BÀI 3: ĐO THỂ TÍCH
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức : Kể được một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng
Biết cách xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp
2/Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng thực hành đo thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo
3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , tỉ mỉ. Tính phối hợp trong hoạt động nhóm
II/ CHUẨN BỊ:
1/Giáo viên : chép bảng phụ : C9
2/Nhóm HS: -Các loại bình chia độ ; 1 ca đong ; ca nước
-Kẽ bảng 3.1 SGK
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, vận dụng thực tiển, phân tích, so sánh làm thí nghiệm, rút ra kết luận.
IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Đơn vị đo độ dài là gì? Dụng cụ đo độ dài là gì ?
Giải bài 1-2.8 SBT
- Hãy nêu các bước đo độ dài của một vật
Giải : 1.2.9
3/Bài mới:
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 3 đến 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày dạy:
Tiết: 03
BÀI 3: ĐO THỂ TÍCH
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức : Kể được một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng
Biết cách xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp
2/Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng thực hành đo thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo
3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận , tỉ mỉ. Tính phối hợp trong hoạt động nhóm
II/ CHUẨN BỊ:
1/Giáo viên : chép bảng phụ : C9
2/Nhóm HS: -Các loại bình chia độ ; 1 ca đong ; ca nước
-Kẽ bảng 3.1 SGK
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, vận dụng thực tiển, phân tích, so sánh làm thí nghiệm, rút ra kết luận.
IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Đơn vị đo độ dài là gì? Dụng cụ đo độ dài là gì ?
Giải bài 1-2.8 SBT
- Hãy nêu các bước đo độ dài của một vật
Giải : 1.2.9
3/Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tình huống học tập:
Làm thế nào để biết chính xác cái ca, cái ấm chứa được bao nhiêu nước ?
HĐ2:Ôn lại đơn vị đo thể tích :
-Đơn vị đo thể tích vật rắn là gì?
-Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng đơn vị nào ?
1l = …………dm3
1ml= …………..cm3 =……………..cc
-Yêu cầu hs làm câu C1
- m3 , dm3 , cm3, mm3..
-lít , ml…
-1l =1dm3
-1ml=1cm3 = 1cc
C1 : 1m3 =1000 dm3
1m3 = 1000000 cm3
1m3 = 1000 l = 1000000 ml
=1000000 cc
I.ĐƠN VỊ ĐO THỂ TÍCH:
Đơn vị đo thể tích là mét khối ( m3 ) và lít ( l )
1l = 1dm3
1ml = 1cm3 = 1cc.
HĐ3: Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích:
-GV cho hs xem H3.1 và trả lời câu C2 , C3.
-Gọi hs trả lời . Lớp nhận xét
-Cho hs xem các loại bình chia độ ; yêu cầu hs đọc GHĐ và ĐCNN của các bình
-Cho hs xem H3.2 và yêu cầu hs trả lời câu C4
-Dụng cụ đo thể tích chất lỏng là gì ?
-Quan sát H3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN
-ca lớn :GHĐ: 1l; ĐCNN :0.5l
-ca nhỏ:GHĐ :0.5,ĐCNN :0.5l
-can : GHĐ : 5l, ĐCNN : 1l
-C4 : Ha:100ml - 2ml
Hb : 250ml – 50ml
H c : 300ml – 50ml
-HS trả lời C5 và ghi vở
II. ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG:
1.Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích:
Để đo thể tích chất lỏng ta có thể dùng bình chia độ; ca đong, bình đong hoặt các chai lọ có ghi sẵn dung tích; bơm tiêm
HĐ4: Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận câu C6 ; C7 ; C8
-Gọi các nhóm báo cáo kết quả Cho lớp nhận xét và thống nhất kết quả
-Yêu cầu mỗi cá nhân hs thực hiện C9
-GV treo bảng phụ C9 ; gọi hs điền từ và sửa bài
-Thảo luận nhóm ( 5 ph )
C6 : thẳng đứng
C7 :nhìn ngang với mực chất lỏng
C8 :a:70cm3;b :50cm3;c:40cm3
-Cá nhân hs hoàn thành C9 (1)thể tích; (2)GHĐ (3)ĐCNN (4)thẳng đứng (5) ngang
(6) gần nhất
-Hs ghi vở
2.Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng:
-Ước lượng thể tích cần đo
-Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp
-Đặt bình chia độ thẳng đứng
-Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng cần đo
- Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất
HĐ5: TH đo thể tích chất lỏng chứa trong bình:
-Nêu mục tiêu và giới thiệu dụng cụ TH
-Y/c Hs nêu phương án làm thí nghiệm
-Y/c Hs trình bày cách tiến hành đo thể tích chất lỏng
-Giao dụng cụ cho các nhóm, theo dõi hướng dẫn hs làm TH
-Giúp đỡ, kiểm tra cách đọc và ghi kết quả vào bảng 3.1 của các nhóm
-Nhận xét hoạt động của các nhóm
-dùng ca đong hoặc bình chia độ
-Hs đọc mục 3b SGK
-Từng nhóm Hs nhận dụng cụ,
tiến hành đo thể tích chất lỏng
-Đọc và ghi kết quả vào bảng 3.1
-Đại diện nhóm trình bày kết quả TH
3. Thực hành: SGK
4/ Củng cố:
-Hãy kể một số dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết?
-Trình bày các bước tiến hành đo thể tích chất lỏng?
5/ Dặn dò:
-Học bài và làm bài tập 3.1 à3.5 SBT.
-Xem và chuẩn bị bài 4: Đo thể tích của vật rắn không thắm nước.
-Mỗi nhóm kẻ sẵn bảng 4.1 SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:
-------------------------------------------------------------------------------
Tuần: 04 Ngày dạy:
Tiết: 04
BÀI 4: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN
KHÔNG THẮM NƯƠC
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức : Biết được rằng để đo thể tích vật rắn không thấm nước có thể dùng bình chia độ và bình tràn .
2/Kỹ năng : Biết sử dụng các dụng cụ đo(bình chia độ và bình tràn)để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bất kì không thấm nước.
3/Thái độ: Tuân thủ các quy tắc đo, trung thực, hợp tác nhóm.
II/ CHUẨN BỊ:
1/Giáo viên : Tranh H4.1, H4.2
2/Nhóm HS: - 1 bình chia độ -1 bình tràn
-1 bình chứa -Vật rắn không thắm nước
-Kẻ bảng 4.1 SGK -Nước
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, vận dụng thực tiển, làm thí nghiệm, phân tích, so sánh rút ra kết luận.
IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Đơn vị đo thể tích là gì ? Nêu các dụng cụ đo thể tích chất lỏng ?
1lít = ? dm3
1ml = ? cm3 = ? cc .
- Hãy nêu các bước tiến hành đo thể tích chất lỏng ?
-Giải bài : 3.2
3/Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tình huống học tập:
-Làm thế nào để tính được chính xác thể tích của hòn sỏi và cái đinh ốc ?
- -Hs suy nghĩ
HĐ2: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước:
-GV giới thiệu: vật cần đo thể tích là hòn đá và được chia thành 2trường hợp: bỏ lọt bình chia độ và không bỏ lọt bình chia độ
-Cho HS quan sát H4.2 , yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm cách đo TT hòn đá dựa theo các câu hỏi :
1.Thể tích nước trong bình là bao nhiêu ?
2 .Thể tích nước và vật là bao nhiêu?
3. Thể tích của vật là bao nhiêu ? Nêu cách tính ?
à Nêu cách đo TT vật rắn không thấm nước bằng BCĐ?
+Hỏi : Nếu vật không bỏ lọt vào BCĐ thì làm thế nào ?
+ Cho HS quan sát H4.3 ,thảo luận và mô tả cách đo TT hòn đá bằng bình tràn ?
à Nêu cách đo TT vật rắn không thấm nước bằng bình tràn?
-Yêu cầu HS làm C3
-Nếu ta không có bình tràn và bình chứa thì làm thế nào ?
-Nếu vật rắn nổi lên mặt nước thì sao?
-Hs chú ý lắng nghe
-Quan sát H4.2
-Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi
150 cm3
200 cm3
200 – 150 = 50 cm3
à Rút ra cách đo , nhận xét
-Dự đoán câu trả lời
-Thảo luận nhóm và mô tả cách đo
à Rút ra cách đo
-Cá nhân Hs hoàn thành C3
(1)Thả chìm (2)Dâng lên (3) Thả (4)Tràn ra .
-HS tự tìm cách trả lời( dùng bát và đĩa để dưới bát )
-Buộc hòn đá vào vật .
Tìm V đá+ vật
àVvật=Vđá+vật – V đá
I.CÁCH ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẮM NƯỚC:
1.Dùng bình chia độ:
Thả chìm vật vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích cuả phần chầt lỏng dâng lên bằng thể tích của vật
2.Dùng bình tràn:
Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích phần chất lỏng tràn ra bình chứa bằng thể tích của vật
HĐ3: Thực hành đo thể tích:
-Y/c Hs nêu dụng cụ và cách tiến hành đo
-Phát dụng cụ cho các nhóm
-Yêu cầu các nhóm đọc GHĐ và ĐCNN của bình chia độ
-Hướng dẫn HS đo thể tích của vật rắn bằng 1 trong 2 cách vừa học và cách ghi kết quả vào bảng báo cáo
-Cho các nhóm đổi vật đo : để kiểm tra kết quả
-Hs đọc mục 3 SGK
-Nhận bình chia độ
-Đọc GHĐ và ĐCNN
-Các nhóm làm thực hành và báo cáo kết quả vào bảng 4.1 SGK theo hướng dẫn của GV
II. TH: ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN:
SGK
HĐ4: Vận dụng :
-Yêu cầu HS trả lời C4
-Hs làm việc cá nhân hoàn thành C4
III. VẬN DỤNG:
C4 : Lau khô bát trước khi sử dụng . Khi nhấc ca ra không làm đổ nước ra bát . Đổ hết nước trong bát vào BCĐ
4/ Củng cố:
-Trình bày các bước tiến hành đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn?
5/ Dặn dò:
-Học bài và làm bài tập 4.1 à4.3 SBT.
-Đọc thêm phần “Có thể em chưa biết”
-Xem và chuẩn bị bài 5: Khối lượng – Đo khối lượng
- Sưu tầm các loại bao bì có ghi khối lượng.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
-----------------------------------------------------------------------
Tuần: 05 Ngày dạy:
Tiết: 05
BÀI 5: KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức : - Biết được số chỉ khối lượng trên túi đựng là gì?
-Biết được dụng cụ và đơn vị đo khối lượng
-Biết được khối lượng của quả cân 1kg
2/Kỹ năng : -Biết sử dụng cân Robecvan
-Đo được khối lượng một vật bằng cân Rôbecvan
-Chỉ ra được GHĐ và ĐCNN, đọc được kết quả đo .
3/Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận ; chính xác trong thực hành
II/ CHUẨN BỊ:
1/Giáo viên : Tranh vẽ to các loại cân
2/Nhóm HS: 1 cân + 1 hộp quả cân Rôbecvan
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, vận dụng thực tiển, phân tích, so sánh rút ra kết luận.
IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Nêu cách đo TT vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ ?
-Giải bài 4.1
-Nêu cách đo TT vật rắn không thấm nước bằng bình tràn?
-Giải bài 4.2
3/Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tình huống học tập:
-Em có biết mình nặng bao nhiêu kilogam không?Làm cách nào mà em biết ?
HĐ2: Khối lượng – đơn vị khối lượng:
-Yêu cầu HS tìm hiểu con số ghi trên túi đựng hàng? Con số đó cho biết gì?
-Y/c Hs thực hiện C2
- Y/c Hs chọn từ thích hợp điền vào chổ trống C3àC6
đá bằng bình tràn ?
-Cho Hs nhận xét sửa chữa và ghi vở
-Cho hs đọc khối lượng trên các bao bì đã sưu tầm
-Cho HS xem H.5.1 .
=>Giới thiệu quả cân 1 kg và y/c Hs cho biết đơn vị đo khối lượng hợp pháp của nước ta là gì?
-Y/c Hs kể thêm các đơn vị khối lượng lớn hơn và nhỏ hơn kg?
1 tấn = ? kg 1tạ=? kg
1 kg = ? g 1g = ?mg
1hg = 1 lạng 1g = ? kg
-Hs hoạt động nhóm C1
397g: cho biết lượng sữa chứa trong hộp
-Hs làm việc cá nhân hoàn thành C2
-Hs làm việc cá nhân hoàn thành C3àC6 và ghi vỡ
(1)500g (2)397g (3)khối lượng (4) lượng
-Hs tìm hiềuý nghĩa con số ghi trên bao bì đã sưu tầm
-Quan sát H . 5.1
Quan sát mẫu vật => Đơn vị đo KL là kg .
-tấn ,tạ, gam, mg…
-Hs làm việc cá nhân
1 tấn = 1000 kg
1 kg = 1000 g
I.KHỐI LƯỢNG – ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG:
1.Khối lượng:
-Mọi vật đều có khối lượng
-Khối lượng sữa trong hộp, khối lượng bột giặt trong túi…chỉ lượng sữa chứa trong hộp, lượng bột giặt chứa trong túi
-Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó
2.Đơn vị khối lượng:
-Đơn vị của khối lượng là kilogam( kg)
1 tấn = 1000 kg ; 1tạ=100 kg
1 kg = 1000 g ;1g = 1000mg
1hg = 1 lạng ; 1g = 0,001 kg
HĐ3: Đo khối lượng:
-Người ta thường dùng dụng cụ nào để đo khối lượng?
-Trong phòng th1 nghiệm người ta thường dùng cân nào để đo khối lượng?
-Cho HS xem cân Robecvan và hộp quả cân
-Gọi 1 HS lên chỉ ra các bộ phận của cân à Gv giới thiệu
-Gọi 1 HS đọc GHĐ và ĐCNN của cân .
-Yêu cầu các nhóm nghiên cứu cách dùng cân Rôbecvan và thảo luận C9
-Gọi cá nhân Hs trả lời, nhận xét
-Yêu cầu các nhóm thực hành đo KL của quả nặng
-Gv theo dõi điều chỉnh hoạt động của các nhóm và hướng dẫn Hs gh kết quả đo
-GV treo tranh , giới thiệu các loại cân
-Dùng cân
-Cân Rôbecvan
-Hs quan sát cân Robecvan thật và ở H5.2SGK
-Hs trả lời
-GHĐ: tổng khối lượng của các quả cân
-ĐCNN: khối lượng của quả cân nhỏ nhất
-Thảo luận và hoàn thành C 9
(1)Điều chỉnh số 0
(2)Vật đem cân (3)Quả cân
(4)Thăng bằng (5)Đúng giữa
(6)Quả cân (7)Vật
-Các nhóm thực hành đo KL quả nặng và ghi kết quả đo, hoàn thành C10
-Quan sát tranh và nêu tên các loại cân đó , hoàn thành C11
II. ĐO KHỐI LƯỢNG:
1.Người ta dùng cân để đo khối lượng
2.Cách dùng cân Rôbecvan để cân một vật:
( học C9/SGK)
3.Các loại cân: cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế…
HĐ4: Vận dụng :
-Yêu cầu HS trả lời C12
-Yêu cầu HS trả lời C13
-Hs làm việc theo nhóm hoàn thành C12
-Hs làm việc cá nhân hoàn thành C13
III. VẬN DỤNG:
C13 : Xe có khối lượng trên 5tấn không được đ qua cầu
4/ Củng cố:
-Trên vỏ túi gạo có ghi 5kg.Cho biết ý nghĩa con số đó?
-Hãy kể một số laọi cân mà em biết?
5/ Dặn dò:
-Học bài và làm bài tập 5.1 à5.4 SBT.
-Đọc thêm phần “Có thể em chưa biết”
-Xem và chuẩn bị bài 6: Lực – Hai lực cân bằng
V. RÚT KINH NGHIỆM:
---------------------------------------------------------
Tuần: 06 Ngày dạy:
Tiết: 06
BÀI 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
I/ MỤC TIÊU:
1/Kiến thức : -Nêu được các thí dụ về lực đẩy , lực kéo...khi vật này tác dụng vào vật khác
-Chỉ ra được phương và chiều của lực .
-Nêu được thí dụ về 2 lực cân bằng ,chỉ ra được 2 lực cân bằng
2/Kỹ năng : Sử dụng đúng các thuật ngữ : Lực đẩy , lực kéo, phương ,chiều , lực cân bằng .Biết cách lắp ráp các bộ phận thí nghiệm
3/Thái độ: Nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng rút ra kết luận. Rèn luyện tính phối hợp trong họat động nhóm .
II/ CHUẨN BỊ:
*Nhóm HS: - 1 Xe con - 1 quả nặng sắt
- 1 Lò xo lá tròn - 1 nam châm
- 1 giá đỡ - 1 lò xo xoắn
III/ PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, vận dụng thực tiển, phân tích, so sánh rút ra kết luận.
IV/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/Ổn định tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Trên vỏ hộp bánh có ghi 300 g . Số đó cho biết gì ?
-Giải bài 5.1; 5. 2
- Nêu đơn vị và dụng cụ đo khối lượng ?
-Giải bài 5.3
3/Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ1: Tình huống học tập:
Nhìn tranh vẽ SGK em hãy cho biết trong 2 người ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo? Tại sao gọi là lực đẩy, lực kéo?
-HS quan sát tranh vẽ và suy nghĩ
HĐ2: Hình thành khái niệm lực :
-Y/c Hs quan sát H6.1; H6.2; H6.3 và nêu dụng cụ cần để làm thí nghiệm
-Giao dụng cụ và hướng dẫn các nhóm lắp ráp TN
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm
-Gv theo dõi, giúp đỡ các nhóm
-Y/c Hs thảo luận và trả lời C1; C2 ; C3
-Yêu cầu cá nhân HS làm câu C4
à rút ra kết luận về khái niệm lực
-Y/c Hs lấy ví dụ về lực
-Quan sát , nêu tên các dụng cụ TN
-Các nhóm nhận dụng cụ và lắp ráp thí nghiệm
-Các nhóm làm thí nghiệm , nhận xét các lực tác dụng của lò xo lá tròn, lò xo xoắn, nam châm
-Đại diện các nhóm nhận xét kết quả TN và hoàn thành C1; C2 ; C3
C1: lò xo đẩy xe , xe ép lò xo lại .
C2 : lò xo kéo xe lại , xe kéo lò xo dãn ra .
C3 : Nam châm hút sắt .
-Cá nhân HS hoàn thành C4
(1) lực đẩy ( 2)lực ép
(3) lực kéo (4)lực kéo ( 5)lực hút
à rút ra kết luận và ghi vở
-Hs tìm VD:viên bi lăn trong cátà lực cản
I.LỰC:
Thí nghiệm: SGK
2.Kết luận:
- Tác dụng đẩy ( kéo …..) của vật này lên vật khác gọi là lực
HĐ3: Nhận xét về phương và chiều của lực:
-GV giới thiệu: Để biểu diễn lực người ta dùng mũi tên có: Điểm đặt - Phương - Chiều
-Y/c Hs làm lại TN H.6.1; H6.2 nhận xét về phương và chiều của lực tác dụng lên xe lăn trong 2 trường hợp?
à rút ra kết luận : mỗi lực đều phải có mấy yếu tố nào?
-Y/c Hs trả lời C5
-Thu thập thông tin
-Làm TN, nhận xét về phương và chiều của lực tác dụng lên xe lăn
H6.1:phương nằm ngang, chiều phải sang trái
H6.2:phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải
-Hs rút ra kết luận và ghi vở
-Cá nhân Hs hoàn thành C5
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC:
Mỗi lực có phương và chiều xác định
HĐ4: Nghiên cứu 2 lực cân bằng:
-Y/c HS quan sát H6.4 SGK và trả lời C6; C7
-Gọi HS lên vẽ lực kéo của hai đội, hương dẫn Hs trả lời C7
-Cho HS điền từ C8
à+Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào 1 vật mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực đó như thế nào ?
+Hai lực cân bằng có đặc điểm gì?
-Nếu không thỏa 1 trong các điều kiện trên thì 2 lực còn cân bằng không ? Cho thí dụ
-Y/c Hs rút ra kết luận về 2 lực cân bằng
- Quan sát H6.4 và dự đoán
trả lời C6
-Hs làm việc cá nhân hoàn thành C8
(1) Cân bằng ( 2)Đứng yên (3) Chiều (4)Phương ( 5)Chiều
-2 lực cân bằng
- Cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều
-Không còn là 2 lực cân bằng
Hs cho VD
- HS lập lại các kết luận về 2 lực cân bằng và ghi vở
III. HAI LỰC CÂN BẰNG:
-Nếu chỉ có 2 lực tác dụng vào cùng 1 vật mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực đó là 2 lực cân bằng
-Hai lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau có cùng phương nhưng ngược chiều
HĐ5: Vận dụng:
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ
-Yêu cầu HS giải C 9 ; C10
-Đọc phần ghi nhớ
-Hs làm việc cá nhân hoàn thành C9, C10
III. VẬN DỤNG:
C 9 : a/ Lực đẩy
b/ Lực kéo
4/ Củng cố:
-Hãy nêu khái niệm về lực? Cho VD và chỉ ra phương ,chiều của lực.
-Thế nào là 2 lực cân bằng? Cho VD.
5/ Dặn dò:
-Học bài và làm bài tập 6.1 à 6.4 SBT
-Đọc thêm phần”Có thể em chưa biết”
-Xem và chuẩn bị bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Bai 3-4-5.doc