I-MỤC TIÊU:
1 . Kiến thức
Quy đinh theo chuẩn :
HS mô tả được sự nở vì nhiệt của chất lỏng, sự nở vì nhiệt của các chất lỏng
Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng .
Mức độ thể hiện cụ thể của CKT:
[Thông hiểu]
• Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (thí nghiệm): Nhúng một bình A đựng đầy nước (ở nhiệt độ thường) được đậy bằng nút cao su có một ống C (hình trụ, hở hai đầu) xuyên qua nút vào một bình B đựng nước, ta thấy:
- Khi bình B đựng nước nóng, mực nước (ở bình A) trong ống C dâng lên. Điều đó chứng tỏ, nước trong bình A nở ra khi nóng lên.
- Khi bình B đựng nước lạnh, mực nước (ở bình A) trong ống C hạ xuống. Điều đó chứng tỏ, nước trong bình A co lại khi lạnh đi.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng - Trường THCS Nam Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 22
Bài 19 : SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
Ngày soạn : 14/1/2014
Ngày dạy : 17/1/2014
I-MỤC TIÊU:
1 . Kiến thức
v Quy đinh theo chuẩn :
HS mô tả được sự nở vì nhiệt của chất lỏng, sự nở vì nhiệt của các chất lỏng
Nhận biết được các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau .
Tìm được ví dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của các chất lỏng .
v Mức độ thể hiện cụ thể của CKT:
[Thông hiểu]
· Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (thí nghiệm): Nhúng một bình A đựng đầy nước (ở nhiệt độ thường) được đậy bằng nút cao su có một ống C (hình trụ, hở hai đầu) xuyên qua nút vào một bình B đựng nước, ta thấy:
- Khi bình B đựng nước nóng, mực nước (ở bình A) trong ống C dâng lên. Điều đó chứng tỏ, nước trong bình A nở ra khi nóng lên.
- Khi bình B đựng nước lạnh, mực nước (ở bình A) trong ống C hạ xuống. Điều đó chứng tỏ, nước trong bình A co lại khi lạnh đi.
Vậy, nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
· Thay nước bằng các chất lỏng khác nhau và làm tương tự thí nghiệm trên ta đều thấy hiện tượng nở vì nhiệt của chúng giống như hiện tượng nở vì nhiệt của nước. Điều đó chứng tỏ, chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
[Nhận biết]
Theo bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC.
Rượu
58 cm3
Dầu hoả
55 cm3
Thuỷ ngân
9 cm3
Ta thấy, các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau..
2Kĩ năng
v Quy đinh theo chuẩn
- Làm được thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng . Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế
3.Trọng tâm:
Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế
4.Thái độ : -Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc, tích cực.
II. CHUẨN BỊ :
1. Đối với giáo viên : Máy chiếu:
Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS :
- Một bình thuỷ tinh có đáy bằng, một ống thủy tinh thẳng có Þ= 4 mm .
- Một nút cao su có đục lỗ, một chậu thủy tinh hoặc nhựa, nước có pha màu .
- Một miếng giấy có vẽ vạch chia và được cắt lỗ ở hai đầu để lồng vào ống thuỷ tinh .
Chuẩn bị cho cả lớp :
- Hai bình thủy tinh giống nhau có nút cao su gắn ống thủy tinh, 1 bình đựng nước pha màu, 1 bình đựng rượu pha màu. Lượng nước và rượu như nhau, màu của nước và màu của rượu khác nhau.
- Một chậu thủy tinh có thể chứa được cả hai bình trên .
2. Đối với học sinh :
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 phích nước nóng, đọc trước nội dung bài 19 SGK, đặc biệt chú ý phần thí nghiệm .
III HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu -Kiểm tra (7 phút)
1. Bài cũ : CH1 : Khi nào chất rắn nở ra và co lại ? Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như thế nào ?
CH2 : Hãy giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có gợn sóng?
2. Giới thiệu bài :
Yêu cầu 2 HS đóng vai An và Bình để thể hiện tình huống trong bài .Để trả lời được câu hỏi này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
-Hs trả lời câu hỏi của GV
2 HS đọc nội dung tình huống trong phần mở bài
HS nhớ lại các kiến thức cơ bản của bài trước để xây dựng kiến thức mới của bài học
- Tạo ra được sự cần thiết phải tìm hiểu bài mới và gây hứng thú cho HS
Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm để xác định sự nở vì nhiệt của chất lỏng .
- GV giới thiệu dụng cụ và hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Nhúng một bình A đựng đầy nước (ở nhiệt độ thường) được đậy bằng nút cao su có một ống C (hình trụ, hở hai đầu) xuyên qua nút vào một bình B đựng nước.
-GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, từ kết quả thí nghiệm trả lời các câu hỏi C1 – C2 .
-GV theo dõi quá trình tiến hành thí nghiệm của HS và trợ giúp khi HS cần .
-Có hiện tượng gì xảy ra khi ta đặt bình thủy tinh( bình A )vào chậu nước nóng (bình B) ? mực nước trong ống thủy tinh C sẽ thay đổi như thế nào ?
Nếu sau đó ta đặt bình cầu vào nước lạnh thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh C ?
-Yêu cầu HS đại diện các nhóm nêu đáp án C1 C2 và HS nhóm khác` nhận xét bổ sung .
-GV nhận xét và chuẩn kiến thức của bài, yêu cầu HS ghi đáp án vào vở .
- Vậy, nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-HS theo dõi để nắm bắt cách tiến hành thí nghiệm .
-HS hoạt động theo nhóm tiến hành thí nghiệm và tìm đáp án C1 – C2 .
-HS hoàn thành thí nghiệm và tìm đáp án C1 – C2 .
-HS đại diện nhóm nêu đáp án C1 – C2 và HS còn lại theo dõi để bổ sung .
- Khi bình B đựng nước nóng, mực nước (ở bình A) trong ống C dâng lên. Điều đó chứng tỏ, nước trong bình A nở ra khi nóng lên.
- Khi bình B đựng nước lạnh, mực nước (ở bình A) trong ống C hạ xuống. Điều đó chứng tỏ, nước trong bình A co lại khi lạnh đi.
-HS theo dõi nhận xét của GV và ghi đáp án vào vở .
· Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng (thí nghiệm): Nhúng một bình A đựng đầy nước (ở nhiệt độ thường) được đậy bằng nút cao su có một ống C (hình trụ, hở hai đầu) xuyên qua nút vào một bình B đựng nước, ta thấy:
- Khi bình B đựng nước nóng, mực nước (ở bình A) trong ống C dâng lên. Điều đó chứng tỏ, nước trong bình A nở ra khi nóng lên.
- Khi bình B đựng nước lạnh, mực nước (ở bình A) trong ống C hạ xuống. Điều đó chứng tỏ, nước trong bình A co lại khi lạnh đi.
Vậy, nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
· Thay nước bằng các chất lỏng khác nhau và làm tương tự thí nghiệm trên ta đều thấy hiện tượng nở vì nhiệt của chúng giống như hiện tượng nở vì nhiệt của nước. Điều đó chứng tỏ, chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
Hoạt động 3 . Tiến hành thí nghiệm xác định sự nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau . ( 10 phút )
-GV giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm . Thay nước bằng các chất lỏng khác nhau và làm tương tự thí nghiệm trên.
-GV tiến hành thí nghiệm và lưu ý HS quan sát để phân biệt sự nở vì nhiệt của các chất lỏng .
Ta thấy sau khi nhiệt độ của chúng tăng lên 50oC thì thể tích của chúng thay đổi như thế nào ?
-Yêu cầu HS nêu đáp án C3 từ thí nghiệm biểu diễn của GV .
-Từ các thí nghiệm đã làm GV yêu cầu HS tìm từ trong khung để hoàn thành C4 ( hoàn thành kết luận ) .
-GV nhận xét và rút ra kết luận .
Gv chốt ý cho HS ghi vở.
GV: Sự nở vì nhiệt của nớc rất đặc biệt. Khi tăng nhiệt độ từ 0 C đến 4 C thì nớc co lại, chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4C trở lên, nớc mới nở ra. Vì vậy, ở 4c nớc có trọng lợng riêng lớn nhất.
ở những sứ lạnh về mùa đông lớp nớc ở 4C nặng nhất, nên chìm xuống đáy hồ. Nhờ đó cá vẫn sống đợc ở đáy hồ, trong khi trên mặt hồ nớc đã đóng băng.
-HS theo dõi .
-HS theo dõi thí nghiệm biễu diễn của GV và từ đó tìm đáp án C3 .
-HS nêu đáp án C3 và HS khác nhận xét .
C3: các chất lỏng khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
-HS làm việc cá nhân tìm từ hoàn thành C4 .
+ C4: (1) tăng, (2) giảm, (3) không giống nhau .
- HS theo dõi và ghi kết luận vào vở .
[Nhận biết]
Theo bảng số liệu độ tăng thể tích của 1 000 cm3 một số chất lỏng khi nhiệt độ tăng lên 50oC.
Rượu
58 cm3
Dầu hoả
55 cm3
Thuỷ ngân
9 cm3
Ta thấy, các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau..
Hoạt động 4 : Củng cố – vận dụng- Dặn dò : ( 3 phút )
-Yêu cầu HS hoạt cá nhân dựa vào kiến thức của bài và kiến thức thực tế hoàn thành C5, C6, C7 SGK .
- GV nhận xét và thông báo đáp án .
- GV hệ thống toàn bộ nội dung bài học bằng cách đặt các câu hỏi cho Hs trả lời
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/61, Hs khác đọc có thể em chưa biết/61 .
- Về nhà làm các bài tập trong SBT .
- Chuẩn bị trước nội dung bài 20 SGK .
- HS hoàn thành và lần lượt nêu đáp án C5, C6,C7 và HS khác nhận xét .
- HS theo dõi và ghi đáp án vào vở .
- HS trả lời các câu hỏi GV nêu .
- HS đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết SGK/61.
_Nghe GV dặn dò về nhà.
HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài tập.
- Dựa vào đặc điểm nóng lên thì nở ra và lạnh thì co lại của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng hay ứng dụng trong thực tế,
IV-PHẦN GHI BẢNG
1. Thí nghiệm :
2. Trả lời câu hỏi :
C1: Mực nước dâng lên, vì nước nóng lên, nở ra.
C2: Mực nước hạ xuống, vì nước lạnh đi, co lại.
C3: các chất lỏng khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
3. Kết luận :
+ C4: (1) tăng, (2) giảm, (3) không giống nhau .
4. Vận dụng :
C5 : Vì khi bị nung nóng, nước trong bình nở ra và tràn ra ngoài.
C6 : Để tránh nút bị bật ra khi chất lỏng trong chai nở ra.
V.RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 22 Bai su no vi nhiet cua chat long 3 cot CKTKN.doc