Mô tả được các bộ phận chính, giải thích được hoạt động của động cơ điện một chiều. Nêu được tác dụng của mỗi bộ phận chính trong động cơ điện. Phát hiện sự biến đổi điện năng thành cơ năng trong hoạt động của động cơ điện B/ Phương pháp: PP nêu vấn đề. C/ Chuẩn bị: GV: Mô hình động cơ điện một chiều, 1 nguồn điện 6V. Hình vẽ 28.2 phóng to. HS: quy tắc bàn tay trái. D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định: II/ Bài cũ:(5’) Phát biểu quy tắc bàn tay trái? BT 27.4 SBT? III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề:(2’) Làm thế nào mà dòng điện có thể làm quay động cơ và vận hành cả 1 đoàn tàu nặng hàng chục tấn? 2/ Triển khai bài: Hoạt động thầy và trò Nội dung HĐ 1 (5’) HS quan sát mô hình động cơ điện một chiều. GV: yêu cầu HS đọc phần 1 sgk, kết hợp quan sát mô hình nêu tên và chỉ ra các bộ phận của ĐCĐ một chiều. GV: vẽ mô hình cấu tạo đơn giản lên bảng. HĐ 2 (5’) HS: đọc thông báo và nêu nguyên tắc hoạt động của động cơ điện một chiều. HS: thực hiện câu C1, vận dung quy tắc bàn tay trái để xác định cặp lực từ tác dụng lên hai cạnh AB,CD của khung dây. GV: Cặp lực vừa vẽ có tác dụng gì đối với khung dây? HS: thực hiện câu C2: nêu dự đoán hiện tượng xảy ra đối với khung dây. GV: yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán. GV: Qua phần I, hãy nhắc lại: Động cơ điện một chiều có các bộ phận chính là gì? Nó hoạt động theo nguyên tắc nào? HS: Trao đổi rút ra kết luận: HĐ 3(7’) GV: treo tranh vẽ phóng to hình 28.2 sgk, yêu cầu HS quan sát hình vẽ để chỉ ra các bộ phận chính của động cơ điện một chiều trong kỹ thuật. Nêu câu hỏi: ? ĐCĐ một chiều trong kỹ thuật, bộ phận tạo ra từ trường có phải là nam châm vĩnh cữu không? Bộ phận quay của ĐCĐ có đơn giản chỉ là một khung dây hay không? HS: trao đổi thảo luận rút ra được kết luận: GV thông báo: Ngoài ĐCĐ một chiều còn có ĐCĐ xoay chiều là loại ĐC thường dùng trong kỹ thuật. HĐ 4 (3’) GV: Khi hoạt động ĐCĐ chuyển hóa dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? HS: trao đổi trả lời HĐ 5 (7’) GV hướng dẫn HS trả lời C5, C6, C7 I/ Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều. 1/ Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều. Khung dây dẫn Nam châm Cổ góp điện. 2/ Hoạt động của động cơ điện một chiều: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường 3/ Kết luận: - Động cơ điện cấu tạo gồm: + Nam châm: Tạo ra từ trường(Stato) + Khung dây dân cho dòng điện chạy qua(Rôto) - Khi đặt khung dây dẫn trong từ trường và cho dòng điện chạy qua thì dưới tác dụng của lực điện từ khung dây sẽ quay. II/ Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật 1/ Cấu tạo của động cơ điên một chiều trong kỹ thuật. Stato: Nam châm điện. Rô to: Cuộn dây. 2/ Kết luận: + Trong ĐCĐ kỹ thuậ, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện. + Bộ phận quay của ĐCĐ không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ bằng các lá thép kỹ thuật ghép lại. III/ Sự biến đổi năng lượng trong ĐCĐ Khi hoạt động ĐCĐ chuyển hóa điện năng thành cơ năng. IV/ Vận dụng C5: C6: C7: IV/ Củng cố: (5’) Nêu cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều? So sánh động cơ điện một chiều trong kỹ thuật với động cơ điện một chiều mô hình? V/ Dặn dò: (3’) Học thuộc phần ghi nhớ. Đọc phần có thể em chưa biết. Làm BT 28.1 - 28.4 SBT. HD bài 28.4. Xem trước bài 29, chuẩnbị BCTH theo mẫu ở sgk. ------------------------------------------------------------------------ Tiết 31 Thực hành: CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU-NGHIỆM LẠI TỪ TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN Ngày soạn: 20/12/2007 A/ Mục tiêu: Chế tạo được 1 đoạn dây thép thành nam châm, biết cách nhận biết 1 vật có phải là một nam châm hay không. Biết dùng kim nam châm để xác định tên từ cực của ống dây có dòng điện và chiều dòng điện chạy trong ống dây. Thái độ cẩn thận, chính xác, khoa học. B/ Phương pháp: HĐ nhóm C/ Chuẩn bị: GV: Cho mỗi nhóm: nguồn điện, 2 đoạn dây dẫn bằng thép và đồng. 1ống dây A khoảng 200 vòng, ống dây B khoảng 300 vòng 2 đoạn dây nolon mảnh. 1 la bàn, 1 công tác, 1 giá TN, 1 bút xạ. D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định: II/ Bài củ: III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề: (1’) Làm thế nào để chế tạo 1 nam châm vĩnh cửu? 2/ Triển khai bài: HĐ 1 (5’) Chuẩn bị thực hành. GV: kiểm tra chuẩn bị BCTH HS: trả lời các câu hỏi trong báo cáo. GV: nêu yêu cầu của tiết thực hành, nhắc nhở thái độ học tập. HS: nhận dụng cụ thực hành theo nhóm. HĐ 2 (15’) Thực hành chế tạo nam châm vĩnh cữu. GV: Yêu cầu 1 HS nêu tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 1 HS: làm việc theo nhóm những nội dung sau: Mắc mạch điện vào ống dây A, tiến hành chế tạo nam châm từ đoạn dây thép và đồng. Thử từ tính để xác định xem đoạn kim loại nào trở thành nam châm. Xác định tên từ cực của nam châm vừa chế tạo. Ghi vào BCTH những kết quả thu được. GV: kiểm tra, theo dỏi HS tiến hành TN, giúp đở những nhóm gặp khó khăn. HĐ 3 (20’) Nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện. GV: yêu cầu 1 HS nêu tóm tắt nhiệm vụ thực hành phần 2. HS: làm việc theo nhóm tiến hành các bước theo trình tự ở sgk. Ghi chép các kết quả của TN vào BCTH. GV: kiểm tra theo dõi giúp đở các nhóm. HĐ 4 (5’) Tổng kết tiết thực hành. HS: hoàn chỉnh và nộp BCTH, thu dọn dụng cụ thực hành. GV: nhận xét đánh giá kết quả, tinh thần thái độ học tập của các nhóm. IV/ Củng cố: V/ Dặn dò: (2’) Học lại quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái. Làm trước các bài tập ở bài 30. Tiết 32 BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI. Ngày soạn: 27/12/2007 A/ Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc năm tay phải để xác định chiều của đường sức từ của ống dây khi biết dòng điện và ngược lại. Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ khi biết 2 trong 3 yếu tố trên. Biết vận dụng kiến thức vào thực tế. B/ Phương pháp: HĐ nhóm. C/ Chuẩn bị: GV: cho mỗi nhóm HS: 1 ống dây, 1 thanh nam châm, 1 sợi dây mảnh, 1 giá TN, nguồn điện, công tắc. HS: Quy tắc nắm tay phải, quy tắc bàn tay trái. D/ Tiến trình lên lớp. I/ Ổn định. II/ Bài củ:(5’) Phát biểu quy tắc nắm tay phải?. Phát biểu quy tắc bàn tay trái?. III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề. 2/ Triển khai bài. Hoạt động thầy và trò Nội dung HĐ 1 (10’) HS: nghiên cứu bài tập, huy động những kiến thức liên quan. GV: yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy tắc nắm tay phải. HS làm việc cá nhân để giải bài tập theo các bước ở sgk. GV: thống nhất kết quả BT. HS: tiến hành TN kiểm tra, ghi chép hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận. HĐ 2 (15’): GV: yêu cầu HS nhắc lại quy tắc bàn tay trái. GV: yêu cầu HS làm BT vào vở, nhắc lại các ký hiệu chiều dòng điện điện. Chỉ định HS lên bảng giải BT. Hướng dẫn HS trao đổi kết quả trên lớp. GV: thống nhất kết quả. HĐ 3 (7’): HS: tiến hành giải theo các bước ở sgk. GV: gọi 1 HS lên bảng giải. HS: nhận xét kết quả. GV: hoàn chỉnh bài giải. HĐ 4 (5’) Rút ra các bước giải bài tập. GV: nêu vấn đề: việc giải bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái gồm những bước nào? HS: trao đổi thảo luận rút ra ý kiến. Bài 1: Thanh nam châm bị đẩy ra. Đổi chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì đầu B của cuộn dây hút cực Nam của nam châm. Qua TN, kết quả trên đúng. Bài 2: a) F N S S N b) c) F F Bài 3: a) B C A D b) khung dây quay ngược chiều kim đồng hồ. c) Khi F, F có chiều ngược lại ta phải đổi chiều dòng điện hoặc đổi chiều từ trường. IV/ Củng cố: V/ Dặn dò: (3’) Xem lại các bài tập đã giải. Làm BT 30.1-30.5 SBT. HD bài 30.5. Xem trước bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Tiết 33 HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ Ngày soạn:30/12/2007 A/ Mục tiêu: Làm được thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện tạo ra dòng điện cảm ứng. Mô tả được cách làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín bằng nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện. Sử dụng đúng hai thuật ngữ mới đó là dòng điện cảm ứng và hiện tượng cảm ứng điện từ. B/ Phương pháp: PP nêu vấn đề, hoạt động nhóm. C/ Chuẩn bị: GV: cho mỗi nhóm học sinh: 1 cuộn dây có gắn đèn led. 1 thanh nam châm có trục quay vuông góc với thanh NC. 1 nam châm điện. HS: đinamô ở xe đạp. D/ Tiến trình lên lớp: I/ Ổn định. II/ Bài cũ: III/ Bài mới: 1/ Đặt vấn đề: (2’) Tại sao khi quay núm đinamô ở xe đạp thì đèn lại sáng? 2/ Triển khai bài. Hoạt động

File đính kèm:

  • docCHUONG II.doc