I. MỤC TIÊU : Phát biểu được các định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ
• Nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC
• Viết được biểu thức của điện tích, cường độ dòng điện, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động
• Giải thích được những bài tập áp dụng công thức về chu kì và tần số của mạch dao động.
II. CHUẨN BỊ (Như sách giáo viên)
• Giáo viên:
- Một vài vỉ linh kiện điện tử trong đó có mạch dao động (nếu có)
- Nếu có thí nghiệm chứng minh riêng cho bài này (một mạch dao động có L và C rất lớn) thì chuẩn bị cho nó hoạt động.
III. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
a) Kiến thức : trình bày được cấu tạo và nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC
Viết công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC Nêu được dao động điện từ là gì?
Nêu được năng lượng điện từ của mạch dao động là gì
b) Kỹ năng : Vận dụng được công thức T=2
13 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 12 - Chương IV: Dao động & Sóng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 36
Tuần : 20
Bài : 20
I. MỤC TIÊU : Phát biểu được các định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ
Nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC
Viết được biểu thức của điện tích, cường độ dòng điện, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động
Giải thích được những bài tập áp dụng công thức về chu kì và tần số của mạch dao động.
II. CHUẨN BỊ (Như sách giáo viên)
Giáo viên:
Một vài vỉ linh kiện điện tử trong đó có mạch dao động (nếu có)
Nếu có thí nghiệm chứng minh riêng cho bài này (một mạch dao động có L và C rất lớn) thì chuẩn bị cho nó hoạt động.
III. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
a) Kiến thức : trình bày được cấu tạo và nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC
Viết công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC Nêu được dao động điện từ là gì?
Nêu được năng lượng điện từ của mạch dao động là gì
b) Kỹ năng : Vận dụng được công thức T=2p
ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Không sử dụng chứng minh về lí thuyết để đưa ra công thức biến thiên của điện tích q=q0cos(wt +j)
Phát biểu định nghĩa về thế nào là dao động điện từ tự do và phát biểu định nghĩa về năng lượng điện từ trong mạch( SGK cũ không phát biểu)
Công thức chu kì riêng của mạch dao động được gọi là công thức Tômxơn
Phần năng lượng điện từ trong mạch dao động chỉ phát biểu định tính mà không sử dụng công thức định lượng
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA hs
TRỢ GIÚP CỦA GV
1/ Mạch dao động:
- Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch kín gọi là mạch dao động
- Nếu điện trở mạch không đáng kể thì mạch là mạch dao động lý tưởng
- Muốn cho mạch hoạt động phải tích điện cho tụ rồi cho phóng điện qua cuộn cảm
Dòng điện 1 chiều có chạy qua tụ điện ?
Muốn cho mạch dao động thì ta phải làm sao ?
Thế nào là mạch dao động ?
So sánh dao động của mạch với dao động cơ ?
So sánh cách làm cho hệ dao động : con lắc lò xo ( con lắc đơn ) với dao động điện ?
Mô tả hiện tượng tự cảm khi dòng điện phóng qua cuộn cảm L ?
Viết biểu thức toán học của q & i
Báo cáo tình hình lớp .
Giới thiệu sơ lượt nội dung chương .
Giới thiệu mạch dao động LC .
Nêu các hỏi vấn đáp .
Hình 31.2
Hoạt động 2 : dao động điện từ tự do trong mạch dao động
2/ Qui luật biến thiên của điện tích trong mạch dao động
- Biểu thức điện tích trên 1 bản tụ và cường độ dòng điện có dạng:
q = q0cos(wt +j )
và
với là tần số góc của dao động
- điện tích trên một bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số và i sớm pha p/2 so với q
3/.Định nghĩa dao động điện từ tự do:
Sự biến thiên điều hòa theo thời gian của cường độ điện trường và cảm ứng từ trong mạch dao động gọi là dao động điện từ tự do
4/ Chu kì –tần số riêng của mạch
( công thức Tôm-sơn )
và
5/ Năng lượng điện từ:Khi mạch hoạt động thì trong mạch có cả năng lượng điện trường lẫn năng lượng từ trường
Tổng năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng từ trường trong cuộn cảm của mạch dao động gọi là năng lượng điện từ
Đọc SGK .
Chứng minh qui luật biến thiên của điện tích là dao động điều hòa ?
Dòng điện
Trả lời thế nào là dao động điện từ tự do ?
Mô tả sự chuyển hóa năng lượng giữa điện năng & từ năng ?
So sánh năng lượng cơ học với năng lượng điện từ trường .
Chú ý các hàm số lượng giác .
Các giá trị cực đại hiệu điện thế & cường độ dòng điện :I0 = q0.
U0 =
Năng lượng từ trường : W =
Năng lượng điện trường :W =
Hãy vẽ đồ thị biểu diễn các hàm số q(t) và i(t) ở các phương trình (31.2') và (31.4) trên cùng một hệ trục.
Hình 31.4b
Nhắc lại 1 số kiến thức về năng lượng điện trường & năng lượng từ trường .
Chú ý đơn vị các đại lượng vật lí
Áp dụng : Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể Trong mạch có ddao động điện từ với giá trị cực đại của hiệu điện thế & của cường độ dòng điện quan hệ bằng biểu thức nào sau đây ?
Hoạt động 3 : Cũng cố - dặn dò :
Mạch dao động gồm một tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn cảm.
Mạch dao động lý tưởng có điện trở bằng không.
Điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian.
Sự biến thiên tuần hoàn của cường độ điện trường và từ cảm trong mạch dao động gọi là dao động điện từ.
Công thức Tôm-xơn về chu kỳ dao động điện từ riêng của mạch:
Năng lượng điện từ của mạch dao động là tổng của năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng từ trường trong cuộn cảm. Nó được bảo toàn.
Bài tập – Câu hỏi trắc nghiệm :
1. Sự biến thiên của dòng điện i trong một mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện?
A. i cùng pha với q B. i ngược pha với q
C. i sớm pha p/2 so với q D. i trễ pha p/2 so với q
2. Nếu tăng số vòng dây của cuộn cảm thì chu kì của dao động điện từ sẽ thay đổi như thế nào?
A. tăng B. giảm C. không đổi D. không đủ cơ sở để trả lời
3. Chọn câu đúng.
Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa
A. điện trường và từ trường B. điện áp và cường độ điện trường
C. điện tích và dòng điệnD. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường
4. Tần số dao động riêng f của một mạch dao động lí tưởng phụ thuộc như thế nào vào điện dung C của tụ điện và độ tự cảm L của cuộn cảm trong mạch?
A. f tỉ lệ thuận với và
B. f tỉ lệ nghịch với và
C. f tỉ lệ thuận với và tỉ lệ nghịch
D. f tỉ lệ nghịch với và tỉ lệ thuận
Tuần : 20
Tiết : 37
Bài : 21
I. MỤC TIÊU
Nêu được định nghĩa về điện từ trường
Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.
Nêu được hai điều khẳng định quan trọng của thuyết điện từ
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: làm lại thí nghiệm cảm ứng điện từ
Học sinh: ôn tập về hiện tượng cảm ứng điện từ
III. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
a) Kiến thức : nêu được điện từ trường là gì?
b) Kỹ năng :
ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ để đi đến luận điểm thứ nhất của thuyết điện từ
- Không sử dụng khái niệm dòng điện dịch để giải thích quan hệ giữa điện trường biến thiên và từ trường
- phân tích quan hệ giữa cường độ dòng điện i với tốc độ biến thiên điện trường trong tụ điện ở mạch dao động LC để đưa đến luận điểm thứ hai của thuyết điện từ
Tiến trình dạy – học :
Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ
1. Sự biến thiên của dòng điện i trong một mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện?
A. i cùng pha với q B. i ngược pha với q
C. i sớm pha p/2 so với q D. i trễ pha p/2 so với q
3. Chọn câu đúng.
Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa
A. điện trường và từ trường B. điện áp và cường độ điện trường
C. điện tích và dòng điệnD. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường
Yêu cầu hs báo cáo tình hình lớp .
Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ .
Gọi hs trả lời .
Giải thích .
Nhận xét của bạn
Nhận xét của gv
Kết luận – cho điểm .
Hoạt động 2 : mối liên hệ giữa điện trường & từ trường
Nội dung
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
1/ Quan hệ từ trường biến thiên và điện trường xoáy
Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy
2/ Quan hệ điện trường biến thiên và từ trường
Nếu tại một nơi có một điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường Đường sức từ bao giờ cũng khép kín
Trường xoáy là trường có đường sức khép kín
3/. Điện từ trường và thuyết điện từ Mắc xoen
Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên liên quan mật thiết nhau và là hai thành phần của một trường thống nhất gọi là điện từ trường
Hình 33.2
Mác-xoen (James Clerk Maxwell 1831-1879) là nhà vật lí người Anh đã xây thuyết điện từ, thống nhất các hiện tượng điện và từ. Ông cũng đề ra thuyết điện từ về ánh sáng.
(33.1).
Mặt khác: q=Cu; u=El và nên ta có thể được một biểu thức khác về i: (33.2).
Hình 33.1
C1. Phát biểu định luật cảm ứng điện từ.
C2. Nêu các đặc điểm của các đường sức của một điện trường tĩnh và so sánh với các đường sức của điện trường xoáy.
C3. Vòng dây dẫn kín có vai trò gì không trong việc tạo ra điện trường xoáy?
Hình 33.3
Hoạt động 3 : cũng cố - dặn dò :
Điện từ trường là trường có hai thành phần là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. Sự biến thiên theo thời gian của điện (hoặc từ) trường tại một nơi gây ra tại đó một từ (hoặc điện) trường xoáy.
Sóng điện từ là điện từ trường đang lan truyền trong không gian.
Sóng điện từ là sóng ngang: , và luôn luôn tạo thành một tam diện vuông góc thuận. Dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn luôn đồng pha với nhau.
Bài tập – câu hỏi trắc nghiệm :
1. Ở đâu xuất hiện điện từ trường
A. xung quanh một điện tích đứng yên
B. xung quanh một dòng điện không đổi
C. xung quanh một ống dây điện
D. xung quanh chỗ có tia lửa điện
2. Hãy chọn câu đúng
Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ
A. có điện trường
B. có từ trường
C. có điện từ trường
D. không có các trường nói trên
3. Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mắc-xoen?
A. tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường
B. mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ truờng
C. mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy
D. mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.
Tuần : 21
Tiết : 38
Bài : 22
I. MỤC TIÊU (Như sách giáo viên)
Nêu được định nghĩa sóng điện từ
Nêu được các đặc điểm của sóng điện từ
Nêu được đặc điểm của sự truyền sóng điện từ trong khí quyển
II. CHUẨN BỊ (Như sách giáo viên)
Giáo viên:
Thí nghiệm Héc về sự phát và thu sóng điện từ (nếu có).
Một máy thu thanh bán dẫn để cho HS quan sát bảng các dải tần trên máy.
Mô hình sóng điện từ (hình 22.1 SGK) của bài này vẽ trên giấy khổ lớn, hoặc ảnh chụp hình đó trên bản trong và máy chiếu qua đầu.
III. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
a) Kiến thức : nêu được sóng điện từ là gì,nêu được các tính chất của sóng điện từ
Nêu được những ứng dụng của sóng vô tuyến điện trong thông tin liên lạc
b) Kỹ năng :
ĐIỂM CẦN LƯU Ý
Không nêu ra cách bức xạ ra sóng điện từ mà chỉ nêu định nghĩa về sóng điện từ một cách khái quát
Phân tích một cách đầy đủ hơn về những đặc điểm của sóng điện từ
Không nêu ra đặc điểm của từng loại sóng vô tuyến mà chuyển thành đăc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
IV. Tiến trình :
Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ
Nội dung
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mắc-xoen?
A. tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường
B. mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ truờng
C. mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy
D. mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.
Trả lời các câu hỏi của GV.
Nhận xét câu trả lời của bạn .
HS phải giải thích sự chọn lựa của mình .
Báo cáo tình hình của lớp .
Nêu câu hỏi
Gọi HS lên bảng
Nhận xét – cho điểm
Hoạt động 2 : sóng điện từ - Đặc điểm
1/ Sóng điện từ là gì?
Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian
2/ Những đặc điểm của sóng điện từ
a) SĐT lan truyền được trong chân khôngTốc độ SĐT trong chân không bằng tốc độ ánh sáng trong chân không c=3.108m/s® ánh sáng là sóng điện từ
b) SĐT là sóng ngang,Véc tơ cường độ điện trường và véc tơ cảm ứng từ luôn vuông góc nhau và vuông góc phương truyền sóng ( tạo thành tam diện thuận )
c) Dao động điện trường và dao động từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha nhau
d) khi gặp mặt phân cách 2 môi trường thì SĐTcũng bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng
e) SĐT mang năng lượng( làm cho các electron trong ăng ten thu bị dao động)
f) SĐT có bước sóng vài mét đến vài kilomet được dùng trong thông tin liên lạc vô tuyến nên gọi là sóng vô tuyến
Sóng vô tuyến chia thành :sóng cực ngắn,sóng ngắn, sóng trung và sóng dài
Đọc SGK trả lời các câu hỏi : giải thích các đặc điểm của sóng điện từ .
Thông tin : sóng trung bình MW,
Sóng ngắn : SW
Sóng cực ngắn : VHF, UHF
Hoạt động 3 : Sự truyền sóng trong khí quyển
3/. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển
- Phân tử không khí hấp thu rất mạnh sóng dài,sóng trung và sóng cực ngắn ( các sóng nầy truyền xa tối đa vài km đến vài chục km)
- Vùng bước sóng ngắn cũng bị không khí hấp thuTuy nhiên ở một số vùng tương đối hẹp(l khoảng16m đến 90m) sóng ngắn hầu như không bị không khí hấp thu
- đặc điểm quan trọng của sóng ngắn là phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất,và mặt nước biển như ánh sáng Nhờ phản xạ liên tiếp ở tầng điện li và mặt đất mà sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất( đến vài chục nghìn km)
Hoạt động 4 : dặn dò – cũng cố :
Điện từ trường là trường có hai thành phần là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. Sự biến thiên theo thời gian của điện (hoặc từ) trường tại một nơi gây ra tại đó một từ (hoặc điện) trường xoáy.
Sóng điện từ là điện từ trường đang lan truyền trong không gian.
Sóng điện từ là sóng ngang: , và luôn luôn tạo thành một tam diện vuông góc thuận. Dao động của điện trường và từ trường trong sóng điện từ luôn luôn đồng pha với nhau.
Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó sẽ phản xạ và khúc xạ.
Sóng vô tuyến là các sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến. Chúng có bước sóng từ vài chục cm đến và km. Các sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li và trên mặt đất.
Anten là bộ phận nằm ở lối ra của máy phát hoặc lối vào của máy thu sóng vô tuyến
Câu hỏi trắc nghiệm :
1. Đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ?
A. mang năng lượng B. là sóng ngang
C. bị nhiễu xạ khi gặp vật cản D. truyền được trong chân không
2. Hãy chọn câu đúng
Sóng ngắn vô tuyến có bước sóng vào cỡ
A. vài nghìn mét B. vài trăm mét
C. vài chục mét D. vài mét
3. 5. Sóng điện từ có bước sóng 21m thuộc loại sóng này dưới đây?
A. sóng dài B. sóng trung
C. sóng ngắn D. sóng cực ngắn
Tuần : 22
Tiết : 23
Bài : 23
I. MỤC TIÊU (Như sách giáo viên)
Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản
Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.
II. CHUẨN BỊ (Như sách giáo viên)
Giáo viên:
Nếu có bộ thí nghiệm chứng minh về máy phát và máy thu đơn giản thì nên chuẩn bị cho chúng hoạt động
Cũng có thể dùng một chiếc điện thoại di động đã hỏng, tháo ra cho HS xem ruốt bên trong. Chuẩn bị chỉ rõ cho HS đâu là khi vực của bộ phận phát sóng, đâu là bộ phận thu sóng. Muốn biết điều này, nên hỏi người sửa chữa máy điện thoại. Chú ý rằng bộ phận phát sóng thì gắn liền với cái micro, còn bộ phận thu sóng thì gắn liền với cái loa. Tất nhiên, đây là một công việc không đơn giản.
III. . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
a) Kiến thức: Nêu được chức năng của từng khối trong sơ đồ khối của máy phát và của máy thu sóng vô tuyến điện đơn giản
b) Kỹ năng :
ĐIỂM CẦN LƯU Ý
- Chỉ xét sóng truyền thanh vô tuyến
- Không trình bày nguyên tắc hoạt động của ăng ten ,một bộ phận quan trọng của máy phát và thu vô tuyến
- Chỉ nêu 4 nguyên tắc cơ bản trong thông tin vô tuyến:
phải dùng sóng cao tần làm sóng mang
phải biến điệu sóng mang (trộn sóng âm tần vào sóng mang cao tần)
ở nơi máy thu phải có bộ tách sóng lấy ra sóng âm tần
khuếch đại âm rồi đưa ra loa
Chỉ nêu ra nguyên tắc cấu tạo máy phát và thu vô tuyến ở dạng sơ đồ khối
IV.Tiến trình dạy – học :
Hoạt động 1 : kiểm tra bài củ
1. Đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ?
A. mang năng lượngB. là sóng ngang
C. bị nhiễu xạ khi gặp vật cản
D. truyền được trong chân không
Báo cáo tình hình lớp .
Nêu câu hỏi – gọi HS lên bảng trả lời & giải thích kết quả .
Nhận xét câu trả lời của bạn
Nhận xét của giáo viên – cho điểm
Giới thiệu bài mới- vào bài
Hoạt động 2 : nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng vô tuyến
1/ Nguyên tắc chung của của việc thông tin liên lạc bằng vô tuyến
Phải dùng sóng cao tần(bước sóng ngắn) Sóng điện từ cao tần làm nhiệm vụ sóng mang
Phải biến điệu sóng mang ở máy phát ( trộn sóng âm tần với sóng mang cao tần)để tải tín hiệu âm
Phải tách sóng ở máy thu( tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang cao tần)
Phải khuếch đại tín hiệu điện âm tần trước khi đưa ra loa Loa sẽ biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số
C1. Hãy giải thích tại sao phải dùng các sóng ngắn?
C2. Hãy nêu tên của các sóng vô tuyến và cho biết khoảng tần số của chúng.
Hình 34.1
Sơ đồ nguyên tắc biến điệu
Nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận C1 , C2
Sóng mang là gì ?
Thế nào là biến điệu một sóng điện từ cao tần ?
Bốn nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến ?
Sóng âm tần có tần số trong khoảng nào ?
Sóng cao tần có tần số trong khoảng nào ?
Tại sao phải biến điệu sóng mang ?
Có mấy cách biến điệu sóng mang ?
ở nơi thu thì có bộ phận nào ?
sự việc xảy ra như thế nào ?
Hoạt động 3 : Sơ đồ khối của máy phát thanh
2/ Sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản
- Một máy phát thanh vô tuyến đơn giản cũng phải gồm ít nhất năm bộ phận cơ bản sau (H 23.2): micro (1); mạch phát sóng điện từ cao tần (2); mạch biến điệu (3); mạch khuếch đại (4) và cuối cùng là anten phát (5).
- Sóng điện từ cao tần mang tín hiệu âm được phát ra từ anten
Sơ đồ khối
C3. Hãy trình bày tác dụng của mỗi bộ phận trong sơ đồ khối của máy phát sóng vô tuyến đơn giản.
Hoạt động 4 : Sơ đồ khối của máy thu thanh
3/ Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản
Một máy thu thanh đơn giản cũng gồm ít nhất năm bộ phận sau (H 23.3): anten thu (1); mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2); mạch tách sóng (3); mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4) và loa (5).
Hình 34.3
C4. Hãy trình bày tác dụng của một bộ phận trong sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản.
Hoạt động 5 : cũng cố - dặn dò
CÂU TRẮC NGHIỆM THEO MỤC TIÊU CƠ BẢN
1. Trong dụng cụ nào dưới đây có cả một máy phát và một máy thu sóng vô tuyền?
A. máy thu thanh B. máy thu hình
C. chiếc điện thoại di động D. cái điều khiển tivi
2. Chọn câu đúng. Trong “máy bắn tốc độ” xe cộ trên đường
A. chỉ có máy phát sóng vô tuyến
B. chỉ có máy thu sóng vô tuyến
C. có cả máy phát và máy thu sóng vô tuyến
D. không có máy phát và máy thu sóng vô tuyến
3. Biến điệu sóng điện từ là gì?
A. là biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ
B. là trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ tần số cao
C. là làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên
D. là tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao
TỔNG KẾT CHƯƠNG V
1. Mạch dao động gồm một tụ điện và một cuộn cảm mắc nối tiếp với nhau. Sự phóng điện của tụ điện qua lại trong mạch tạo ra dao động điện từ trong mạch.
2. Dao động điện từ là sự biến thiên tuần hoàn của cường độ điện trường trong tụ và từ cảm trong cuộn dây.
3. Chu kì dao động điện từ riêng của mạch : .
Tần số dao động riêng .
4. Năng lượng điện từ trong mạch là tổng của năng lượng điện trường trong tụ điện và năng lượng từ trong cuộn cảm. Nếu mạch không có điện trở thì năng lượng điện từ luôn luôn được bảo toàn và bằng năng lượng mà ta cung cấp cho mạch lúc đầu :
5. Nếu mạch dao động có điện trở thì năng lượng điện từ của mạch sẽ giảm dần vì tỏa nhiệt và dao động điện từ sẽ tắt dần. Nếu sau mỗi chu kì, mạch được bù đắp phần năng lượng bị tiêu hao thì trong mạch sẽ có dao động điện từ duy trì.
6. Nếu đặt vào mạch một điện áp cưỡng bức biến thiên tuần hoàn có tần số thì trong mạch có dao động điện từ cưỡng bức có tần số f. Biên độ của dao động điện từ cưỡng bức càng nhỏ nếu hiệu càng lớn.
7. Nếu f=f0 thì có hiện tượng cộng hưởng.
8. Điện từ trường là hệ thống hai trường biến thiên có liên hệ mật thiết với nhau là điện trường và từ trường.
9. Điện từ trường lan truyền dưới dạng sóng điện từ.
10. Anten là thiết bị ở đầu ra của máy phát hoặc ở đầu vào của máy thu sóng điện từ.
11. Trong thông tin liên lạc vô tuyến, người ta phải dùng sóng cao tần.
12. Các bộ phận của máy phát là: micrô, mạch phát dao động điện từ cao tần, mạch biến điệu, mạch khuếch đại và anten.
13. Các bộ phận của máy thu: anten, mạch khuếch đại cao tần, mạch tách sóng, mạch khuếch đại âm tần và loa.
File đính kèm:
- ga 12 c4.doc