BÀI 6 - LỰC VÀ HAI LỰC CÂN BẰNG
A. Mục tiêu.
- Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo. và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
- Nêu được thí dụ và hai lực cân bằng.
- Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm.
- Sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.
B. Chuẩn bị.
- Xe lăn, lò xo lá tròn, lò xo mềm dài 10cm, thanh nam châm thẳng.
- Một giá có kẹp để giữ các lò xo và để treo quả gia trọng.
C. Tiến trình bài học.
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
- Người ta xác định khối lượng của vật bằng dụng cụ gì?
- Trình bày cách sử dụng cân Rôbécvan ?
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3761 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 bài 6: Lực và hai lực cân bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 26 – 09 – 2009
Tiết 06
BÀI 6 - LỰC VÀ HAI LỰC CÂN BẰNG
A. Mục tiêu.
- Nêu được các thí dụ về lực đẩy, lực kéo... và chỉ ra được phương và chiều của các lực đó.
- Nêu được thí dụ và hai lực cân bằng.
- Nêu được các nhận xét sau khi quan sát các thí nghiệm.
- Sử dụng được đúng các thuật ngữ: lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng.
B. Chuẩn bị.
- Xe lăn, lò xo lá tròn, lò xo mềm dài 10cm, thanh nam châm thẳng.
- Một giá có kẹp để giữ các lò xo và để treo quả gia trọng.
C. Tiến trình bài học.
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
- Người ta xác định khối lượng của vật bằng dụng cụ gì?
- Trình bày cách sử dụng cân Rôbécvan ?
Bài mới
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Trong hình vẽ 17: ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo?
Học sinh quan sát trả lời câu hỏi.
Hình 17
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm
I. LỰC
1. Thí nghiệm:
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Chú ý làm sao cho học sinh thấy được sự kéo, đẩy, hút... của lực.
C1: Có nhận xét gì về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta đẩy cho xe ép lò xo lại?
C2: Có nhận xét gì về tác dụng của lò xo lá tròn lên xe và của xe lên lò xo lá tròn khi ta kéo cho lò xo giãn ra?
Hình 20
C3: Nhận xét gì về tác dụng của nam châm lên quả nặng?
Hình 18
C1. Lò xo lá tròn đẩy chiếc xe và chiếc xe ép lò xo khi đẩy xe cho xe ép lò xo.
C2. Lò xo sẽ kéo xe và xe cũng kéo lò xo.
C3. Đưa từ từ một cực nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt.
Ta thấy nam châm sẽ hút quả nặng
Tổ chức cho học sinh điền từ vào chỗ trống và hợp thức hóa các kết luận rút ra trước toàn lớp (câu hỏi C4).
Lò xo tác dụng vào xe lực gì?
Lực gì đã tác dụng vào lò xo?
Lực gì tác dụng lên quả nặng?
C4. a) Lò xo lá tròn bị ép tác dụng vào xe lăn một lực đẩy. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực ép làm cho lò xo lá tròn bị méo đi.
b) Lò xo bị dãn ra đã tác dụng lên xe lăn một lực kéo. Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một lực kéo làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một lực hút.
Chú ý cho học sinh tập sử dụng đúng thuật ngữ trong khi phát biểu xây dựng bài học.
2. Rút ra kết luận:
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia.
Hoạt động 3: Nhận xét về phương
chiều của lực.
Yêu cầu học sinh lặp lại các thí nghiệm ở hình 18 và 19 để giới thiệu về phương và chiều của lực tác dụng.
II. PHƯƠNG VÀ CHIỀU CỦA LỰC
- Lực do lò xo lá tròn ở hình 18 tác dụng lên xe có phương song song với mặt bàn (nằm ngang) và có chiều đẩy ra (từ trái sang phải)
- Lực do lò xo ở hình 19 tác dụng lên xe có phương dọc theo xe và hướng từ trái sang phải (từ xe lăn đến cọc).
Từ đó có thể khẳng định:
Sau đó yêu cầu học sinh tự trả lời câu C5.
Giáo viên nhận xét
Vậy, mỗi lực có phương và chiều xác định.
C5. Hai lực tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây, có chiểu ngược nhau
Hoạt động 4: Nghiên cứu hai lực cân bằng.
III. HAI LỰC CÂN BẰNG
Hãy quan sát hình 21, đoán xem sợi dây sẽ chuyển động như thế nào khi đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nếu hai đội mạnh ngang nhau?
Hình 21
- Khi đội bên trái mạnh hơn thì sợi dây sẽ chuyển động sang bên trái.
- Khi đội bên trái yếu hơn thì sợi dây sẽ chuyển động sang bên phải.
- Nó sẽ đứng yên khi hai đội mạnh ngang nhau.
C7: Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây?
C7. Hai lực đều có phương song song với mặt đất nhưng chiều của chúng ngược nhau.
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ thích hợp điền vào chổ trống.
C8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a. Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì sao?
b. Các lực tác dụng của các đội có phương và chiều như thế nào?
c. Thế nào là hai lực cân bằng?
C8. a. Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng vào sợi dây hai lực cân bằng. Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ đứng yên.
b. Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có chiều hướng về bên trái.
c. Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
Hoạt động 5: Vận dụng.
IV. VẬN DỤNG
Giáo viên hướng dẫn hai câu hỏi C9 và C10.
Học sinh suy nghĩ trả lời
Giáo viên giải thích hai lực cân bằng trong vd lực căng dây
C9. a. Gió tác dụng vào buồm một lực đẩy.
b. Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.
C10. Có thể ví dụ như lực căng dây, trò chơi kéo tay...
Củng cố - Dặn dò:
Lực là gì?
Thế nào là hai lực cân bằng
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng. Hia lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều.
D. Dặn dò:
- Học bài củ.
- Làm bài tập về nhà ở sách bài tập.
File đính kèm:
- bai 6 Luc Hai luc can bang .doc