BÀI 2: ĐO ĐỘ DÀI
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố các mục tiêu ở tiết 1 cụ thể là:
Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo qui tắc đo
- Ứơc lượng chiều dài cần đo.
- Chọn thước đo thích hợp.
- Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo.
- Đặt thước đo đúng.
- Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
- Biết tính giá trị trung bình các kết qủa đo
2. Kĩ năng:
Đo độ dài và thu thập số liệu.
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 2: Đo độ dài (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: ĐO ĐỘ DÀI
(tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố các mục tiêu ở tiết 1 cụ thể là:
Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường theo qui tắc đo
- Ứơc lượng chiều dài cần đo.
- Chọn thước đo thích hợp.
- Xác định GHĐ và ĐCNN của thước đo.
- Đặt thước đo đúng.
- Đặt mắt để nhìn và đọc kết quả đo đúng.
- Biết tính giá trị trung bình các kết qủa đo
2. Kĩ năng:
Đo độ dài và thu thập số liệu.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
II. Chuẩn bị:
Vẽ to minh họa: trường hợp đầu cuối của vật không trùng với vạch chia gần sau một vạch chia.
Giữa hai vạch chia và gần trước vạch chia tiếp theo của thước.
III. Hoạt động học tập của HS:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
Đơn vị đo độ dài hợp pháp ở VN là gì?
Khi dùng thước đo ta cần phải biết GHĐ và ĐCNN. Vậy GHĐ là gì? ĐCNN là gì?
Yêu cầu HS giải bài tạp 1_2.3 & 1_2.4
Hoạt động 1: Thảo luận về cách đo độ dài.
Chia 4 nhóm Hs. Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi:
C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
C2: Em đã chọn dụng cụ nào? Tại sao?
C3: Em đặt thước đo như thế nào?
C4: Em đặt mắt như thế nào để đọc kết quả đo?
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
HS ổn định.
1 HS lên thực hiện kiểm tra bài cũ:a. mét
b. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
ĐCNN của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
1_2.3
ĐCNN:0,5cm;GHĐ:10cm
ĐCNN:0,1cm;GHĐ:10cm
1_2.4,3.A,2.C,1.B
HS trả lời câu C1
C2: Trong hai thước đã cho (thước dây và thước kẻ), chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì chỉ phải đo 1 hoạc 2 lần; chọn thước kẻ để đo chiều dài SGK Vật lí 6, vì thước kẻ có ĐCNN (1mm) nhỏ hơn so với ĐCNN của thước dây (0,5cm), nên kết quả đo chính xác hơn.C3. Đặt thước đo dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
C4: Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng (trùng) với vạch chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
BÀI 2:
ĐO ĐỘ DÀI
(tiếp theo)
I.Cách đo độ dài:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rút ra kết luận:
Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu C6
Ước lượng độ dài cần đo.
Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
c)Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Rút ra kết luận:
Khi đo độ dài cần:
(1) độ dài
(2) GHĐ (3) ĐCNN
(4) dọc theo (5)ngang bằng với
(6) vuông góc
(7) gần nhất
Hoạt động 3: Vận dụng
Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu hỏiC7, C8, C9
Hs thảo luận trả lời C7, C8, C9.
C7. c. đặt thước dọc theochiều dài bút chì, vạch số 0 ngang bằng với một đầu kia của bút chì.
C8.c. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu của vật.
C9.(1) = (2) = (3) =7cm
Hoạt động 4: cũng cố _ hướng dẫn về nhà.
Treo bảng ghi nhớ dạng trắc nghiệm điền từ
Dặn dò HS Về nhà làm bài tập ở SBT.
Xem bài mới bài 3. Đo thể tích chất lỏng.
HS hoàn thành bảng ghi nhớ.
Ghi nhớ:
Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
Đặt thước và mắt nhìn đúng cách.
Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai 2 DO DO DAI TT.doc